Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ Hạ Thuần Thanh

[MINH HUỆ 22-07-2013]

Ngày 20 tháng 07 năm 2013, các học viên ở Melbourne, Australia đã tổ chức diễu hành và kháng nghị, đánh dấu 14 năm bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc của chế độ Cộng sản Trung Quốc. Chế độ này đã phát động một chiến dịch tiêu diệt môn tu luyện ôn hòa này một cách tàn bạo vào tháng 07 năm 1999, bỏ tù hàng chục nghìn học viên và thực hiện chương trình tuyên truyền rộng rãi nhằm phỉ báng và vu khống môn tập. Sự đàn áp hèn hạ này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Bất chấp trời mưa và thời tiết lạnh chỉ 5°C (41°F), những người tham gia diễu hành và kháng nghị đã kiên trì tìm cách nâng cao nhận thức của công chúng về cuộc bức hại và nhận được sự ủng hộ của công chúng. Nhiều người qua đường đã dừng lại để theo dõi sự kiện và ký thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt bức hại.

Cuộc đại diễu hành

Ban nhạc Đoàn nhạc Tian Guo, gồm các thành viên là học viên Pháp Luân Công, dẫn đầu đoàn diễu hành đi vào trung tâm Melbourne. Theo sau là các học viên mang biểu ngữ lên án tội ác của chế độ Trung Quốc.

Các học viên diễu hành ở Melbourne, Australia, kêu gọi chấm dứt bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Các quan chức và các nhà hoạt động xã hội tham gia kháng nghị

Trong cuộc kháng nghị có một tiết mục âm nhạc với tựa đề “Đến vì các bạn”, nói về thiện tâm của các học viên trong bức hại, và những bài phát biểu của các quan chức cao cấp Australia.

Ông Luke Donnellan, nghị sỹ thuộc Công Đảng của Hội đồng lập pháp bang Victoria; Ông Peter Westmore, Chủ tịch Hội đồng công dân quốc gia; Ông Gerard Flood, Phó chủ tịch Đảng Lao động Dân chủ; Ông Nguyễn Kiệt, Chủ tịch kiêm phó tổng biên tập Thời báo Thiên An Môn và Chủ tịch trường Dân chủ Trung Quốc ở Australia; Ông Phiền Huệ Trường, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Australia là những người phát biểu tại cuộc kháng nghị. Nghị sỹ của Melbourne, Adam Bandt đã gửi thư ủng hộ tới sự kiện.

Khách qua đường theo dõi cuộc kháng nghị ở trung tâm Melbourne

Khách qua đường ký tên phản đối bức hại

Ủy viên Hội đồng lập pháp Victoria: “Các bạn đã làm rất tốt!”

Ông Luke Donnellan, nghị sỹ Công đảng thuộc Hội đồng lập pháp Victoria, ca ngợi nỗ lực của các học viên trong việc giảng chân tướng để phản đối cuộc bức hại một cách ôn hòa và khuyến khích họ tiếp tục thực hiện.

“Các bạn đang làm rất tốt,” ông kết luận.

Ông Luke Donnellan, Nghị sỹ Công đảng của Hội đồng lập pháp Victoria, phát biểu tại cuộc kháng nghị.

“Tôi hiểu rõ về cách thức vận hành của chế độ Cộng sản,” Ông Donnellan nói trong bài diễn văn. “Nó đã cướp đi phẩm giá của con người, và nhạo báng những người thực sự tin vào điều gì đó. Và đó là tất cả những gì  Pháp Luân Công có. Pháp Luân Công tin vào tín ngưỡng, tin vào thiền định, tin vào việc đối xử tốt với người khác, và coi đó như mục đích sống hàng đầu. Và dĩ nhiên, nó đối lập với chủ nghĩa Cộng sản, nó hoàn toàn không phù hợp dưới chế độ Cộng sản.”

Ông ấy còn nói: “Tôi hiểu rằng đã có những nghiên cứu rộng về tội ác mổ cướp nội tạng, giết hại những người khác ở Trung Quốc do chính phủ và các nhà hoạt động nhân quyền Canada thực hiện.”

Chủ tịch hội đồng công dân quốc gia: Chúng ta phải “yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại kinh hoàng này”

Ông Peter Westmore, Chủ tịch Hội đồng công dân quốc gia, bày tỏ sự ngưỡng mộ các học viên Pháp Luân Công vì sự kiên định của họ. Ông ấy cũng tham gia đoàn diễu hành để biểu thị sự ủng hộ.

Ông Peter Westmore, Chủ tịch Hội đồng công dân quốc gia, phát biểu tại cuộc kháng nghị

“Trung Quốc là một đất nước có nền văn minh hàng nghìn năm. Tôi đã có dịp đến Trung Quốc vài ngày và thấy người Trung Quốc rất lịch sự, thân thiện, chăm chỉ, chăm lo cho gia đình, và cực kỳ quan tâm đến những gì đang diễn ra ở những nơi khác trên thế giới,” Ông Westmore phát biểu trong bài diễn văn.

Ông tiếp tục: “Tuy nhiên chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp tục đối xử tệ hại với người Trung Quốc, bức hại những người khuyến khích kêu gọi tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tôn trọng nhân quyền. Các tổ chức phi chính phủ phương Tây như Nhân Quyền Không Biên giới và Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Watch) cũng như các tờ báo Đại Kỷ Nguyên và kênh truyền hình Tân Đường Nhân, đã liên tục cung cấp những tư liệu về lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc.”

“Để lý giải được đầy đủ sự lạm dụng quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi đề nghị các bạn tiếp nhận một tài liệu phơi bày chi tiết về đảng, có tên là Cửu Bình, đã có sẵn trên mạng.”

Ông Westmore chỉ ra rằng Trung Quốc đã ký và thông qua công ước quốc tế về nhân quyền.

Ông tiếp tục nói: “Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công đã gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế và không còn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Bằng chứng của việc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, một môn tu luyện thiền định ôn hòa, đã rất rõ.”

“Công bằng mà nói, rõ ràng là các học viên Pháp Luân Công trong tù, đã bị đối xử tàn bạo nhất, bao gồm bị giam giữ vô thời hạn mà không qua xét xử, bị đưa đến trại lao động cưỡng bức, và nhạy cảm hơn cả, là bị xử án –  không phải là vì tội ác mà họ bị cáo buộc đã thực hiện – mà đơn giản chỉ là để bị cướp đi nội tạng, như thận, gan, giác mạc, tim và phổi.”

“Thực tế kinh hoàng của việc mổ cướp nội tạng lần đầu tiên được dẫn chứng trong các tư liệu của hai luật sư nhân quyền Canada, David Kilgour và David Matas, đã được công bố trong cuốn ‘Thu hoạch Đẫm máu.’”

“Điều thú vị là chế độ Trung Quốc đã phản ứng trước những báo cáo này bằng cách đưa ra luật mới kiên quyết bảo vệ quyền của người hiến tạng. Nhưng cho đến khi có một lời giải thích thỏa đáng cho sự biến mất hoàn toàn của hàng nghìn học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và đưa ra xét xử những người có trách nhiệm, luật pháp không có giá trị bằng tờ giấy viết nên nó. Thậm chí còn tồi tệ hơn, chúng có thể được dùng với mục đích che đậy cho việc tiếp tục bắt bớ, bỏ tù và giết các học viên Pháp Luân Công, vốn vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.”

“Chúng ta, những người không mang dòng máu hay văn hóa Trung Quốc, phải có trách nhiệm đứng bên người anh em Trung Quốc, yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại kinh hoàng này.”

Phó chủ tịch Đảng Lao động Dân chủ: “Cảm ơn các bạn vì đã làm đẹp cho Melbourne”

Ông Gerard Flood, Phó chủ tịch Đảng Lao động Dân chủ, nói: “Các thành viên Đảng Lao động Dân chủ gửi lời chào nồng ấm và nguồn an ủi động viên đến các bạn… Thế giới hiện đang chứng kiến tội ác kéo dài 14 năm kinh hoàng nhất, man rợ nhất, nó đã dùng sức mạnh của đồng tiền để nuôi dưỡng những kẻ tà ác đang điều hành một tổ chức tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Tổ chức đó là Đảng Cộng Sản Trung Quốc.”

“David Kilgour, một tác giả hàng đầu về vấn đề tội ác chống lại loài người của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã nói vào tháng Tư: ‘Pháp Luân Công là một nhóm người ôn hòa, vô tội, bị đàn áp bởi đảng Cộng sản. Mổ cướp tạng trên quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công với mục đích lợi nhuận là có thật. Toàn thể chính phủ Trung Quốc dính líu đến hệ thống ghép tạng bất hợp pháp này.’ Tôi gọi hệ thống cấy ghép đó là đánh cắp và cướp tạng.”

Ngài Gerard Flood, phó Chủ tịch Đảng Lao động Dân chủ, phát biểu tại cuộc kháng nghị

Ông tiếp tục: “Chúng tôi chúc mừng Nghị viện Australia vì đã nghiêm cấm việc đào tạo các bác sỹ Trung Quốc với chuyên môn là cấy ghép trong y học. Tuy nhiên chúng tôi tiếc cho sự thất bại của chính phủ Australia trong việc điều tra tội ác chống lại nhân loại như tra tấn, giết người và cưỡng bức mổ cắp tạng, vốn thực sự là ăn cướp.”

“Từ ‘vô lương tâm’ có nghĩa là không có nguyên tắc đạo đức, không trung thực, và không công bằng. Chúng tôi tiếc cho thái độ vô lương tâm của các cơ quan truyền thông Australia và các phóng viên thời sự vì đã phớt lờ sự kiện có tầm quan trọng nhất là mổ cắp tạng, giết người, và các bằng chứng tra tấn.”

“Tôi muốn ca ngợi các nhà tổ chức và các học viên vì sự kiên định và lòng trung thành của các bạn. Tôi ca ngợi đoàn diễu hành của các bạn ngày hôm nay. Dáng vẻ của các bạn thật đẹp, vô cùng thanh lịch. Trang phục, biểu ngữ và âm nhạc tuyệt đẹp của các bạn là bằng chứng của vẻ đẹp trong tâm hồn. Cảm ơn tất cả các bạn vì đã làm đẹp cho Melbourne. Cảm ơn vì đã vinh danh Melbourne qua cuộc diễu hành đẹp đẽ ngày hôm nay.”

“Chúng tôi kêu gọi người dân Australia, đặc biệt là các quan chức chính phủ, cùng hành động để giúp đỡ những người Trung Quốc, đứng lên chống lại cuộc bức hại những người trung thực, đặc biệt là những nhóm nạn nhân thiểu số như Pháp Luân Công.”

Phó tổng biên tập thời báo Thiên An Môn: “Ủng hộ tự do tín ngưỡng là cần thiết”

Ông Nguyễn Kiệt, Chủ tịch kiêm phó tổng biên tập thời báo Thiên An Môn, phát biểu trong bài diễn văn: “Kể từ khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công năm 1999, tôi đã đứng bên cạnh và ủng hộ các học viên Pháp Luân Công. Tôi không hề hối tiếc và sẽ tiếp tục làm như vậy, bởi vì ủng hộ cuộc biểu tình của các học viên Pháp Luân Công là rất ý nghĩa không chỉ đối với các học viên mà còn với tất cả người dân Trung Quốc.”

Ông Nguyễn Kiệt, Chủ tịch kiêm phó tổng biên tập thời báo Thiên An Môn, phát biểu trong cuộc kháng nghị

Ông còn nói thêm: “Để giữ gìn giá trị đạo đức Trung Quốc, điều quan trọng là ủng hộ tự do tín ngưỡng, như niềm tin vào Chân – Thiện – Nhẫn. Đây là một vấn đề cấp bách. Các học viên Pháp Luân Công theo đuổi tự do tín ngưỡng không phải chỉ cho môn tu luyện của họ, mà còn cho các giá trị đạo đức và sự hồi sinh của người Trung Quốc.”

Công chúng lên án nạn mổ cướp tạng sống

Trong những năm gần đây, tội ác mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống của chế độ Cộng sản Trung Quốc đã được tiết lộ cho công chúng Australia, cũng như toàn thế giới.

Ông Phiền, Chủ tịch Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp Australia, nhớ lại: “Chỉ trong vài tháng, các học viên Pháp Luân Công đã thu thập được hơn 100.000 chữ ký và đệ trình lên Nghị viện New South Wales. Chiến dịch thu thập chữ ký đã kêu gọi việc đưa ra luật mới nhằm hạn chế người dân Australia dính líu vào việc cấy ghép tạng bất hợp pháp. Trong số đó, có 20.000 chữ ký được thu thập ở một quảng trường thành phố.”

Ông Phiền bày tỏ hy vọng công chúng Australia sẽ tiếp tục ủng hộ Pháp Luân Công và lên án tội ác chống lại nhân loại của Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/22/冬雨中的坚持-墨尔本游行集会感动世人(图)-277028.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/28/141270.html

Đăng ngày 08-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share