Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 23-06-3013] Công an và nhân viên bảo vệ tại các trại lao động cưỡng bức trên khắp tỉnh Hà Nam đã ngụy tạo bằng chứng về cái chết của các học viên Pháp Luân Công trong khi bị giam. Thi thể của những học viên đã qua đời bị đưa đến các bệnh viện, nơi mà các bác sỹ thực hiện những thủ tục để cố “hồi sinh” họ – dù biết rằng đã quá muộn. Một vài học viên đã qua đời nhiều giờ và một số thì đã được cả ngày.
Công an đã tìm cách có được các hồ sơ bệnh án để đưa cho gia đình các nạn nhân và tránh bị điều tra hình sự. Họ cố gắng thuyết phục các gia đình rằng người thân của họ đã được nỗ lực cứu sống.
Dưới đây là một số ví dụ về mưu toan xấu xa của chính quyền nhằm che đậy tội ác của họ:
Ông Lý Kiện, một luật sư ở huyện Chính Dương, đã chết vào năm 2002 sau nhiều tháng bị tra tấn, cấm ngủ, và lao động khổ sai tại Trại lao động cưỡng bức Hứa Xương. Lúc 1 giờ sáng ngày 26 tháng 04 năm 2002, ông gặp vấn đề về hô hấp và qua đời hai giờ sau đó. Các lính canh đã đưa thi thể của ông đến một bệnh viện vào lúc 5 giờ sáng. Họ đã ra lệnh cho bệnh viện thực hiện những quy trình cấp cứu theo tiêu chuẩn, để ngụy tạo bằng chứng rằng ông Lý đã chết tại bệnh viện.
Bà Tôn Sĩ Mai ở thành phố Hạng Thành đã bị tra tấn đến chết tại Trại lao động cưỡng bức nữ Thập Bát Lý Hà vào ngày 23 tháng 05 năm 2003. Những kẻ tra tấn đã dùng một áo khoác dài để làm trật khớp vai, bẻ gãy cổ tay và xương ống của bà và gây nên một cơn đau khủng khiếp. Các lính canh đã đưa thi thể của bà đến một bệnh viện gần đó. Họ ra lệnh cho bệnh viện tiêm cho bà một mũi và đưa ra tuyên bố rằng “bệnh nhân” đã chết vì một cơn bệnh tại bệnh viện. Trái ngược với mong muốn của gia đình, trại lao động đã hỏa thiêu thi thể bà mà không thực hiện khám nghiệm tử thi.
Bà Trương Chuẩn Lệ ở huyện Thiểm bị bắt giữ vào ngày 08 tháng 01 năm 2006, và bị đánh đập đến chết trong quá trình công an thẩm vấn. Công an đã ném thi thể bà từ tầng bốn của tòa nhà công an huyện xuống đất. Sau đó họ đưa thi thể của bà đến bệnh viện để “hồi sức,” nói với bệnh viện rằng bà đã tự tử.
Bà Triệu Đình Vân đã bị thẩm vấn tại một trại giam thuộc thành phố Tân Hương vào ngày 14 tháng 01 năm 2006. Bà được phát hiện đã chết vào ngày 15 tháng 01 năm 2006. Một tù nhân thấy bà Triệu bị đưa trở lại phòng giam sau khi bị thẩm vấn vào ngày 14 tháng 01. Tù nhân đã gọi cho các lính canh sau khi phát hiện bà Triệu đã chết, nhưng không có ai đến. Lúc đó chưa đến 2 giờ sáng. Các lính canh đã đưa thi thể bà Triệu đến bệnh viện vào khoảng 6 giờ sáng. Người nhân viên trực ca tại bệnh viện hỏi: “Bà ấy đã chết bao lâu rồi? Tại sao các người lại mang một tử thi đến bệnh viện?”
Ông Cổ Tuấn Hỷ ở huyện Phù Câu đã bị biệt giam tại một trại giam huyện vào ngày 28 tháng 08 năm 2006. Trong vòng 24 giờ, bốn tù nhân đã đánh ông đến chết theo lệnh của công an.
Công an đã đưa thi thể ông Cổ đến một bệnh viện huyện vào ngày 30 tháng 08 năm 2006 để tạo bằng chứng rằng ông Cổ chết tại bệnh viện. Nhân viên trực ca đã hỏi công an tại sao lại đem một tử thi đến bệnh viện. Cuối cùng bệnh viện đã từ chối nhận thi thể ông Cổ.
Công an đã để thi thể của ông tại hành lang bệnh viện. Khi gia đình ông Cổ đến vào buổi chiều, họ được bảo rằng ông đã chết do bị đột quỵ. Gia đình đã hỏi công an rằng cái chết của ông Cổ có đúng là do bị đột quỵ không sau khi nhìn thấy thi thể bị ngược đãi của ông. Công an đã hỏa thiêu thi thể ông Cổ mà không xét nghiệm tử thi.
Bất chấp những mưu toan xấu xa của chính quyền nhằm che giấu tội ác ghê tởm của họ, bằng chứng của việc công an che giấu sẽ được đưa ra ánh sáng và dùng để truy tố trong tương lai.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/23/“抢救”背后的罪恶-275719.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/12/141022.html
Đăng ngày 06-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.