Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

Tên: Tăng Hải Kỳ (曾海其)
Giới tính: Nam
Tuổi: 42
Địa chỉ: Thị trấn Hoằng Hạ, huyện Chu Châu, thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam
Nghề nghiệp: Thợ chính ở xưởng máy móc
Ngày mất: 26 tháng 04 năm 2013
Ngày bị bắt gần nhất: 05 tháng 05 năm 2010
Nơi bị giam gần đây nhất: Nhà tù Tân Thị (津市监狱)
Thành phố: Chu Châu
Tỉnh: Hồ Nam
Hình thức bức hại: Sốc điện, cấm ngủ, kết án phi pháp, đánh đập, treo lên, bỏ tù, tra tấn, kìm hãm thể xác.

[MINH HUỆ 29-04-2013] Ông Tăng Hải Kỳ là một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ông bị kết án phi pháp do tập luyện Pháp Luân Công và đã qua đời trong nhà tù vào năm 2013.

Gia đình ông đã nhận được điện thoại từ Nhà tù Tân Thị vào ngày 25 tháng 04 năm 2013 vì ông đang hấp hối do bị hỏng thận và xơ gan. Gia đình ông lúc đó rất bối rối, bởi ông từng có một sức khỏe tốt từ lúc ông bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công. Thậm chí ông Tăng còn gửi thư cho gia đình từ nhà tù vào đầu năm 2013 để nói ông vẫn khỏe. Gia đình ông Tăng đã vội đến nhà tù vào hôm sau, nhưng ông đã qua đời. Ông Tăng qua đời ở tuổi 42 vào ngày 26 tháng 04 năm 2013.

Ông Tăng Hải Kỳ

Khi gia đình trông thấy thi thể ông, họ phát hiện thấy có nhiều thương tích ở trên người ông. Toàn thân ông bị phù thũng. Có nhiều vết thâm tím ở phần trên cơ thể. Có vết máu ở cơ quan sinh dục và mông. Gia đình ông lúc đó cảm thấy bị tổn thương: “Chắc hẳn ông Tăng đã chết một cách đau đớn nhất.” Gia đình ông đã yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện, nhưng nhà tù cứ nhất định khám xét thi thể ông Tăng trong 20 ngày đầu. Thời gian 20 ngày có thể gây khó khăn về tài chính cho gia đình ông Tăng, vốn có tài chính hạn hẹp. Gia đình ông suy đoán rằng nhà tù biết chi phí ăn ở trong thời gian dài có thể khiến người nhà ông Tăng bỏ cuộc.

Ông Tăng là lao động chính của gia đình. Ông từng có một sức khỏe tốt từ khi ông tu luyện Pháp Luân Công. Cha mẹ ông đã 70 tuổi. Cô con gái 16 tuổi của ông thì đang học cấp ba. Cái chết của ông Tăng đã gây tổn thất đến gia đình ông.

Một người tốt bụng bị bức hại vì niềm tin của mình

Ông Tăng sống ở thị trấn Hoằng Hạ, huyện Chu Châu, thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam. Ông là một người rất đáng tin. Ngoài ra ông còn là một người ưa nhìn và có tầm vóc trung bình. Ông Tăng là người ít nói nhưng đáng tin. Trong lúc làm việc tại xưởng máy, ông phụ trách kỹ thuật chính của xưởng. Nhà xưởng trả tiền cho công nhân dựa theo số lượng thành phẩm. Khối lượng sản phẩm thì cũng khác nhau. Khi có nhiều đơn đặt hàng, vật liệu thì chồng chất không có đủ người làm, ông Tăng thường nói: “Chúng ta nên giúp ông chủ hoàn thành các đơn hàng.” Ông thường làm việc quá giờ một mình. Thêm nữa, ông được nhiều đồng nghiệp và ông chủ kính trọng. Ông còn được hàng xóm biết đến là một người rất tốt.

Bị bắt vào năm 2000

Ông Tăng Hải Kỳ từng bị kết án bảy năm tù vào năm 2000 do tu luyện Pháp Luân Công, dù theo Điều 36, Hiến pháp Trung Quốc đã quy định công dân nước Trung Quốc có quyền tự do tín ngưỡng. Họ đã tra tấn ông trong tù vì ông cự tuyệt từ bỏ Pháp Luân Công. Ông gần như đã bị mất cảm giác ở bàn tay phải do bị treo lên trong thời gian dài.

Sau khi được thả vào năm 2007, ông Tăng đã đến Thẩm Quyến tìm việc để tránh sự bức hại từ Phòng 610 tại quê nhà. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã tìm thấy ông ở Thẩm Quyến sau ba tháng. Ông bị buộc phải trở về nhà. Họ sắp xếp cho ông làm việc tại một xưởng máy tại xã Tiên Tỉnh, huyện Chu Châu. Họ cũng ra lệnh cho ông phải trình báo bất cứ lúc nào họ triệu tập.

Bị bắt lại vào năm 2010

Ông Tăng đoàn tụ với gia đình được hai năm trước khi ông bị bắt lại vào năm 2010.

Khi ông đi ra ngoài giảng chân tướng về Pháp Luân Công ở xã Tiên Tỉnh, công an tuần tra đã bắt giữ ông. Họ bỏ qua quy định theo Điều 35, Hiến pháp Trung Quốc rằng công dân có quyền tự do ngôn luận. Ông Tăng đã bị kết án sáu năm tù chỉ vì ông nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công.

Nhà tù đã tra tấn ông tàn bạo nhằm bắt ông từ bỏ Pháp Luân Công. Theo một học viên Pháp Luân Công chưa rõ tên cũng bị giam tại Nhà tù Tân Thị, ông Tăng từng bị cấm ngủ trong cả tuần. Một tù nhân có tên là Hoàng Chính Giao từng thấy người ở nhà tù trói hai tay ông Tăng ra đằng sau để tra tấn ông.

Bị bỏ đói và tra tấn trong lần bắt giam đầu tiên

Khi ông Tăng bị kết án bảy năm ở Nhà tù Xích Sơn vào năm 2000, trong 45 ngày đầu tiên, họ chỉ cho ông ăn nửa bát cơm mỗi bữa và 30 ngày tiếp theo chỉ có một phần ba cái bánh bao mỗi bữa.

Ngày 05 tháng 05 năm 2003, Tư Vĩ, Đội phó đội lính canh, đã chỉ đạo một đội lính canh đến đấm và đá ông Tăng. Họ liên tục dùng dùi cui điện để sốc điện ông. Vào ngày 20 tháng 05 năm 2003, Tư Vĩ lại tiếp tục ra lệnh cho người đến đánh ông Tăng. Tiếp đó họ lột quần áo của ông và trói ông bằng dây gai dầu mỏng để khiến mạch máu của ông bị phình ra. Sau đó họ liên tục dùng dùi cui điện để chích điện ông. Da ông Tăng bị đốt đến mức có thể ngửi thấy mùi thịt cháy ở trong phòng. Họ liên tục tấn công ông bằng dùi cui điện trong hơn một tiếng.

Giữa tháng 06 năm 2003, một lính canh tù có tên là Hà Dũng đã treo ông Tăng lên một bức tường gạch đỏ, đối diện với hướng Tây. Nhiệt độ của bức tường đã vượt quá 50ºC. Hai chân và tay của ông bị sưng tấy và sau đó bị mưng mủ. Họ đã tra tấn ông Tăng dã man trong ba năm ở nhà tù nhằm bắt ông từ bỏ Pháp Luân Công.

Leo thang tra tấn ở đội tập huấn nghiêm quản

Trương Ái Niên, trưởng phòng quản lý nhà tù, đã quyết định chuyển ông Tăng sang Đội tập huấn nghiêm quản vào tháng 02 năm 2004 vì họ thất bại trong việc bắt ông từ bỏ Pháp Luân Công trong năm 2003. Trương tuyên bố sẽ làm cho ông Tăng ước được chết. Vào ngày 01 tháng 03 năm 2004, Tư Vĩ đã ra lệnh cho lính canh và tù nhân tra tấn ông Tăng vì ông không ngồi xổm và đếm theo lệnh. Họ kéo hai chân của ông sang hai bên đến khi nó thành một đường thẳng. Sau đó họ bắt ông quỳ gối trong nhiều giờ. Tra tấn này khiến ông chịu đau đớn khôn tả.

Miêu tả lại tra tấn: Treo lên

Tăng Hiến Bảo, Đội trưởng Đội tập huấn nghiêm quản, đã treo ông Tăng theo nhiều tư thế 18 tiếng một ngày, khiến ông rất đau đớn. Thậm chí Tăng Hiến Bảo còn còng tay ông ra đằng sau và treo ông lên khung cửa sổ trong vài ngày. Tiếp đó ông ta còn trói hai chân ông Tăng vào một cái ghế cao để tạo thêm sức nặng lên còng tay của ông Tăng. Tra tấn này gây đau đớn rất khủng khiếp.

Sau đó vài ngày ông ta lại còng hai tay ông Tăng ra đằng sau, vòng dây thừng vào còng tay, rồi sau đó treo ông lên một cái cây lớn, sau đó ông ta bỏ đi, mỗi lần như vậy diễn ra trong nhiều giờ. Có lần đội trưởng Tăng Hiến Bảo đã treo ông Tăng như thế trong cả ngày.

Đặng Nghênh Phong, một quản giáo trong Đội tập huấn nghiêm quản, đã bắt tù nhân tra tấn ông Tăng bằng nhiều thiết bị khác nhau, khiến ông chịu nhiều chấn thương và đau đớn nhưng lại không để lại vết tích trên cơ thể ông.

Tư Vĩ còn có lần mắng Tăng Hiến Bảo và Đặng Nghênh Phong vì không tra tấn ông Tăng đủ mức. Sau ba tháng, Tư Vĩ vẫn giữ ông Tăng lại trong khi ông ta thả hết các học viên Pháp Luân Công khác về các phòng giam thường. Tư Vĩ còn ra lệnh cho tám tù nhân tra tấn ông Tăng bằng nhiều thiết bị khác nhau trong cả ngày.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/4/29/两次遭冤狱-曾海其被湖南津市监狱迫害致死-272643.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/5/6/139241.html

Đăng ngày 24-06-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share