Bài của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 28-06-2013] Gần đây tôi nhận ra rằng khi học Pháp, chúng ta nên đọc với một tâm thái tĩnh lặng. Sự thăng tiến tầng thứ và thể ngộ về hàm nghĩa thâm sâu của Đại Pháp sẽ tự triển hiện khi chúng ta không có truy cầu hay mong muốn nào cả. Chúng ta nên học Pháp với tâm kính ngưỡng giống như đang nghe Sư phụ giảng Pháp.

Cách đây không lâu, tôi có nghe một vài đồng tu nói rằng họ đang học Pháp rất chăm chỉ và “tìm kiếm những hàm ý khác nhau từ một câu trong Pháp”. Ý tưởng ở đây là vì chúng ta không thể hiểu được hết nội hàm trong Pháp, chúng ta có thể tìm thấy những ý nghĩa ẩn sâu trong từng câu chữ bằng việc đọc Pháp và suy luận xem ý nghĩa của câu chữ đó là gì.

Tôi cũng đã thử cách này. Nó giúp tôi tập trung hơn khi học Pháp, nhưng tôi cảm thấy cách này giống như cách mà người thường học lý luận. Khi đọc, tôi đã cố gắng tìm kiếm những nội hàm khác nhau trong Pháp. Qua một vài ngày suy ngẫm, cuối cùng tôi kết luận rằng cách học Pháp này là không phù hợp.

Thể ngộ hiện tại của tôi là, học Pháp chỉ là một phần của tu luyện. Chúng ta còn phải hành xử trong giao tiếp với người khác theo các nguyên lý mà chúng ta ngộ được từ trong Pháp. Chúng ta phải tìm thấy những chấp trước của mình và loại bỏ chúng qua các khảo nghiệm. Khi đạt đến một tầng thứ nhất định, học Pháp sẽ chỉ đạo chúng ta tu luyện lên tầng tiếp theo. Nếu tu luyện của chúng ta chưa đạt đến tầng thứ mà Pháp yêu cầu, những chỉ đạo của tầng tiếp theo sẽ không xuất hiện.

Khi tôi học Pháp với tâm truy cầu những hàm nghĩa khác nhau trong cùng một câu chữ, tôi luôn thấy rằng những hiểu biết của mình trong Pháp là đúng đắn. Những ý tưởng xuất hiện trong đầu tôi là: “Thể ngộ của mình thật tốt, Sư phụ đã nói về vấn đề này rất nhiều lần rồi.” Khi suy nghĩ như vậy, một cách không tự biết tôi chỉ nhìn vào những phần trong Pháp mà phù hợp với hiểu biết của tôi. Đó là một một thiếu sót rất lớn. Tôi đã cố tìm kiếm hiểu biết hạn hẹp của mình trong nội hàm vô biên của Đại Pháp. Khi đọc Pháp, tôi lại tăng cường ý niệm rằng hiểu biết của tôi là đúng và thâm sâu hơn người khác. Do đó chấp trước vào bản thân của tôi lại phình to lên.

Rất nhiều học viên Đại Pháp khi đạt đến một tầng thứ nhất định, họ không dừng lại ở đó. Họ tiến một mạch đến tầng thứ tiếp theo trong sự an bài của Sư phụ. Nếu có người hỏi họ nói về thể ngộ tại tầng thứ đó, họ không biết nói thế nào bởi vì họ đang thăng tiến không ngừng và đột phá không ngừng.

Còn với những học viên mà thích suy nghĩ mãi về một đoạn Pháp, họ có nhiều thể ngộ tại tầng thứ của họ. Có một số học viên xuất phát từ hảo tâm, nhưng lại mắc tâm muốn giúp các đồng tu khác thông qua thể ngộ của mình. Mặc dù họ cũng khuyên người khác học Pháp nhiều hơn, thực tế là họ quảng bá thể ngộ của mình. Có học viên còn thấy rất ấn tượng về những thể ngộ này và bắt đầu ngưỡng mộ họ, làm cho họ có thể bị kìm hãm trong tâm thái dương dương tự đắc. Dần dần, họ sẽ phát triển tâm thái cực đoan và mất đi sự khiêm tốn. Họ bị kẹt lại trong tầng thứ đó hoặc là bị rớt xuống.

Về việc cần có tâm thái như thế nào khi học Pháp, tôi cho rằng chúng ta chỉ đơn giản là đọc Pháp với tâm thái bình lặng, bỏ qua một bên tất cả những gì chúng ta đã ngộ được – những thứ đó chỉ giống như một giọt nước trong biển cả. Nếu chúng ta ngộ ra được điều gì đó thì cũng tốt, nếu không chúng ta vẫn đang đồng hóa với Pháp. Tôi cho rằng chỉ đơn giản là vậy.

Còn về việc giúp đỡ đồng tu khác, thì nên khuyên họ học Pháp nhiều hơn, hành xử theo Pháp, và chia sẻ kinh nghiệm làm tốt ba việc. Đây là cách trợ giúp đồng tu và hình thành một chỉnh thể. Nhiều học viên chúng ta dù biết các Pháp lý nhưng vẫn hành xử theo tâm lý của người thường khi xảy ra mâu thuẫn.

Khi chia sẻ qua mạng internet, nhiều học viên không nói về việc cứu người hay là làm ba việc mà Sư phụ yêu cầu. Thay vào đó, họ tỏ ra rất sốt sắng giúp những người mà có vẻ như đang bị tụt lại đằng sau. Nhiều học viên dẫn đầu nói rất nhiều và còn tán dương lẫn nhau. Một nhóm các học viên khác đi theo và nghĩ rằng họ thu được nhiều lợi ích.

Người học viên dẫn đầu sẽ dẫn những học viên đi theo đến tầng thứ tu luyện của cá nhân anh ta. Những người đi theo nuôi dưỡng tâm thái quá khích của người dẫn đầu. Khi anh ta bước sang cực đoan, người dẫn đầu này bắt đầu chia sẻ về những điều độc đáo đặc biệt như là ý niệm của anh ta có thể cứu người. Những lời nói ra toàn là lời của bản thân mà không hề phù hợp với Pháp. Tuy nhiên những người đi theo không thể nhìn ra được, họ thấy rằng mọi điều người dẫn đầu nói đều có lý, thậm chí còn tìm kiếm trong Pháp những luận điểm để minh chứng cho quan điểm của người dẫn đầu. Học viên dẫn đầu phải chịu trách nhiệm cho việc dẫn những học viên khác đi lệch đường.

Tất nhiên đây không phải chỉ là vấn đề của người dẫn đầu. Những học viên đi theo cũng có trách nhiệm. Chúng ta đều là Vương của các đại khung thiên thể trong tương lai. Chúng ta không thể chỉ mong muốn là một chúng sinh trong thế giới của người khác được. Cách chúng ta tu luyện phải là cách mà một vị Thần hành xử theo Đại Pháp.

Để giúp đỡ các đồng tu, những học viên dẫn đầu này thường trực xuất hiện trên mạng Internet, khiến cho việc cứu người không khởi được tác dụng, điều này quả thực không đáng! Thêm vào đó, việc học Pháp của họ thường xuyên bị gián đoạn bởi câu hỏi của các học viên khác. Sự thăng tiến của họ cũng bị ảnh hưởng. Những người đi theo cũng không nghĩ xem họ sẽ can nhiễu đến tu luyện của người dẫn đầu như thế nào. Với người tu luyện, tình cảm người thường không thể dùng để thay thế lí trí tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/5/6/从学法的心态想到的-272944.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/28/140713.html

Đăng ngày 23-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share