Bài viết của một học viên ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm
[MINH HUỆ 02-06-2013] Năm ngoái đột nhiên tôi phát sinh trạng thái nghiệp bệnh, và thực sự cảm thấy tôi đang ở bờ vực của cái chết. Tôi có cảm giác dai dẳng là cựu thế lực đang nắm được thiếu sót căn bản của tôi và sẵn sàng đến bắt tôi bất cứ lúc nào. Tôi đã cố gắng vượt qua được khổ nạn này, nhưng vẫn không hiểu tại sao nó lại xảy ra với mình.
Sau khi đọc bài “Diễn giảng loạn Pháp” của Ban biên tập Minh Huệ, tôi đã bị sốc và đã tỉnh ngộ. Tôi lập tức nhận ra rằng khoảng bảy năm trước mình đã mắc lỗi nghiêm trọng khi tổ chức những buổi chia sẻ như đã đề cập trong bài viết và sau đó đã gây ra tổn thất to lớn cho các đồng tu.
Tôi muốn chia sẻ bài học đắt giá này với mọi người để cảnh báo các đồng tu. Tôi hi vọng rằng chúng ta có thể trân quý cơ hội Sư phụ đã cấp cho chúng ta và bước đi tốt trên chặng đường cuối cùng.
Tôi đã tổ chức các buổi diễn giảng ở Trường Xuân
Ngày 05 tháng 03, 2002, sau khi một nhóm học viên Pháp Luân Công chèn vào hệ thống truyền hình cáp ở Trường Xuân để phát sóng chương trình giảng chân tướng, cảnh sát ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã bắt đầu một chiến dịch bắt giữ quy mô lớn và tấn công hầu hết những điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng lớn. Vì thế chúng tôi đã nỗ lực để xây dựng các điểm sản xuất quy mô nhỏ, vận hành tại nhà. Đến mùa thu 2004, chúng tôi hài lòng khi thấy những điểm sản xuất tài liệu như vậy nở rộ khắp nơi ở Trường Xuân, và nhận ra rằng cũng đã tới lúc nên có những nhóm học Pháp nhỏ ở mọi nơi trong thành phố. Để đạt được điều này, chúng tôi cần chia sẻ với nhau tầm quan trọng của nhóm học Pháp.
Khoảng thời gian đó chúng tôi đã đọc một bài viết đăng trên Minh Huệ nói về các học viên ở tỉnh Hắc Long Giang đã đề cao như một chỉnh thể, và chúng tôi đã rất xúc động. Cũng khi đó, một vài học viên ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm đã cùng ba học viên ở Hắc Long Giang đến thăm chúng tôi. Ba học viên này đã kể ngắn gọn cho chúng tôi rằng họ đã phối hợp cùng nhau như thế nào, và cho chúng tôi xem sơ đồ tổ chức những điều phối viên.
Một tuần sau, các học viên thành phố Cát Lâm đã mời chúng tôi tới thăm họ và dự một buổi “chia sẻ kinh nghiệm điều phối viên.” Khi năm người chúng tôi, các điều phối viên ở Trường Xuân, đến đó, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy ba người học viên Hắc Long Giang mà chúng tôi đã gặp cũng ở đó.
Gần 40 điều phối viên từ Cát Lâm, Trường Xuân và Hắc Long Giang tập trung tại một nhà hàng để họp mặt. Không lâu sau, tranh cãi nổ ra. Các điều phối viên Trường Xuân cảm thấy rằng điều này gây bất lợi cho sự an toàn, và thúc giục mọi người hủy cuộc gặp. Đêm hôm đó, năm điều phối viên Trường Xuân chúng tôi đã đưa ba học viên Hắc Long Giang về Trường Xuân để tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm. Họ đã kể cho chúng tôi nghe cách họ tổ chức các điều phối viên để thực hiện các hạng mục chứng thực Pháp, nhưng chúng tôi không cảm thấy rằng cấu trúc tổ chức của họ phù hợp với Trường Xuân. Chúng tôi nhắc nhở nhau dĩ Pháp vi sư, căn cứ theo tình huống của chúng tôi và chiểu theo yêu cầu của Pháp để tự bước đi con đường của mình ở Trường Xuân.
Sau khi ba học viên Hắc Long Giang chia sẻ với chúng tôi một vài lần vào năm 2004, một vài điều phối viên Trường Xuân có ý kiến khác nhau về việc có nên tiếp tục những buổi chia sẻ như thế không. Vì chúng tôi đã không thể đi đến thống nhất, chúng tôi đã dừng hoạt động này lại. Không may, trong chúng tôi đã hình thành sự ngăn cách, và sự chia rẽ đã kéo dài bảy năm cho đến khi bài viết của Ban biên tập Minh Huệ được đăng.
Vào tháng 05, 2005, điều phối viên Vương Vệ Đông và tôi lại bắt đầu nghĩ đến các học viên Hắc Long Giang và có ý tưởng để họ chia sẻ với toàn bộ thành phố Trường Xuân. Chúng tôi đã mời học viên X đến, và trong vòng hơn hai tháng chúng tôi đã tổ chức khoảng 20 buổi “pháp hội.” Mỗi buổi chúng tôi sẽ mời ít nhất hai điều phối viên Trường Xuân đến để nắm bắt nội dung của buổi ”pháp hội.”
Buổi “pháp hội” có nhiều hình thức khác nhau. Đôi khi các điều phối viên địa phương chủ trì, khán giả sẽ hỏi và họ trả lời. Đôi khi chúng tôi để mọi người chia sẻ với nhau. Tuy nhiên, hầu như là học viên X sẽ kể về cách các học viên tại Hắc Long Giang tổ chức việc thực hiện các hạng mục như thế nào. Đôi khi, anh ấy còn cho chạy các đoạn băng về cách họ đã tổ chức sinh nhật Sư phụ như thế nào. Chúng tôi không đồng tình về các hoạt động rầm rộ như thế vì chúng tôi cảm thấy chúng không an toàn một chút nào.
Chúng tôi được mời tham dự một buổi “pháp hội” vào tháng 08, 2005 do Lý Hồng Khuê, trạm trưởng trạm phụ đạo Hắc Long Giang tổ chức. Khoảng 30-40 điều phối viên từ tỉnh Hắc Long Giang, thành phố Trường Xuân và thành phố Cát Lâm đã tham dự.
Sau buổi gặp, một vài điều phối viên Trường Xuân chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi đã đạt được mục tiêu kêu gọi mọi người tham gia học Pháp nhóm, và vì thế nên dừng những buổi “pháp hội” này ngay lập tức. Nếu tiếp tục sẽ làm cho môi trường tu luyện không ổn định và không an toàn. Chúng tôi đã lịch sự mời học viên X quay lại Hắc Long Giang và tiếp tục con đường tu luyện của anh ta.
Nhưng chúng tôi đã không nhìn ra những tổn thất tiềm tàng.
Những buổi “pháp hội” gây ra tổn thất to lớn
Một số lượng lớn học viên tại Hắc Long Giang đã bị bắt vào ngày 23 tháng 09, 2005 khi đang tham dự một buổi “pháp hội.” Trong số nạn nhân có hai trong ba học viên Hắc Long Giang đã gặp chúng tôi vào năm 2004, gồm cả học viên X. Học viên X đã bị kết án, và người học viên còn lại sau đó bị tra tấn đến chết. Lý Hồng Khuê đã thoát được nhưng cũng bị bắt sau đó. Ông ấy đã qua đời vào năm 2012.
Cảnh sát Trường Xuân đã tấn công một nhóm học Pháp địa phương vào ngày 28 tháng 10, 2005 và bắt giữ tất cả mọi người, trong đó có một bà mẹ và con trai, cả hai đã bị tra tấn đến chết trong vòng hai tuần sau đó. Một điều phối viên tham gia tổ chức các buổi “pháp hội” năm 2005 cũng bị đưa đến trại lao động.
Đồng tu Vương Vệ Đông đã qua đời vì nghiệp bệnh vào ngày 05 tháng 11, 2006.
Một điều phối viên khác, La Thục Xuân, đã qua đời vào ngày 13 tháng 12, 2006, trong khi đang bị cảnh sát truy bắt. Tôi không thể tha thứ cho chính mình vì tôi đã quên không cảnh báo cô ấy về sự quấy nhiễu gần đây của cảnh sát, sau khi một đồng tu khác cảnh báo tôi vào đêm trước đó.
Bất chấp những cuộc bắt bớ, Vương Ngọc Hoàn vẫn tổ chức những buổi ”pháp hội” ở Trường Xuân, và chỉ làm cho thiệt hại ngày càng nặng nề thêm.
Hơn 50 học viên đã bị bắt ngày 09 tháng 05, 2005 khi đang tham dự những buổi như vậy. Học viên G (một điều phối viên cho những buổi ”pháp hội” năm 2005) đã đến để ngăn các buổi diễn giảng lại, nhưng anh ta đã bị bắt, bị quay phim và kết án.
Ngày 22 tháng 04, 2008, học viên G bị bắt khi đang giảng chân tướng. Cảnh sát đã theo anh ta đến một nhóm học Pháp và bắt bốn học viên. Triệu và Bạch đã bị đưa đến trại lao động, còn học viên G và Nhạc bị kết án tù.
Hướng nội tìm nguyên nhân dẫn đến bức hại
Quay đầu nhìn lại, chúng tôi đã làm tốt trong việc lập các điểm sản xuất tài liệu ở khắp nơi từ năm 2002 đến năm 2004. Khi không cố gắng hiển thị thành quả, chúng tôi chỉ nỗ lực và bền bỉ, và một cách tự nhiên Sư phụ cho chúng tôi thấy thành quả. Hết thảy mọi việc đều là Sư phụ làm, hết thảy đều do Sư phụ an bài và gia trì. Chúng tôi chỉ cần có nguyện vọng làm.
Nếu chúng tôi suy nghĩ như thế vào mùa thu 2004, chúng tôi đã đi con đường do Sư phụ an bài. Tuy nhiên, chúng tôi đã đi con đường ngược lại vì những lí do sau.
1. Chúng tôi đã không thể đặt định đúng vị trí của mình với Sư phụ và Đại Pháp
Chúng tôi đã dùng nhân tâm để đối đãi với việc tu luyện và không thể đặt định đúng vị trí của mình với Sư phụ và Đại Pháp. Sau thành công của các điểm sản xuất tài liệu nhỏ, các điều phối viên địa phương (gồm cả tôi) đã dần dần phát triển chấp trước làm việc chỉ vì mục đích làm các việc. Chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi có thể chỉ dẫn phương hướng cho các hạng mục chứng thực Pháp và cái tôi của chúng tôi đang phình to một cách mù quáng.
Mặc dù chúng tôi tự nhắc nhở nhau rằng mô hình tổ chức của Hắc Long Giang không phù hợp với chúng tôi, chúng tôi đã sùng bái họ. Khi ngày càng có nhiều phụ đạo viên bắt đầu suy nghĩ như thế, chúng tôi thực ra đang đưa học viên (hoặc khu vực) “ngôi sao” vào vùng nguy hiểm. Khi những học viên Hắc Long Giang đó bị bắt, chúng tôi nhận ra sự sùng bái mù quáng của chúng tôi đối với họ đã đóng một vai trò nhất định [trong việc họ bị bắt].
Vì chưa từng có vấn đề gì tại các buổi “pháp hội,” nên chúng tôi kiên quyết cho rằng chúng có ích. Khi một vài học viên địa phương đặt câu hỏi, chúng tôi thấy rằng chúng tôi có tâm chứng thực bản thân, nhưng lại gạt nó đi như thể không có gì quan trọng. Chúng tôi đã không thể thấy bản chất và hậu quả khi tổ chức những buổi thuyết giảng như vậy.
2. Bộc lộ vật chất biến dị ở những tầng thứ khác nhau
Tôi là loại người luôn cố gắng để trở thành số một. Khi tu luyện, tôi cũng có ý niệm muốn đưa Trường Xuân thành môi trường tốt nhất, vì nó là một nơi đặc biệt. Tâm tranh đấu và tật đố mạnh mẽ của tôi đã nổi lên trong những nỗ lực chứng thực Pháp của tôi và rốt cuộc tôi đã chứng thực bản thân mình.
Tôi vẫn hốt hoảng mỗi khi các đồng tu đề cập đến những buổi ”pháp hội” năm 2005. Tuy nhiên tôi vẫn biện hộ cho bản thân mình. Thái độ đó của tôi đã khoét sâu khoảng cách giữa tôi và những học viên khác và gây ra nhiều căng thẳng. Những người nghi ngờ đang cố gắng rút ra các bài học từ những buổi ”pháp hội” quy mô lớn tổ chức vào năm 2000 khi rất nhiều điều phối viên đã bị bắt và kết án nghiêm trọng. Còn tôi thì lại từ chối lắng nghe.
Ngay cả khi tôi cố hướng nội mỗi khi người khác hỏi, tôi luôn cảm thấy rằng có một thứ vật chất đáng sợ đang đe dọa tôi, nhưng tôi không biết đó là gì. Phần biết của tôi thường hỏi liệu tôi có đang bỏ qua một vấn đề quan trọng và cốt yếu hay không.
3. Các buổi diễn giảng đã phá hoại môi trường tu luyện ổn định
Việc không biết vấn đề căn bản của mình đã thực sự làm tôi đau khổ trong bảy năm qua. Hướng nội có vẻ không có tác dụng. Tôi không hiểu tại sao những người khác lại trách tôi nếu tất cả các “pháp hội” mà tôi tổ chức đã diễn ra trơn tru, và không có ai bị bắt ở đó. Nếu ai đó bị bắt sau đó thì không phải là chuyện của tôi. Tu luyện là tu tâm, và tôi nghĩ: “Tại sao tôi lại phải chịu trách nhiệm cho những học viên khác?”
Quan niệm cứng đầu này đã ngăn tôi hướng nội sâu hơn.
Sau khi đọc kĩ bài viết của Ban biên tập Minh Huệ “Diễn giảng loạn Pháp” và kinh văn của Sư phụ “Một đòn nặng”, “Vĩnh viễn ghi nhớ”, “Người tu cần tránh”, “Pháp định”, tôi bỗng thức tỉnh về sai lầm khủng khiếp của mình.
Thực ra Sư phụ đã cảnh báo chúng tôi rất lâu trước đó về mối nguy hiểm của việc diễn giảng, nhưng do thiếu học Pháp nên tôi đã không thể hiểu sâu hơn về Pháp. Giờ đây tôi đã hiểu rằng tại sao những học viên nổi tiếng đó ở địa phương, những người đi diễn giảng, lại bị bức hại dã man. Một vài người bị kết án nặng, và một số chết vì tra tấn. Vẫn còn một vài người từ chối thức tỉnh sau khi đã đi theo con đường tà ngộ.
Môi trường tu luyện của chúng tôi được lập nên bởi các đệ tử Đại Pháp, dưới sự dẫn dắt của Sư phụ. Một môi trường ổn định có thể cho phép các học viên không-ổn-định-lắm và không-trưởng-thành-lắm có thể học hỏi từ nhau và dần dần trưởng thành. Mặt khác, môi trường không ổn định có thể dễ dàng đẩy các học viên không ổn định và không trưởng thành đến cực đoan, và làm cho họ không muốn làm việc cùng người khác. Trong số những người tổ chức các buổi chia sẻ đặc biệt đó, một vài điều phối viên vừa được thả tự do và cần nhiều thời gian học Pháp và điều chỉnh tâm thái của họ. Cũng có người thiếu tu luyện vững chắc và thậm chí không biết cách hướng nội.
4. Thiếu kiên trì học Pháp là nguyên nhân gốc rễ
Tôi có thể học Pháp với tâm thanh tịnh trước năm 2004. Nhưng sau nửa cuối năm 2004, tôi đã bận rộn với các hạng mục chứng thực Pháp và bỏ bê việc học Pháp. Đôi khi tôi tự hỏi có phải việc tu luyện đã đạt một cột mốc mới, tại sao nhiều thứ không diễn ra suôn sẻ, và tại sao có những rào cản lớn giữa các học viên. Thực tế là tôi đã rơi rớt trong việc học Pháp và sao nhãng việc tu luyện tâm tính.
Đứng dậy sau khi ngã
Khi biết tin về cuộc bắt giữ số lượng lớn học viên Hắc Long Giang vào tháng 09, 2005, ngay lập tức tôi đã phát chính niệm mạnh mẽ rằng cuộc bức hại này là hoàn toàn sai và không được Sư phụ thừa nhận. Tôi đã quyết tâm không cho cuộc bức hại lan sang Trường Xuân. Tôi đã học Pháp và phát chính niệm mỗi ngày để phủ nhận cuộc bức hại. Tôi cảm thấy một năng lượng mạnh mẽ bình ổn Trường Xuân và biết rằng sự bảo hộ của Sư phụ cùng trường chính niệm của các học viên đã vô hiệu hóa thiệt hại ở Trường Xuân.
Sau khi tôi dừng tổ chức các buổi diễn giảng vào năm 2005, một vài người khác cũng bắt đầu làm việc tương tự. Tôi muốn nhắc họ hãy trân quý cơ hội Sư phụ đã cấp cho chúng ta. Tôi đã thúc giục họ hãy dành thời gian học Pháp tốt và đồng hóa với Pháp trong nỗ lực cứu độ chúng sinh. Cơ hội trân quý như thế sẽ không đến lần thứ hai. Sư phụ đang theo dõi, các chư thần đang theo dõi và chúng sinh của các học viên đang trông chờ họ trở về.
Quá trình viết bài này là quá trình tịnh hóa sâu và rộng nhất mà tôi đã từng làm từ khi bắt đầu tu luyện. Xin cảm tạ các đồng tu đã chỉ ra vấn đề của tôi. Con xin cảm tạ Phật ân hạo đãng của Sư tôn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/2/读《演讲乱法》后的醒悟-274778.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/26/140683.html
Đăng ngày 22-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.