Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-06-2013] Là đệ tử Đại Pháp, thực sự đặt tâm của chúng ta ở trong Pháp và tu luyện bản thân thật tốt, học Pháp tốt và thường xuyên là ưu tiên hàng đầu. Nội hàm của Đại Pháp thật thâm sâu và quyền năng thật vô biên. Trong hầu hết các bài giảng tại các Pháp hội, Sư phụ kiên trì nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc học Pháp. Năm ngoái, Sư phụ đã công bố bài viết “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”. Để trợ Sư Chính Pháp, làm tốt ba việc, cứu độ thêm nhiều chúng sinh, và để thực sự đạt tiêu chuẩn của một đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp, học Pháp và tu tâm là vô cùng quan trọng. Tôi muốn chia sẻ với các bạn về việc tôi học Pháp như thế nào.

Tranh thủ thời gian học Pháp

Tất cả chúng ta đều tu luyện trong xã hội người thường. Công việc của chúng ta, việc gia đình, và các khía cạnh khác của cuộc sống cá nhân tất cả đều cần thời gian. Các hạng mục chứng thực Pháp còn đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Đặc biệt bây giờ thời gian đang được đẩy nhanh bởi việc Chính Pháp, một ngày có thể trôi qua nhưng chúng ta không cảm thấy rằng chúng ta đã làm được nhiều. Sư phụ giảng:

“Cái đó không nhất định là can nhiễu nào cả; là cần phải dành thời gian học Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Miền tây Mỹ quốc [2005] trong Giảng Pháp tại Pháp hội VII)

“… Còn việc học Pháp, Sư phụ nghĩ nên tranh thủ thời gian học, cho dù là học một chút.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Giảng Pháp tại Pháp hội lần thứ VI)

Kể từ khi tôi đắc Pháp vào mùa đông năm 1996, tôi luôn luôn tranh thủ thời gian học Pháp. Tại nơi làm việc của mình, tôi sắp xếp thời gian thật tốt, hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi để học Pháp. Ở nhà, tôi làm những gì tôi phải làm trước tiên và để lại những việc mà có thể làm sau để có thể học Pháp. Tôi đề ra việc không xem TV, không tán gẫu hoặc trò chuyện với người thường, không đọc bất kì tờ báo hoặc tạp chí nào bị ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), không đọc bất kì cuốn sách không liên quan đến hoặc cần thiết cho công việc của mình trong xã hội người thường, và thay vào đó dùng thời gian để học Pháp. Tôi không cho phép mình lãng phí bất cứ thời gian rảnh rỗi nào, cho dù nhiều hay ít. Khi tôi đi bộ hoặc đi xe buýt, và trước khi đi ngủ, tôi hoặc là đọc, nhẩm, hoặc nghe Pháp. Thời gian cũng là một sinh mệnh nếu bạn có ý định sử dụng nó, nó sẽ hữu ích. Là một đệ tử Đại Pháp, tôi không thể để  những khoảnh khắc phí hoài lướt qua. Tôi cố gắng hết sức tận dụng từng chút thời gian học Pháp và làm tốt ba việc.

Tĩnh tâm và học Pháp thật tốt

Khi tôi học Pháp, tôi không vội vàng chạy theo số lượng, hoặc chỉ lướt qua. Học Pháp là thực sự học Pháp. Ngay sau khi tôi cầm lấy cuốn sách, tôi loại trừ các ý niệm người thường và dục vọng của mình, không nghĩ về những việc tôi đang làm vào lúc đó, và đặc biệt là không nghĩ về xung đột giữa các cá nhân và xung đột lợi ích. Tôi cố gắng phóng hạ các chủng tình cảm và dục vọng của người thường khác nhau, thực sự tĩnh tâm học Pháp, và thật sự tiếp thụ Pháp.

Nếu tâm của chúng ta không thanh tỉnh, thì chúng ta đang học Pháp cùng với chấp trước, đó không phải là tu luyện. Chúng ta không chỉ lãng phí thời gian, mà còn bị rớt tầng trong khi đáng lẽ chúng ta phải đề cao bản thân. Đồng thời, chúng ta sẽ thu hút đám hắc thủ tầng thấp từ không gian khác (Những thứ tôi đã thấy bằng thiên mục). Học Pháp là một phần của tu luyện và là việc đầu tiên trong ba việc mà Sư phụ yêu cầu chúng ta phải làm thật tốt. Nó là điều căn bản và cốt yếu để làm mọi việc thật tốt. Học Pháp là nền tảng cho việc nhận thức các Pháp lý và hành xử tốt trong tu luyện. Qua học Pháp thật tốt, chúng ta cũng bảo trì được chính niệm trong tu luyện của mình, việc chúng ta học Pháp tốt hay không quyết định liệu chúng ta có thể tu luyện trong Pháp hay không.

“Một người không thể tu trong Pháp thì không thể chân chính nhận thức Pháp. Chỉ có thật sự nắm chắc Pháp, thì mới có thể đi cho chính con đường ấy, sinh mệnh ấy mới được bảo đảm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2004)

Vì vậy, tôi đã nghiêm khắc với bản thân mình trong việc theo dõi sát bài giảng của Sư phụ:

“Học Pháp một cách hết sức thiết thực; đừng [học như] diễn chiếu lệ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Miền tây Mỹ quốc [2005], Giảng Pháp tại Pháp hội lần thứ VII)

Trong bài “Gửi Pháp hội Úc [2006]” Sư phụ giảng:

“Học Pháp không được [chạy] theo hình thức, phải tập trung niệm đầu học [Pháp], phải thật sự chính là mình đang học [Pháp].”

Rất nhiều lần tâm tôi không thanh tỉnh. Sư phụ giảng:

“Hễ trong khi luyện công mà xuất hiện can nhiễu này, can nhiễu kia, [thì] chư vị phải tìm xem nguyên nhân [ở] bản thân mình, chư vị còn điều gì chưa vứt bỏ được không.”  (Chuyển Pháp Luân)

Tôi hướng nội và tìm thấy rất nhiều chấp trước mà tôi đã ôm giữ mà không xả bỏ. Tôi loại bỏ chúng từ gốc rễ tận trong nguồn gốc của những ý niệm của mình và hoàn toàn loại bỏ được chúng. Khi đọc, đôi khi tôi thậm chí không biết mình đã đọc những gì sau khi đọc xong một phần, và không thực sự hiểu đoạn đó. Sau đó tôi sẽ đọc đoạn đó một lần nữa. Đôi khi những ý niệm can nhiễu giống như sông biển quay lộn, như một quả bóng ở dưới nước mà bạn đẩy nó xuống ở đây, nó sẽ nổi ngay ở đằng kia. Trong những tình huống như vậy, tôi sẽ phát chính niệm, giống như Sư phụ giảng:

“… trong ý niệm thanh trừ những tư tưởng niệm đầu không tốt trong tư tưởng, nghiệp lực cùng quan niệm không tốt, hoặc những can nhiễu từ bên ngoài Có suy nghĩ như thế, nghĩ những thứ ấy phải chết, [thì] chúng sẽ bị thanh trừ.” (Giảng Pháp tại hội giao lưu tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp Canada năm 2001)

Tôi yêu cầu bản thân mình đạt được “Tâm thanh tịnh” (Chuyển Pháp Luân). Như Sư phụ giảng, “Tâm nhất định phải chính” (Chuyển Pháp Luân) và “Nhất chính áp bách tà” (Chuyển Pháp Luân).

Đôi khi tôi nhẩm to hết lần này tới lần khác “Đãng tận vọng niệm” (Vô tồn, Hồng Ngâm) và nhanh chóng ngăn chặn các chủng tạp niệm và loại bỏ chúng. Sau đó, với một tâm minh bạch, tôi tiến nhập vào trạng thái thích hợp để học Pháp và thực sự tập trung. Vào lúc ấy, tôi cảm thấy cơ thể của tôi trở nên ấm áp và được bao bọc bởi một trường năng lượng mạnh.

Đôi khi tôi thấy một số triển hiện nhất định của Pháp. Nếu bạn thực sự nghĩ về việc đó, chúng ta có học Pháp với một tâm thanh tịnh và tỉnh táo hay không, cũng là vấn đề kính Sư và kính Pháp, bởi vì đằng sau mỗi chữ có Pháp thân của Sư phụ và tầng tầng lớp lớp các vị Phật, Đạo, Thần từ nhiều tầng khác nhau. Họ đều đang theo dõi chúng ta. “Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu…”  (Chuyển Pháp Luân)

Họ xem mức độ tâm tính chúng ta đang ở đâu và sẽ điểm hóa cho chúng ta nội hàm của Pháp tại các tầng thứ khác nhau. Nếu tâm tính của chúng ta không đề cao, chúng ta sẽ bị ước chế bởi đặc tính của vũ trụ. Làm sao chúng ta có thể đề cao tâm tính và đạt tới cảnh giới cao hơn? Chúng ta nên chủ động học Pháp thật thấu đáo.Để đồng hóa với Pháp, chúng ta cần phải không ngừng học Pháp để có thể thường xuyên ngộ được hàm nghĩa mới của Pháp. Sư phụ đã giảng rất cụ thể:

“Khi tranh thủ thời gian học Pháp thì lại xuất hiện một vấn đề: không định tâm được, không định tâm được thì học cũng như không, chỉ phí thời gian. Muốn học thì phải buông bỏ tâm, ổn trụ tâm, tư tưởng tĩnh xuống, học một cách chân chính, cho dù chư vị chỉ học có mấy đoạn, như vậy còn mạnh hơn là chư vị học một cuốn sách mà tâm bất định. Học Pháp nhất định phải học cho ngấm vào.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Giảng Pháp tại pháp Hội lần thứ VI)

Viết về những trải nghiệm của bạn

Thông qua học Pháp, tôi đã ngộ được một số Pháp lý. Trong khi vượt quan, có những lúc tôi đã làm tốt và có những lúc chưa tốt. Đôi khi tôi không thể giữ tâm tính cho tốt và nhiều lần khác tôi trở nên u mê và chệch khỏi Đại Pháp. Cho dù đó là một trải nghiệm hay một bài học, tôi ghi nó lại, ngay cả khi chỉ có vài câu. Không nên chỉ nỗ lực trong thời gian ngắn rồi nhanh chóng lãng quên, khi đó trải nghiệm của chúng ta sẽ không được khắc ghi. Chúng ta phải tránh trạng thái thanh tỉnh khi học Pháp nhưng bắt đầu làm bất cứ điều gì chúng ta muốn một khi ở trong xã hội người thường. Sư phụ giảng:

“Đệ tử Đại Pháp làm bất cứ điều gì cũng phải lấy Pháp làm nền tảng, đứng trên lập trường của Đại Pháp mà suy nghĩ.”(Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Giảng Pháp tại pháp Hội lần thứ VI)

Ghi lại những trải nghiệm của chúng ta sẽ giúp chúng ta ngày càng trở nên minh bạch. Chúng ta sẽ có thể chính lại mọi ý niệm theo tiêu chuẩn của Pháp, ngay chính bước trên con đường của mình, và dần dần thành thục trong tu luyện. Trên thực tế, quá trình ghi chép cũng là một quá trình đề cao bản thân. Khi tôi đang viết bài chia sẻ này, Sư phụ đã điểm hóa cho tôi, ban cho tôi trí huệ, và đã giúp tôi viết lưu loát.

Hình thành thói quen tự giác học Pháp

Để giúp mỗi đệ tử Đại Pháp trong tu luyện và viên mãn trong tu luyện, Sư phụ đã cài Pháp Luân và các rất nhiều cơ chế năng lượng cho chúng ta, cả bên trong và bên ngoài, để Pháp luyện những người học viên chúng ta. Ngoài ra, Pháp thân của Sư phụ đang bảo hộ chúng ta, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào và dõi theo chúng ta trong tu luyện, liên tục điểm hóa cho chúng ta làm cho chúng ta tu luyện tốt hơn để chúng ta có thể đạt tới tầng thứ cao nhất chúng ta có thể đạt được. “Tu tại tự kỷ công tại Sư phụ.” (Chuyển Pháp Luân)

Chúng ta có một Sư phụ như vậy và chúng ta là những sinh mệnh tới đây vì Pháp- vì lý do gì mà chúng ta lại không học Pháp tốt? Chúng ta tin tưởng Sư phụ và Đại Pháp ở mức độ nào? Chỉ bằng cách học Pháp tốt chúng ta mới có thể tăng cường chính niệm, tín Sư tín Pháp, và nhớ rằng chúng ta là đệ tử Đại Pháp trong bất kỳ hoàn cảnh và bất cứ lúc nào. “Cần phải thật sự đề cao tâm tính bản thân; ấy mới là tu luyện chân chính.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi đặt tâm và toàn bộ nỗ lực vào việc học Pháp và năng động trong việc học Pháp. Tôi sử dụng tất cả thời gian rảnh rỗi tôi có để học Pháp. Ngay cả khi tôi không có thời gian, tôi tranh thủ thời gian để có thể học Pháp. Cho dù tôi phải chịu áp lực thế nào hay tình hình có nghiêm trọng đến đâu, không gì có thể thay đổi được suy nghĩ của tôi về việc học Pháp. Chúng ta không tìm kiếm những gì người thường có, chúng ta chỉ muốn tu luyện Đại Pháp. Là một đệ tử Đại Pháp, thật tuyệt vời khi có thể chứng thực tất cả mọi thứ của chúng ta bằng Pháp? Không có gì tốt hơn điều này! Chứng thực Pháp là gì? Trợ Sư Chính Pháp là gì? Một đệ tử Đại Pháp chân chính là gì? Chỉ có một con đường, và chúng ta phải chân chính bước đi trên con đường đó. Sư phụ giảng cho chúng ta trong bài “Thanh tỉnh:

“Chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà làm, mới là đệ tử Đại Pháp đang chứng thực Pháp và tu luyện bản thân mình, [và] mới là đệ tử Đại Pháp chân chính.”

Nói ngắn gọn, tôi tận dụng thời gian của mình để thường xuyên học Pháp, tĩnh tâm học Pháp thật tốt. Tôi cố gắng nhận thức các Pháp lývà luôn luôn giữ cho tâm của mình nằm trong Pháp. Tôi đối chiếu mọi hành động của mình với Pháp, cố gắng ở trong Pháp, và chia sẻ những nhận thức và trải nghiệm của mình với các đồng tu để nhận thức Pháp tốt hơn. Chính niệm và trí huệ của tôi trong việc giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh bắt nguồn từ Pháp. Mục tiêu của tôi là thực sự đồng hóa với Pháp và trở thành lạp tử của Pháp.

“Đại Pháp bất ly thân,
Tâm tồn Chân Thiện Nhẫn;
Thế gian đại La Hán,
Thần quỷ cụ thập phân.” (Uy Đức, Hồng Ngâm)

Đề nghị các đồng tu vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/3/30/我是这样学法的-271512.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/16/140528.html

Đăng ngày 09-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share