Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp từ tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 10 – 05 – 2013] Từ tháng Ba năm nay, hàng chục học viên ở địa phương chúng tôi đã bị bắt vì tham gia vào các hoạt động Pháp Luân Đại Pháp, ảnh hưởng đến các học viên khác ở nhiều mức độ khác nhau. Vài người suy nghĩ tiêu cực rằng những học viên bị bắt đã làm không đủ tốt và đã gây ra cuộc bức hại trên diện rộng này. Vài người thậm chí còn nghĩ rằng nếu những học viên đang bị giam giữ không cố gắng chứng thực Pháp thì cuộc bức hại đã không xảy ra. Đã có khá nhiều chỉ trích nhắm vào các học viên đó.

Tôi nhớ lại khi các học viên phát sóng chân tướng ở Trường Xuân, cũng đã dẫn đến việc nhiều người bị bức hại. Lúc đó, tôi tự hỏi liệu có phải vì có gì đó sai lầm trong việc phát sóng sự thật về Pháp Luân Công không. Nếu đó là việc mà chúng ta nên làm, vậy tại sao lại có nhiều người bị bức hại đến mức mất đi cả mạng sống như vậy? Cho đến khi kinh văn “Dùng chính niệm mà xét vấn đề” của Sư phụ được đăng, tôi mới nhận rằng mình đang xét vấn đề một cách sai lầm. Tôi đã vô thức bảo vệ nhân tính. Sợ rằng mình cũng sẽ bị bức hại và bị ảnh hưởng, tôi đã nghĩ cách tự bảo vệ bản thân mình.

Khi gặp phải một vấn đề tương tự, quan điểm của tôi bây giờ rất khác so với trước đây. Ngày nay khi Chính Pháp đã tiến gần đến giai đoạn cuối, trong khoảng thời gian rất eo hẹp còn lại, rất nhiều việc đã xảy ra. Gần đây trên website Minh Huệ, Sư phụ đã bình luận về rất nhiều tình huống mà chúng ta cần phải tỉnh ngộ. Chúng ta đã tu luyện trong nhiều năm, vậy chúng ta đã nhìn nhận vấn đề bằng chính niệm chưa? Chúng ta đã xác định được những chấp trước của mình chưa? Chúng ta đã dùng chính niệm để viên dung toàn bộ chỉnh thể của chúng ta chưa? Tu luyện là sóng lớn cuốn cát đi, còn lại mới là vàng thật sự. Chúng ta đã suy xét về cát của những học viên khác hay những chấp trước của chúng ta vào cát chưa? Thật ra, mọi việc xảy ra hiện nay là nhằm vạch rõ những chấp trước của chúng ta để chúng ta có thể loại bỏ chúng.

Theo thể ngộ hiện thời của tôi, tôi nghĩ rằng không có việc gì xảy ra là ngẫu nhiên, mà đó là kết quả của nhiều nhân tố trong lịch sử của chúng ta và những lựa chọn khác nhau trên con đường tu luyện của mỗi người. Ngoài ra, Sư phụ còn dùng những sự việc để giúp các đệ tử đề cao. Vì vậy, về việc các học viên bị bắt, tất cả chúng ta đối mặt với việc là liệu chúng ta có thể dùng chính niệm để nhìn nhận vấn đề hay không. Đó là khảo nghiệm để xem một người sẽ suy nghĩ theo cách của người thường hay của các chư Thần.

Dù các học viên dùng hình thức nào để chứng thực Pháp thì cũng không sai. Tuy nhiên, trong quá trình chứng thực Pháp, việc người đó có chính niệm mạnh mẽ hay niệm đầu đủ thuần tịnh hay không sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau. Thông thường nếu một người làm một việc tốt, chúng ta sẽ rút ra kết luận rằng đó là một người tốt. Hoặc nếu họ làm một việc xấu, chúng ta sẽ nói đó là một người xấu. Chúng ta không nên dễ dàng phủ nhận bất kỳ con đường nào trong Chính Pháp, vì chúng ta không có cách nào để nhìn được bức tranh tổng thể.

Trong quá trình đó, khi các học viên có những chấp trước con người bộc lộ ra mà không dễ nhận biết, đó là bình thường. Khi chứng thực Pháp, then chốt là tất cả chúng ta nhận ra những chấp trước của bản thân và chỉnh sửa chúng. Có như vậy, chúng ta mới có thể trở nên lý trí và vững vàng hơn. Lúc đó, chúng ta sẽ có một môi trường để cùng nhau tu luyện tinh tấn và chứng thực Pháp hiệu quả hơn, và đó cũng là một quá trình tu luyện.

Nếu chúng ta không kịp thời nhận ra những chấp trước của mình, hoặc không chú ý đến các đồng tu, hoặc nếu chúng ta quá đề cao bản thân và cứ liên tục nhấn mạnh vào ý kiến cá nhân, thì đó là vì chúng ta thiếu lý trí trong tu luyện cá nhân. Việc này liên quan đến tu luyện cá nhân và không thể dẫn đến một cuộc bức hại trên diện rộng như vậy. Nếu sự việc này thật sự xảy ra, đó không phải là một vấn đề của một cá nhân, mà đúng hơn, là có thiết sót trong trạng thái tu luyện của cả chỉnh thể.

Khi sự việc xảy ra, chúng ta nên dùng Pháp để xem xét bản thân thay vì nhìn vào những thứ ở bề mặt, và chúng ta không nên đổ lỗi cho người khác hay sự việc nào đó. Dù bạn có tham gia vào hoạt động chứng thực Pháp đó hay không, miễn là bạn nghe thấy hoặc nhìn thấy tin tức có liên quan đến nó, vậy thì việc này là có liên quan đến tu luyện của bạn, đặc biệt là để loại bỏ những chấp trước của bạn.

Có thể bạn không có những chấp trước được bộc lộ trong tình huống này như các học viên khác, nhưng chẳng phải những chấp trước của bạn đã xuất hiện vì nó sao? Quan trọng hơn là bạn đã có sự thấu hiểu cảm thông với họ và có sự hỗ trợ chân chính chưa? Chúng ta cũng cần phải nhìn vào bên trong và xem liệu đó có phải là vì trong khi tham gia hoạt động đó, sự sùng bái và tán thành âm thầm của chúng ta theo sau những những lời chỉ trích ác ý, phát tán tin đồn, hoặc xem thường ý kiến của chính mình đã gây ra sự ngăn cách giữa các học viên và môi trường tổng thể.

Vậy thì những thể ngộ không đúng đắn của chúng ta xuất hiện khi nào? Chúng ta đã chỉnh sửa bản thân mình sau khi vấn đề xuất hiện chưa? Chúng ta phải dùng Pháp để đánh giá bản thân, để xem liệu chúng ta đã đạt được Thiện và Nhẫn tại cảnh giới của các vị Thần Phật chưa. Chỉ bằng cách từ bi thấu hiểu người khác, hướng nội mọi lúc, và nắm bắt mọi suy nghĩ tiêu cực và phủ nhận nó, đồng thời tẩy sạch bản thân khỏi nó thì chúng ta mới có thể trở nên ngày càng lý trí và thanh tỉnh hơn.

Đó là trạng thái của một người tu luyện chân chính. Để chỉnh lý toàn bộ chỉnh thể, mỗi người trong chúng ta cần phải chỉnh lý lại bản thân mình. Bằng cách đó sẽ dẫn đến sự đề cao tổng thể. Học Pháp nhóm, học Pháp nhiều hơn nữa, và tận dụng thật tốt thời gian có thể giúp chúng ta thanh lọc bản thân thông qua Đại Pháp và thật sự đồng hóa với Pháp. Chúng ta phải dùng chính niệm tu luyện được từ những khổ nạn và khảo nghiệm, cũng như dùng từ bi và ôn hòa đạt được từ quá trình tu luyện Đại Pháp để chứng thực Pháp.

Nếu mỗi người trong chúng ta có thể dùng chính niệm từ Pháp để chỉnh sửa bản thân, từ bi nhắc nhở các đồng tu, và hòa hợp với toàn bộ chỉnh thể, thì các đệ tử Đại Pháp sẽ thật sự thực hiện được những yêu cầu của Sư phụ trong thời kỳ Chính Pháp.

Thông qua tình huống này, tôi đã tìm ra nhiều thiếu sót của bản thân, đặc biệt là những chấp trước con người phát triển từ quá trình sử dụng cách nghĩ của người thường. Sau khi tôi chỉnh sửa chúng, tôi đã trở nên lý trí và thanh tỉnh hơn trong tu luyện, chính niệm của tôi trở nên mạnh hơn, và sứ mệnh và ý thức trách nhiệm của tôi cũng lớn hơn. Tôi đã nhận ra được khoảng cách giữa chúng ta và yêu cầu của Sư phụ. Tôi cũng thật sự hiểu được những nỗ lực gian khó của Sư phụ.

Tuy không trực tiếp chỉ ra cho chúng ta, nhưng Sư phụ đã dùng mọi cách thức để thức tỉnh chúng ta, để giúp chúng ta nhanh chóng ngộ ra. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nhìn nhận các vấn đề và mâu thuẫn trên bề mặt thay vì tìm ra những nguyên nhân gốc rễ. Chúng ta cũng dùng những quan niệm con người để đánh giá các học viên khác. Đây chẳng phải là vấn đề tu luyện của chính chúng ta sao? Thay vì nhanh chóng chỉnh sửa bản thân mình, chúng ta lại đi khắp nơi để nói về những quan niệm của mình mà không hướng nội. Nếu chúng ta không hiểu Pháp khi nói về Pháp, thì sẽ ảnh hưởng đến các học viên khác. Chẳng phải chúng ta cũng nên “chịu trách nhiệm cho những việc làm xấu xa của chính mình?” Tôi thật sự cảm nhận được lòng từ bi của Sư phụ khi nhìn những học viên lâu năm mà vẫn không thể giữ vững bản thân theo những tiêu chuẩn của một người tu luyện. Giờ đây, tôi thật sự hiểu được điều mà Sư phụ giảng trong “Truyền đọc kinh văn giả chính là loạn Pháp (với lời bình của Sư phụ)”:

“Nhìn thấy nhân tâm của chư vị mà vừa đáng cười vừa đáng lo.”

Nếu chúng ta không làm tốt, chúng ta sẽ hổ thẹn khi gặp Sư phụ. Tất cả chúng ta đều nói rằng chúng ta phải làm thật tốt và đạt được những tiêu chuẩn của Pháp để Sư phụ không phải lo lắng và để Ngài có thể vui mừng về chúng ta. Chúng ta không nên gây rắc rối cho Sư phụ và cản trở tiến trình Chính Pháp. Đó là cách mà chúng ta có thể thật sự trợ Sư Chính Pháp.

Trên đây là thể ngộ cá nhân của tôi. Xin từ bi chỉ ra bất kỳ điều gì không phù hợp.

Hợp thập!


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/6/140331.html

Đăng ngày 05-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share