Bài viết của Nghinh Xuân, một học viên tại Nội Mông Cổ

[MINH HUỆ 14-04-2013] Con trai và con gái tôi đều là học viên và đắc Pháp từ khi còn nhỏ. Dưới đây là tóm tắt những kinh nghiệm tu luyện của hai tiểu đệ tử:

1. Con trai tôi

“Cháu biết tất cả thần tiên trên thiên thượng”

Con trai tôi 11 tuổi. Khi cháu sinh ra, một người bạn nói với tôi rằng cô thấy ánh sáng chiếu xuống từ bầu trời. Người bạn này cũng nói đứa trẻ này không đơn giản và nó hẳn phải có nguồn gốc rất thú vị.

Lúc con trai tôi biết nói, cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang diễn ra một cách điên cuồng. Do không thể chịu áp lực từ chính quyền, chồng tôi đã dừng tu luyện. Một ngày, con trai tôi nói với cha nó bằng một giọng rất nghiêm trọng: “Làm sao cha có thể dừng tu luyện? Khi còn ở trên trời, con thấy tất cả mọi người trong gia đình này là đệ tử Đại Pháp, vì thế con đã đến đây. Trước kia con có thể bay, nhưng sau khi vào gia đình này, con không bay được nữa.” Chồng tôi sững sờ khi nghe những điều này, và biết rằng con trai của chúng tôi thật phi thường. Nó đã thật sự đến vì Pháp. Từ đó trở đi, chồng tôi tiếp tục bước đi trên con đường tu luyện cùng với các đồng tu.

Khi con trai tôi bốn tuổi, nó nói với ông nội: “Cháu biết tất cả thần tiên trên thiên thượng, kể cả vị được gọi là Ông trời.” Ông nội đáp lại: “Đừng nói linh tinh.” Vì không thể chứng minh, con trai tôi chỉ nói một cách thiết tha: “Hãy xem cháu tọa thiền nếu ông không tin.” Khi nói, cháu ngồi lên một tấm đệm, dễ dàng ngồi song bàn, và bắt đầu tập bộ công pháp thứ năm. Động tác tay của cháu thật đẹp, dù chưa ai chỉ cho cháu các bộ công pháp.

Sau khi biết được con trai tôi khác với những đứa trẻ khác trong vùng, tôi bắt đầu dạy cháu các bộ công pháp. Tôi cũng đọc Pháp cho cháu nghe. Một ngày, khi đang nghe tôi đọc, cháu đang chơi trò chơi trên điện thoại của tôi. Bỗng nhiên, cháu ngừng lại và nói, “Mẹ, một bàn tay lớn vừa vỗ lên đầu con bảo con dừng chơi. Bây giờ con muốn học Pháp với mẹ.” Từ đó, cháu  học Pháp rất chăm chú cùng tôi. Cháu rất im lặng khi học và không chơi nghịch gì nữa.

Dán áp-phích giảng chân tướng

Con trai tôi học Pháp và luyện công rất chăm chỉ, tôi không cần phải nhắc nhở. Thực tế là cháu thường nhắc tôi. Nếu tôi không muốn ra ngoài để chứng thực Pháp, vì chấp trước an dật, cháu sẽ rất giận và có khi còn khóc. Một ngày mùa đông năm ngoái, tôi nói với cháu: “Hôm nay mẹ sẽ đi dán áp-phích giảng chân tướng.” Khi biết tôi ra ngoài chứng thực Pháp, cháu rất hứng thú. Chúng tôi chuẩn bị tài liệu cùng nhau vào ban ngày, và đến tối chúng tôi ra ngoài để dán. Chúng tôi dán hết áp-phích chúng tôi chuẩn bị hôm đó rồi mới về nhà.

Sau khi về nhà con trai nói với tôi: “Mẹ, khi con đang dán áp-phích, con thấy một bàn tay lớn giúp con dán từng tấm một. Sư phụ đang giúp con phải không?” Tôi nói: “Đúng thế, là Sư phụ đang khích lệ con và giúp con dán các tấm áp-phích vào tường thật chắc chắn.” Quả nhiên, sáu tháng sau những tấm áp-phích vẫn ở đó.

Một ngày nọ, chúng tôi đi phát tài liệu giảng chân tướng vào ban ngày, và còn dán áp-phích giảng chân tướng trên tường tòa nhà của chính phủ ĐCSTQ. Nhiều người đã đến đọc. Người dân mỉm cười và khâm phục con trai tôi khi đọc nội dung trên tờ áp-phích: “Trời diệt Trung Cộng.” Dường như thông tin trên áp-phích nói lên điều người ta không dám nói. Tôi khuyến khích con trai: “Con làm tốt lắm. Hãy xem bao nhiêu người đang vui vì con kìa.”

Phát tài liệu giảng chân tướng cho bạn cùng lớp

Khi con trai tôi học lớp bốn, một ngày cháu nói với tôi: “Mẹ, con đã phát nguyện vọng rằng sẽ cứu tất cả các bạn học sinh trong lớp con.” Cháu đã mang theo nhiều tài liệu giảng chân tướng đến trường và phát cho từng bạn trong lớp. Trong 45 học sinh, chỉ có một người trả lại tài liệu. Một học sinh ở lớp khác đã hỏi: “Tớ có thể lấy tài liệu mà cậu ấy không lấy không?”

Do sợ gặp rắc rối, chồng tôi không muốn con trai phát tài liệu giảng chân tướng cho bạn cùng lớp. Con trai tôi nói với cha rằng: “Không sao đâu vì kẻ xấu không thể thấy con. Chúng không dám đụng đến con vì Sư phụ theo con mọi nơi và bảo vệ con.”

Khi tôi ra ngoài chứng thực Pháp, con trai giúp tôi tăng cường sức mạnh chính niệm. Cháu nói với tôi: “Mẹ, đừng sợ. Tà ác không thể nhìn thấy mẹ.” So sánh với tâm thuần khiết của cháu, tôi tự hỏi mình: “Tôi còn ôm giữ nhiều chấp trước người thường như thế để làm gì?!”

Đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu

Vì con trai tôi vẫn còn là một đứa trẻ, đôi khi cháu không thể kiểm soát tâm tính. Khi cháu nổi giận với chị, hay khi cháu nói điều gì không đúng, cháu sẽ trượt chân và ngã. Bất cứ khi nào cháu nói điều gì không phải, hay làm điều gì không nên, cháu sẽ bị ngã. Tuy nhiên, sau khi đứng dậy, cháu thường nhận ra nguyên do. Cháu nói với tôi: “Sư phụ đang quản con. Đệ tử Đại Pháp không nên làm điều con vừa làm.” Vì vậy, khi cháu có mẫu thuẫn với bạn cùng lớp ở trường, bình thường thì cháu có thể giữ vững bản thân, và có thể làm được “Đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney)

2. Con gái tôi

Con gái tôi bắt đầu tu luyện từ năm bốn tuổi

Con gái tôi sinh vào ngày 11 tháng 07 năm 1992. Khi mới sinh ra, cháu đã có thể tự xoay mình. Khi được một tháng tuổi, cháu đã có thể nắm tay một người họ hàng và đứng dậy.

Con gái tôi lớn lên cùng bà ngoại – cũng là một học viên. Bà học Pháp và luyện công cùng cháu mỗi ngày. Vì thế con gái tôi đắc Pháp trước tôi một năm. Cháu có thể niệm khẩu quyết của các bài công pháp và các bài thơ trong Hồng Ngâm.

Khi được năm tuổi, con gái tôi chạy đến tham gia nhóm luyện công vào sáng sớm mỗi ngày. Cháu cùng hai tiểu đệ tử khác so sánh xem ai có thể ngồi song bàn giỏi hơn. Một lần, cháu ngủ gục khi chúng tôi đang xem video Sư phụ giảng Pháp. Tôi đưa cháu về nhà, nhưng cháu khóc và nói: “Sao mẹ lại đưa con về? Con có thể nghe Sư phụ giảng ngay cả khi con đang ngủ.”

Khi chúng tôi tổ chức một sự kiện Đại Pháp cho công chúng vào một ngày nọ, con gái tôi là người duy nhất trong số hơn 24 tiểu đệ tử, có thể giữ tay trong tư thế đúng suốt thời gian luyện bài công pháp thứ hai. Cháu cười khi đang giữ tay. Một đồng tu lâu năm hỏi tại sao cháu cười. Cháu đáp: “Có rất nhiều hoa sen và Pháp Luân ở trước mặt cháu.”

Tịnh hóa thân thể con gái tôi

Một lần, con gái tôi bị sốt rất cao và tay chân cháu lạnh ngắt. Là một học viên còn khá mới, tôi có chút không chắc chắn về tình trạng của cháu. Tuy nhiên, cơn sốt đã biến mất vào ngày hôm sau. Lúc mới sinh ra, ở cổ tay và cổ chân của cháu đều có bớt hình tròn màu xanh. Mẹ tôi từng nói: “Đứa trẻ này đã từng bị giam ở kiếp trước vì có vẻ như nó đã từng bị còng tay và đeo xiềng chân.” Tuy nhiên, sau khi cơn sốt qua đi, vết bớt đã biến mất khi Sư phụ tịnh hóa thân thể cháu.

Cờ của ĐCSTQ rơi xuống

Năm lớp ba, vì con gái tôi ưa nhìn và có giọng hay, cháu được giáo viên chủ nhiệm chỉ định lên đọc một bài viết tại lễ kéo cờ của trường. Nội dung bài viết đầy từ ngữ mỹ miều ca ngợi ĐCSTQ. Cháu tự nhủ: “Là một đệ tử Đại Pháp, tôi không nên đọc cái này.” Vì thế cháu không muốn đọc, nhưng giáo viên vẫn ép. Tuy nhiên, ngay khi cháu bước lên bục, lá cờ rơi xuống. Tự nhiên, cháu không phải đọc bài viết nữa. Từ đó trở đi, không ai yêu cầu cháu đọc những thứ đó nữa.

Bị kinh sợ nhưng không gặp nguy hiểm

Năm 16 tuổi, con gái tôi đạp xe đến trường trung học. Một ngày, trên đường đi học, một chiếc xe máy đụng vào cháu từ đằng sau. Người thanh niên lái xe đã mau chóng lái chạy mất mà không dừng lại. Phải mất một lúc lâu con gái tôi mới dậy được. Mặt cháu bị sưng và chảy máu. Khi về nhà, tôi lau mặt cho cháu, nhưng không bôi bất kì loại thuốc nào. Ba ngày sau, cháu đi học lại. Vết sẹo trên mặt cháu đã biến mất hoàn toàn sau ba năm. Giờ mặt cháu rất mịn màng và sáng sủa. Cháu thường nói rằng nếu không có sự bảo hộ của Sư phụ, có thể cháu đã mất mạng rồi.

Sư phụ để cháu thi lại

Con gái tôi cảm thấy một chút lo lắng trước kì thi tuyển sinh đại học. Có lẽ do lỗi của tôi nên cháu bị lỡ mất nhiều bài học, đặc biệt là môn toán. Tôi nói để động viên cháu: “Con là đệ tử Đại Pháp; Sư phụ sẽ giúp con. Con sẽ làm bài tốt thôi.” Nhưng rốt cuộc đề thi toán có nhiều câu hỏi khó. Bởi vì không biết trả lời, cháu đã để trống nhiều câu.

Ngày hôm đó cháu lặng lẽ về nhà. Trước khi đi ngủ, cháu lập chưởng trước ngực và nói với Sư phụ: “Sư phụ, ngày hôm nay con đã không làm bài thi toán tốt. Xin hãy cho con một cơ hội để điền vào những chỗ con đã bỏ trống hôm nay!” Trong giấc mơ hôm đó, cháu đã quay lại và làm lại bài thi toán. Kết quả là, cháu được 68 điểm cho môn thi đó, cả giáo viên cũng phải kinh ngạc. Dưới sự bảo hộ của Sư phụ, cháu đã được nhận vào một trường rất tốt.

Bài thơ “Phỏng cố lý” của Sư phụ giúp con gái tôi tìm được một bạn đồng tu

Khi học đại học, con gái tôi cảm thấy cô đơn vì không có bạn đồng tu để chia sẻ, và vì thế tiến bộ rất chậm trong tu luyện. Cháu tự nhủ: “Mình cần phải tìm một bạn đồng tu.” Vì thế cháu viết bài thơ “Phỏng cố lý” trong Hồng Ngâm của Sư phụ lên bảng đen, nhưng cố tình bỏ trống dòng cuối cùng “Tái lai độ chúng quy”. Cháu ghi số điện thoại của mình và một lời nhắn nhỏ: “Ai biết dòng cuối bài thơ này xin gọi cho tôi.” Ngày hôm sau một sinh viên năm thứ hai đã gọi điện cho con gái tôi. Họ nói chuyện điện thoại và biết rằng họ đều là học viên Pháp Luân Công. Học viên đó đã nói với con gái tôi: “Bạn thật thông minh. Tôi đã mất cả một năm cố gắng tìm đồng tu.” Con gái tôi trả lời rằng chính Sư phụ đã cho cháu trí huệ.

Con gái tôi thường đổi tiền có nội dung giảng chân tướng cho bạn cùng trường, họ đều có vẻ thích chúng. Một người còn nói rằng: “Tiêu những tờ tiền này khiến chúng tôi cảm thấy rất vui.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/4/14/我家一双小弟子-272067.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/3/140252.html

Đăng ngày: 28-06-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share