Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-04-2013] Ông Phan Hữu Phát, 65 tuổi, là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ông đã bị các nhân viên từ Phòng An ninh nội địa Thẩm Dương và Tân Dân, cũng như đồn cảnh sát Tây Bắc Nhai bắt giữ, vì ông là một học viên Pháp Luân Công, khi đến thăm người bạn Hồ Lâm của mình vào ngày 28 tháng 08 năm 2012.

Ông Phan đã bị đánh đập tàn bạo và bắt giữ phi pháp. Sau đó ông bị giam giữ ở Trung tâm giam giữ Tân Dân.

Gia đình ông Phan đã đến nhiều cơ quan để kiến nghị trả tự do cho ông ngay lập tức, bao gồm trung tâm giam giữ, tòa án, Phòng 610, Phòng An ninh Nội địa Thẩm Dương và nhiều cơ quan chính quyền tỉnh. Tuy nhiên, như điển hình trong các tình huống liên quan đến học viên Pháp Luân Công, các quan chức ở mỗi cơ quan chỉ đơn giản trốn tránh trách nhiệm và từ chối giúp đỡ.

Ông Phan Hữu Phát

Buộc tội sai trái, ngụy tạo bằng chứng

Sau vụ bắt giữ ông Phan, cảnh sát Mã Lập Tân của Phòng An ninh Nội địa Thẩm Dương đã cấu kết với Tô Kiến Bình, Trưởng Phòng An ninh Nội địa Tân Dân và Vương Bình Viên, phó trưởng Phòng An ninh Nội địa Tân Dân để tạo bằng chứng truy tố ông Phan.

Trần Hồng Nham, từ Phòng Công tố của Viện kiểm sát Tân Dân, đã làm việc với Phòng An ninh Nội địa và Phòng 610 để nộp giấy tờ giả mạo lên Tòa án Tân Dân, được dùng trong phiên xét xử ông Phan.

Chủ toạ Cảnh Liên Trụ và thẩm phán Kế Hưng Đông đã lên lịch xét xử vào ngày 18 tháng 03 năm 2013.

Sau khi cẩn thận xác minh hồ sơ của công tố viên và các sự kiện của vụ án, luật sư của ông Phan xác định rằng cái gọi là “bằng chứng” rõ ràng đã được ngụy tạo nhằm tạo cớ cho kế hoạch của chính quyền để xét xử ông Phan.

Đánh đập tàn bạo trong quá trình bắt giữ

Khi gặp ông Phan ở trung tâm giam giữ, luật sư của ông được biết cảnh sát đã không mặc đồng phục trong lúc bắt giữ ông Phan. Họ cũng không trình bất cứ thẻ hay văn bản pháp lý nào, theo yêu cầu của pháp luật.

Các cảnh sát đã đẩy ông Phan xuống đất và còng tay ông ra phía sau một cách bạo lực. Chiếc còng tay rất chặt và tay ông bị sưng lên khiến cho cổ tay bị chảy máu.

Cảnh sát Trần Phúc Dương của Phòng An ninh Nội địa Thẩm Dương và các cảnh sát khác đã đánh ông Phan và làm ông bị thương ở chân và ngực.

Trong quá trình bắt giữ, ông Phan còn bị đâm bằng dao, gây ra vết thương ở cánh tay. Tuy nhiên, những người tham gia đã nói dối, tuyên bố rằng ông Phan đã tấn công họ bằng dao.

Ông Phan cho biết cảnh sát Trần Phúc Dương đã đánh ông nhiều lần trong quá trình bắt giữ và thẩm vấn sau đó, gồm có túm tóc và đập mạnh đầu ông vào tường. Kết quả khắp người ông Phan đầy vết bầm tím và ông trải qua cơn đau đầu và chóng mặt nghiêm trọng.

Luật sư đã yêu cầu ông Phan được kiểm tra sức khỏe và phát hiện ra rằng một lượng lớn chất lỏng tụ trong não của ông Phan.

Gia đình kiến nghị trả tự do cho ông Phan

Việc bắt giữ và trường hợp chấn thương của ông Phan là thuộc thẩm quyền của Toà án thành phố Tân Dân. Mặc dù ông Phan không làm gì sai và bị cảnh sát làm cho bị thương nghiêm trọng nhưng các quan chức tòa án đã từ chối thả ông.

Khi gia đình của ông Phan yêu cầu trả tự do cho ông, họ được các quan chức tòa án nói rằng quyết định này đến từ Phòng An ninh Nội địa Thẩm Dương, Phòng 610, và Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Sau đó gia đình ông đã đến những cơ quan này và các cơ quan chính quyền khác để đòi công lý và lập tức thả tự do cho ông Phan, nhưng không có kết quả.

Chế độ Cộng sản Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc được cai trị bằng luật pháp. Tuy nhiên, khi những người dân vô tội vốn không vi phạm pháp luật và không phạm tội bị bắt giữ không có lý do, các quan chức tòa án đã không dám thả họ, thay vào đó làm theo mệnh lệnh của Phòng 610 vô luật lệ và Phòng An ninh Nội địa, những cơ quan chuyên đàn áp Pháp Luân Công.

Một sĩ quan quân đội ưu tú

Ông Phan là một cựu sĩ quan quân đội. Ông đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ, bao gồm cứu hộ lũ lụt và chữa cháy tại dãy núi Đại Hưng An. Ông luôn xung phong trong mỗi nhiệm vụ và đã nhiều lần được thưởng huân chương của quân đội vì sự cống hiến xuất sắc.

Trong những năm trong quân đội, ông Phan đã phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe và ông đã thử rất nhiều phương pháp điều trị y tế để cải thiện tình trạng thể chất của mình, nhưng không có kết quả.

Các chứng bệnh biến mất sau khi tu luyện Pháp Luân Công

Khi ông Phan đang tìm kiếm phương pháp điều trị y tế vào tháng 05 năm 1996, một bác sĩ Trung y chuyên điều trị các bệnh nan y khuyên ông Phan thử tập luyện Pháp Luân Công.

Sau ba tháng tập luyện Pháp Luân Công, các vấn đề sức khỏe của ông Phan đã biến mất một cách kỳ diệu. Ông đã hưởng lợi rất nhiều cả về thể chất và tinh thần, trở nên ôn hòa và tốt bụng hơn.

Các cơ quan tham gia bức hại:

Lý Hưng, Phó Giám đốc Sở cảnh sát Tân Dân (kiêm phụ trách Phòng An ninh Nội địa): +86-24-27510118, +86-24-27625688, +86-13609835688
Vương Chiêm Lĩnh, Phó Giám đốc Ủy ban Chính trị và Pháp luật (kiêm Phó Giám đốc Phòng 610):
+86-2487505093 (Văn phòng), +86-15524018181
Tô Kiếm Bình, Trưởng Phòng An ninh Nội địa thành phố Tân Dân: +86-24-27510015, +86-13889186666 (Di động)
Trần Hồng Nham, công tố viên, Viện kiểm sát Tân Dân: +86-24-27509805, +86-13604908722 (Di động)
Kế Hưng Đông, thẩm phán, Tòa án thành phố Tân Dân: +86-24-27509832, +86-24-27509900, +86-15840397103
Vương Bình Nguyên, Trưởng Phòng An ninh Nội địa địa phương: +86-24-87852554, +86-24-87505782, +86-13504977263
Tô Hoa Lâm, Giám đốc đồn cảnh sát Tây Bắc Nhai: +86-24-287852471, +86-13940481588 (Di động)

Vương Bình Nguyên, trưởng Phòng An ninh Nội địa địa phương

Tô Hoa Lâm, giám đốc đồn cảnh sát Tây Bắc Nhai

Các báo cáo trước đó:

-Sợ nhân chứng đối chất, tòa án hủy bỏ phiên xét xử một sĩ quan quân đội đáng kính (https://en.minghui.org/html/articles/2013/3/28/138651.html)

-Cảnh sát Trung Quốc cướp đoạt của công dân vô tội và tạo bằng chứng giả để xét xử (https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/1/138730.html)

-Cựu sĩ quan quân đội ưu tú bị cảnh sát Tân Dân đánh đập và cầm tù (https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/24/136424.html)

-Một cựu viên chức quân đội xuất chúng bị bắt giữ – Gia đình bị xua đuổi vì yêu cầu trả tự do cho ông (https://vn.minghui.org/news/29822-mot-cuu-vien-chuc-quan-doi-xuat-chung-bi-bat-giu-gia-dinh-bi-xua-duoi-vi-yeu-cau-tra-tu-do-cho-ong.html)

-Tại sao một sĩ quan quân đội được tặng thưởng huân chương phải rời khỏi nhà trong 10 năm – Sự kiện bức hại học viên Pháp Luân Công, ông Phan Huy Khải ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh (https://en.minghui.org/html/articles/2011/8/4/127214.html)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/4/11/潘友发被劫持逾半年-家属不断控告-271933.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/18/138963.html

Đăng ngày 14-05-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share