Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

Tên: Phan Hữu Phát (潘友发)

Giới tính: Nam

Tuổi: 63

Địa chỉ: Thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh

Nghề nghiệp: Cựu nhân viên Ủy ban xây dựng nông thôn và thành phố.

Ngày bị bắt gần nhất: Ngày 28 tháng 08 năm 2012

Nơi bị giam gần đây nhất: Trại tạm giam thành phố Tân Dân (新民市看守所)

Thành phố: Tân Dân

Tỉnh: Liêu Ninh

Hình thức bức hại: Lao động cưỡng bức, tẩy não, kết án phi pháp, đánh đập, bỏ tù, tạm giam.

[MINH HUỆ 25-09-2012] Ông Phan Hữu Phát, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Thẩm Dương, và là cựu quan chức quân đội xuất chúng ở cấp trung đoàn, đã bị giam giữ trong một tháng vì kiên định vào niềm tin của mình, vì hướng bản thân theo các tiêu chuẩn của Chân – Thiện – Nhẫn để trở thành một người tốt. Gia đình ông Phan đã liên tục bị công an ở Đồn công an phố Tây Bắc thuộc Phòng công an thành phố Tân Dân xua đuổi. Những viên chức tham gia bắt giữ và bức hại ông Phan gồm có Vương Hưng Khoan, Lưu Bằng ở Đồn công an phố Tây Bắc, người ở Đội an ninh nội địa Phòng công an thành phố Tân Dân, và người ở quận Hoàng Cô thành phố Thẩm Dương. Đội an ninh nội địa thành phố Thẩm Dương đã đứng đằng sau chỉ đạo việc bắt giữ này.

Ông Phan Hữu Phát

Ông Phan, nguyên quán tại huyện Minh Thủy, tỉnh Hắc Long Giang, ông gia nhập quân đội sau khi tốt nghiệp phổ thông. Bởi ông là một người rất tận tụy và chăm chỉ, ông đã nhanh chóng được đề cử từ một người lính bình thường thành tiểu đội trưởng, sau đó là trung đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, và tiến đến là trung đoàn phó. Ông đã dẫn lính của mình hoàn thành nhiều nhiệm vụ như giúp giải cứu hỏa hoạn tại núi Đại Hưng An hay những vụ lũ lụt khác. Ông Phan đã chỉ đạo những nhiệm vụ này và được quân đội nhiều lần công nhận. Có một vườn rau ở đơn vị ông Phan và có nhiều người thường mang rau về nhà, tuy nhiên ông Phan không bao giờ lấy, ngay cả khi ông không có rau ăn ở nhà.

Sau đó, ông Phan giải ngũ và làm việc tại Ủy ban xây dựng nông thôn và thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh. Trong nhiều năm tại ngũ, do làm việc vất vả nên sức khỏe của ông có nhiều vấn đề. Ông bị chứng nghẽn mạch, bệnh tim, và bị viêm thận. Bởi ông là một người ngay thẳng, nên ông Phan không có nhiều tiền tiết kiệm và sau nhiều năm trả tiền thuốc men, ông đã trở nên nghèo khó. Ông Phan đã hỏi một số chuyên gia y tế tại Bệnh viện quân đội 202, “Tôi có thể được chữa khỏi không?” Một người đáp: “ Những bệnh nhân có tình trạng [sức khỏe] ít nghiêm trọng đều đã qua đời.”

Tháng 05 năm 1996 là thời điểm ông đang tìm một phương pháp chữa trị y tế, một bác sỹ Trung y có chuyên môn xử lý những ca khó chẩn đoán và khó chữa trị đã nói với ông Phan, “Bệnh của ông là vô phương cứu chữa. Ông nên luyện Pháp Luân Công. Tôi cũng mới bắt đầu luyện hơn một tháng trước. Đây là một môn tu luyện thượng thừa theo Phật gia.” Sau đó ông Phan bắt đầu luyện Pháp Luân Công. Sau đó ba tháng, những điều không tưởng tượng nổi đã xảy ra – tám vấn đề sức khỏe của ông đã biến mất, và sức khỏe của ông đã hồi phục. Khiến cho tâm trạng của ông từ đau khổ trở thành vui sướng, và cả gia đình, họ hàng, bạn bè đều chứng kiến sự khác biệt và sự kỳ diệu của tu luyện Đại Pháp là như thế nào.

Tu luyện Đại Pháp không những mang đến cho ông Phan một cơ thể mới, mà sự chuyển biến lớn nhất là những nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp đã thay đổi cách nghĩ của ông. Ông Phan nhập ngũ lúc còn trẻ và sớm trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi học thuyết vô thần của ĐCSTQ. Hiện giờ ông đã biết được tiêu chuẩn đạo đức thực sự của vũ trụ và nhận ra, miễn là một người sống theo các tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn và cố gắng trở thành một người tốt, anh/cô ấy sẽ trải nghiệm được sự thay đổi lớn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Từ một viên chức chính quyền bị ảnh hưởng nặng bởi học thuyết “lừa lọc, ác độc và đấu tranh” của ĐCSTQ, ông đã trở thành một học viên Đại Pháp, người tin vào Chân – Thiện – Nhẫn, ông Phan cảm thấy rất may mắn khi tìm được ý nghĩa thật sự của cuộc sống. Sau khi ĐCSTQ thi hành chính sách đàn áp Pháp Luân Công, ông đã giảng chân tướng về Pháp Luân Công bằng kinh nghiệm của mình mà không chút do dự nào, kết quả là ông liên tục bị bức hại. Ông đã đến Bắc Kinh để gửi một lá thư ngỏ có nhiều chữ ký đến phòng đại diện Đại biểu Quốc hội nhân dân. Nội dung lá thư nêu rõ sự thật về việc luyện Pháp Luân Công có lợi ích thế nào cho đất nước và người dân, nhưng ông đã bị kết án phi pháp lao động cưỡng bức trong một năm rưỡi. Răng của ông đều bị rụng do bị đánh đập dã man và ông bị buộc phải tham gia tẩy não. Ngay sau khi ông từ trại lao động cưỡng bức trở về, ông lại bị sách nhiễu bởi viên chức ĐCSTQ. Người ở Đội an ninh nội địa Thẩm Dương Thiết Tây đã đến nhà ông nhiều lần để giám sát và cố bắt giữ ông. Điều đó khiến ông phải rời khỏi nhà và luôn trong tình trạng chạy trốn trong 10 năm qua.

Ngày 28 tháng 08 năm 2012, ông Phan và một học viên nữa là ông Hồ Lâm đã bị công an ở Đồn công an phố Tây Bắc thuộc Phòng công an thành phố Tân Dân, Đội an ninh nội địa ở thành phố Tân Dân và người ở quận Hoàng Cô thành phố Thẩm Dương bắt giữ. Cả hai học viên đều bị đánh đập tàn nhẫn. Ông Hồ bị đánh đến mức máu chảy đầy khuôn mặt ông, ngoài ra ông còn bị thương ở nơi bị còng tay, bị sưng tấy ở trên lưng. Ông Phan bị còng tay sau lưng, bị đẩy xuống sàn, và bị dội nước lạnh lên đầu. Ông bị thương ở hai chân, xương sườn, bị một vết chém ở trên vai, và bị còng tay ở sau lưng trong chín tiếng. Công an đã lục soát nhà ông Hồ và tịch thu nhiều tài sản cá nhân và đồ đạc của ông, gồm có số tiền gần 10.000 nhân dân tệ, nhiều thẻ tín dụng và sổ tiết kiệm, một máy tính, và nhiều sách về Đại Pháp.

Điều tồi tệ hơn là công an đã bịa đặt ra nhiều câu chuyện để họ có thể được khen thưởng vì “hành động xứng đáng”. Họ làm giả lời buộc tội ông Phan, viết rằng ông đã dùng dao đâm ai đó rồi quẳng con dao xuống dưới nhà.

Sau khi ông Phan bị bắt và bị thương, gia đình rất lo lắng cho ông. Họ đã đến trại tạm giam thành phố Tân Minh và yêu cầu được gặp ông nhưng bị từ chối. Họ cố gắng gửi một ít quần áo cho ông Phan nhưng cũng không được phép. Lính canh nói rằng họ chỉ có thể gửi tiền cho ông. Sau đó gia đình ông đã đến Đồn công an phố Tây Bắc nhiều lần để yêu cầu trả tự do cho ông Phan. Công an Vương Hưng Khoan và Lưu Bành đã đẩy họ đi. Họ tuyên bố rằng họ đã tìm thấy 63 chiếc điện thoại di động khi họ bắt ông Hồ và ông Phan, và họ đã cố gắng bắt ông Phan trong chín năm qua. Gia đình ông đã đưa ra những lợi ích về tinh thần và thể chất mà ông Phan có được từ việc luyện Pháp Luân Công và nói rằng luyện Pháp Luân Công không phải tội ác. Một trong những người phụ trách Đồn công an phố Tây Bắc đã nói“Không quan tâm”. Người phụ trách này cùng hai công an Vương Hưng Khoan và Lưu Bành đã từ chối thả ông Phan.

Sau khi biết về những gì xảy ra với ông Phan, những đồng đội trong quân ngũ của ông đều bày tỏ lo ngại. Gia đình ông Phan nói rằng họ sẽ tiếp tục đi kháng cáo đến khi ông Phan được thả vô điều kiện và mọi lời kết tội ông đều bị hủy bỏ.

Thông tin liên lạc:

Vương Văn Hải, trưởng Đồn công an phố Tây Bắc +86-24-87852583 (Văn phòng), +86-24-27623318 (Văn phòng), +86-13889868866 (Di động)

Tôn Phương Viễn, phụ trách chính trị ở Đồn công an phố Tây Bắc: +86-24-87512111 (Văn phòng), +86-24-27608766 (Văn phòng), +86-13940204988 (Di động)

Trần Hạo, phó Đồn công an phố Tây Bắc: +86-24-87503300 (Văn phòng), +86-24-27613939 (Văn phòng), +86-13940375111 (Di động)

Vương Hưng Khoan , công an ở Đồn công an phố Tây Bắc

Lưu Bành, công an ở Đồn công an phố Tây Bắc

Đậu Hồng Lương, trưởng Phòng công an thành phố Tân Dân: +86-24-27510002 (Văn phòng), +86-24-87855588 (Nhà), +86-13998258888 (Di động)

Đào Hoành Vĩ, chính ủy thuộc Phòng công an thành phố Tân Minh: +86-24-27510002 (Văn phòng), +86-24-87855588 (Nhà), +86-13998258888 (Di động)

Dương Ngọc Sơn, phó Phòng công an thành phố Tân Minh: +86-24-27510008 (Văn phòng), +86-24-27618898 (Nhà), +86-13840383099 (Di động)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/9/25/昔日优秀军官被暴力绑架-家属要人遭推诿-263218.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/10/8/135768.html
Đăng ngày: 24-11-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share