[MINH HUỆ 12-11-2012] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cách đây 16 năm, nhưng cho đến năm ngoái, tôi vẫn chưa thể hướng nội khi xảy ra mâu thuẫn với người khác. Năm 2011, nhờ chăm chỉ học Pháp và thật tu, cuối cùng tôi đã thể hội được uy lực mạnh mẽ của việc hướng nội tìm.
Tu luyện và chính lại trường của bản thân
Con trai tôi là một tiểu đệ tử. Tôi đã coi thường cháu, nghĩ rằng cậu bé đọc Pháp quá nhanh, không chú tâm, chỉ muốn chơi đùa, và làm mọi thứ theo cách rất hời hợt. Vì thế, tôi thường nổi cáu với cháu, nhưng chỉ khiến cháu sửa đổi được tạm thời mà thôi. Nếu tôi không chú ý, cậu bé sẽ không học Pháp. Trong khi đang học Pháp nhóm, cháu sẽ đột nhiên bỏ sách xuống và đi vệ sinh mà không cho tôi biết. Khi những người khác đang đọc Pháp, cháu sẽ chơi đùa và đôi khi can nhiễu. Hành vi của cháu khiến tôi phiền não và tôi đã không biết phải làm như thế nào. Sau khi tốt nghiệp tiểu học, con tôi vào một trường trung học hạng thường. Tôi thấy rằng mình đã rớt xuống, chẳng những thất bại trong việc dạy dỗ con cái, mà thực sự đó là khảo nghiệm tâm tính của bản thân tôi.
Vấn đề rốt cuộc xuất phát từ đâu? Tôi thật là bối rối. Một lần trong khi tôi đang nghe bài giảng của Sư phụ, tôi đột nhiên ngộ ra rằng tôi đã thiếu từ bi với con trai mình. Gốc rễ vấn đề là vì tôi đã không tu luyện tốt. Tôi chỉ thấy được khuyết điểm của cháu và đo lường nó dựa trên tiêu chuẩn của bản thân mình. Nếu cậu bé không làm như tôi muốn, tôi sẽ nổi giận. Tôi có từ bi không? Chẳng phải là các khuyết điểm của con tôi phơi bày ra các khuyết điểm của chính tôi sao? Trường của tôi là không thuần chính. Vì thế trường của con trai tôi không được quy chính. Tôi đã hướng ngoại thay vì hướng nội và còn luôn trách mắng cậu bé. Làm sao mà kết quả có thể tốt được chứ?
Sư phụ đã giảng:
“Họ làm thế nào đưa những gì mà họ thấy ở đối phương, xoay trở lại nhìn bản thân họ vậy là tốt rồi.” (Đối thoại với thời gian, Tinh tấn yếu chỉ)
Khi tôi cuối cùng ngộ ra Pháp lý này, tôi ngay lập tức cảm thấy trường của tôi trở nên sáng và trong tâm cảm thấy minh bạch. Tôi quyết định chỉ nhìn ưu điểm của người khác và tìm ra những khuyết điểm của bản thân mình. Sau khi thay đổi như vậy, tôi cảm thấy Sư phụ đã gỡ bỏ nhiều thứ xấu ở trong tôi đi. Kể từ đó, tôi nói chuyện với con tôi bằng từ bi trong tâm mình. Tôi cùng cậu bé lên kế hoạch học tập và học Pháp một cách thuận lợi. Kết quả là con tôi đã được chuyển sang lớp giỏi nhất trong trường.
Bây giờ con trai tôi thức dậy lúc 05 giờ sáng. Cháu học Pháp trong 80 phút và phát chính niệm lúc 06 giờ sáng. Khi ở nhà một mình, cậu thường nhẩm học Pháp hoặc đọc Tuần báo Minh Huệ. Cậu bé thật sự đã sửa đổi và không còn sợ phải đối mặt với các trở ngại nữa.
Nhìn vào ưu điểm của đồng tu, sẽ có thể phối hợp tốt
Lời Sư phụ giảng đặt định tiêu chuẩn cho các đệ tử Đại Pháp. Sư phụ giảng rằng:
“Tôi, là Sư phụ, vẫn luôn không nhớ kể đến những việc sai sót mà chư vị làm trong tu luyện, chỉ nhớ kể đến những việc làm được tốt và những thành tựu của chư vị;” (Vượt qua cửa tử)
Tôi đã có niệm không tốt về hai đồng tu là một đôi vợ chồng.Tôi đã nghĩ rằng ngường chồng có tâm an nhàn và không muốn đi làm. Thay vào đó, anh ấy dựa dẫm vào trợ cấp của vợ mình. Anh ấy đã bào chữa là phải làm ba việc. Người vợ thì không chịu nghe chỉ trích từ người khác. Mỗi khi họ gặp phải ma nạn, tôi luôn có ý nghĩ rằng người chồng cần phải đi làm việc. Trong cuộc nói chuyện gần đây, tôi một lần nữa nói người chồng rằng anh nên tìm một công việc. Tuy nhiên, cả hai người đều gạt bỏ ý kiến này. Vì thế, tôi hướng nội và thấy rằng mình đã chệch khỏi Pháp. Tôi đã không nghĩ đến tình thế của họ và không xem xét những khó khăn của họ. Vậy mà, tôi luôn đo lường họ với các tiêu chuẩn của tôi. Các định kiến của tôi không nằm trong Pháp, đã tạo ra một lỗ hổng cho cựu thế lực.
Tại sao tôi cứ nhìn thấy các khuyết điểm của hai vợ chồng đồng tu này? Tôi đã cho rằng anh ấy thì lười nhác và chỉ có thể thuyết phục được tôi khi nào mà anh ấy tìm việc để làm. Tôi đã nghĩ rằng tôi giúp anh ta tiêu trừ sự lười nhác. Thực ra, tôi đang cố ý chứng minh luận điểm của mình. Ngoài ra, tôi cũng không thoải mái với những khuyết điểm của người vợ. Vì vậy tôi không biết được rằng tôi đã chệch khỏi Pháp. Tôi luôn muốn thuyết phục người khác. Thật ra, tận trong tiềm thức tôi cho rằng mình tốt hơn người khác và đang chứng thực bản thân mình.
Sau khi hướng nội, tôi ngộ rằng hai vợ chồng đồng tu này đã cố hết sức rồi. Họ phải chăm sóc cha mẹ họ đang nằm liệt giường và các con họ thì sức khoẻ rất tệ. Họ cũng cần làm ba việc thật tốt. Họ không khá giả nhưng họ vẫn cần sản xuất và phân phát các tài liệu giảng chân tướng. Thật ra, họ đã làm rất tốt. Ngay cả khi họ có chấp trước về an nhàn, họ có thể tiêu trừ nó trong quá trình tu luyện. Khi tôi bỏ xuống những định kiến người thường của mình, thì đồng tu này nhanh chóng nhận ra chấp trước an nhàn của anh ấy. Chúng tôi đã cùng nhau đề cao trong tu luyện.
Tầm quan trọng của việc xem xét bản thân
Chữ ”Tỷ” (nghĩa là “so sánh”) kỳ thật có nội hàm sâu sắc . Tuy nhiên, văn hoá Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bóp méo ý nghĩa của nó thành “đấu đá, cạnh tranh, và lợi dụng kẻ yếu thế”. Do quan niệm của văn hóa đảng này, có lần tôi đã không thể lý giải được khi đọc bài thơ “Thật tâm” của Sư phụ trong “Hồng Ngâm”. Tôi nghĩ: “Chẳng phải tu luyện là gỡ bỏ chấp trước vào tranh đấu hay sao? Tại sao chúng ta cần ganh đua?” Tôi đột nhiên trở nên minh bạch khi tôi đọc các chữ Hán. Chữ “Tỷ” có hình hai người đứng cạnh nhau, hai tay đặt trước ngực và chào người kia. Tôi ngay lập tức nhận ra rằng “Tỷ” là một sự miêu tả những người tu đạo cung kính tụ họp lại để học Pháp và cũng mang theo ý nghĩa là phối hợp chỉnh thể.
Vậy làm thế nào để chân chính “Tỷ học tỷ tu?” Niệm đầu tiên của chúng ta phải là hướng nội mà tìm. Sư phụ đã giảng:
“Gặp phải mâu thuẫn, bất kể mình đúng hay sai, đều nghĩ về bản thân: Việc này mình có chỗ nào không đúng? Có phải mình thật sự xuất hiện cái gì không đúng? Đều là đang nghĩ như vậy, niệm đầu tiên nghĩ chính mình, nghĩ vấn đề, ai không như vậy thì chư vị không phải là một người tu luyện Đại Pháp chân chính. Đây là Pháp Bảo của tu luyện, đây là một đặc điểm của tu luyện của đệ tử Đại Pháp chúng ta. Bất cứ gặp phải chuyện gì, niệm đầu tiên trước hết xét về mình, cái này gọi là ‘hướng nội tìm’.” (Thế nào là Đệ tử Đại Pháp)
Một học viên lâu năm mà tôi biết là một điều phối viên chịu trách nhiệm trong một số hạng mục Đại Pháp. Một ngày nọ tôi nhận được một lá thư nói rằng có hai đồng tu trong hạng mục của chúng tôi đã bị bắt và chúng tôi phải cần tạm thời ngưng hạng mục này lại. Niệm đầu tiên của tôi là về tính nghiêm trọng của tình hình. Tôi cũng có sợ hãi. Rồi tôi viết cho cô ấy và nói về sự quan trọng của an toàn và việc học Pháp. Trên bề mặt, tôi nghĩ cho cô ấy, nhưng tôi đã trách móc cô ấy vì không chú ý đến vấn đề an toàn cho chỉnh thể, khiến cho các đồng tu khác bị bức hại. Tôi nghĩ rằng tôi đã làm đúng cho đến khi một đồng tu khác bảo tôi đọc một bài chia sẻ về làm thế nào cựu thế lực có thể dùi vào những lỗ hổng và điểm yếu của các học viên. Tôi đã bị sốc. Trong bài chia sẻ, cách mà cựu thế lực can nhiễu và bức hại các học viên rất giống như những định kiến của tôi. Khi mâu thuẫn xảy ra, phản ứng đầu tiên của tôi là tìm lỗi của người khác. Sau khi đọc bài chia sẻ này, tôi ngay lập tức chấn chỉnh niệm đầu của mình và xin lỗi người học viên lâu năm kia. Tôi cũng phát chính niệm để phủ nhận sự bức hại của cựu thế lực đối với tất cả các học viên. Người học viên lâu năm cũng hướng nội. Kết quả là, chúng tôi phối hợp tốt trong việc tiêu trừ tà ác và giải cức các đồng tu.
Các điều phối viên nên có phẩm chất như nhựa cây tùng
Trong quá khứ, tôi luôn nghĩ rằng tôi không có nhiều chấp trước trong các mâu thuẫn giữa người với người. Sau khi kinh qua các khảo nghiệm, tôi nhận ra mình có vấn đề, giống như Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:
“Có một số người dùng chuẩn mực đạo đức đang trượt dốc kia mà tự đo lường bản thân mình, cho rằng mình tốt hơn người khác.“
Tôi luôn nghĩ tôi tốt hơn mọi người. Tất cả những gì tôi thấy đều là nhược điểm của họ. Thật rất khó để tôi thấy các chấp trước của bản thân mình. Vì vậy, kết quả thường không tốt. Trong nỗ lực chung của chúng tôi để giải cứu các đồng tu, tôi dường như rất tinh tấn. Nhưng kết quả thì lại không tốt.
Để các học viên hình thành một chỉnh thể, chúng tôi đã đưa ra một vài biện pháp. Tuy nhiên, nó không dễ dàng như tôi tưởng. Chấp trước vào tâm oán giận của tôi đã nổi lên. Tôi oán trách các đồng tu vì không thể tinh tấn, hoặc thất bại trong việc này hay việc khác. Thêm nữa, tôi thậm chí còn than phiền về các đồng tu ở Bắc Kinh không có trách nhiệm. Đôi khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp, tôi sẽ hình thành chấp trước vào hoan hỷ và nghĩ rằng mình đã làm việc rất tốt. Khi tôi bị can nhiễu trong những chuyện nhỏ, tôi nghi ngờ bản thân mình. Khi tôi gặp các can nhiễu lớn, tôi có chấp trước vào sợ hãi. Trên đường về, tôi gặp trục trặc với chiếc xe của mình. Sau đó tôi nhận ra rằng tất cả những việc này xảy ra là do tôi đã tạo nên đủ loại nhân tâm, gồm cả tâm hiển thị, chứng thực bản thân, sợ hãi, v.v.
Một ngày kia tôi mơ thấy Sư phụ đã điểm hoá rằng điều phối viên khởi tác dụng giống như nhựa cây tùng. Nhựa cây tùng là thành phần chính của chất dung hàn, vật liệu được dùng để giúp quá trình hàn được thuận lợi. Chức năng chủ yếu là tẩy sạch hợp kim hàn và ôxy trên bề mặt của miếng vật liệu cần được hàn, để bề mặt vật liệu đủ sạch và không bị oxy hoá trở lại trong khi hàn. Nó giúp giảm sức căng của bề mặt và tăng cường hiệu quả của quá trình hàn. Chất lượng của chất dung hàn ảnh hưởng trực tiếp chất lượng các linh kiện điện tử được sản xuất ra.
Mặc dù chất nhựa cây tùng dường như không cần thiết lắm, nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng. Tôi ngộ ra rằng một điều phối viên cần phải phóng hạ tự ngã, hòa tan với Pháp, và phù hợp với chỉnh thể. Thật ra, điều phối thực sự là một quá trình tu luyện bản thân. Nò là một quá trình đặt Pháp vào vị trí quan trọng nhất, luôn nghĩ đến người khác trước thay vì bản thân. Nếu chúng ta có thể phối hợp dựa trên Pháp, đó là chư thần chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh. Do vậy, năng lượng thật sự to lớn. Nếu chúng ta phối hợp với các chấp trước của con người, chúng ta sẽ có kết cuộc là đấu đá với nhau, mà đó là do an bài của cựu thế lực.
Sau khi minh bạch ra Pháp lý như vậy, tôi đã có thể xả bỏ chấp trước vào kết quả khi làm hạng mục và đã có thể tu luyện bản thân tinh tấn. Tôi nghĩ cho người khác trước và phối hợp theo các trạng thái của các đồng tu khác. Trên bề mặt, hạng mục giống như tiến triển chậm chạp, nhưng thực tế không chậm chút nào. Mỗi một bước là đề cao tâm tính của tất cả các đồng tu như một chỉnh thể. Thêm nữa, tôi đã gõ bỏ chấp trước xem thường người khác của mình.
Trên đây là kinh nghiệm tu luyện bản thân tôi trong năm qua. Xin từ bi chỉ ra những gì không phù hợp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/12/明慧法会–看对方要看正面-找自己要找不足-264864.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/25/136775.html
Đăng ngày 3-2-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.