Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-11-2012] Kính chào Sư Phụ! Chào các đồng tu!

Theo tiến trình Chính Pháp, yêu cầu phối hợp giữa các học viên trở nên càng ngày càng cao. Trong vở diễn lịch sử này, mỗi học viên đều đang đóng một vai được Sư phụ an bài. Làm sao chúng ta có thể tạo thành chỉnh thể thống nhất? Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình.

1. Điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng không bị can nhiễu

Học viên A và tôi duy trì một điểm sản xuất tài liệu cùng nhau hơn 10 năm trong cuộc bức hại. Nó vận hành trôi chảy và đóng vai trò quan trọng trong Chính Pháp và cũng như trong vùng chúng tôi. Chúng tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu và học được nhiều bài học.

Học viên A cần điều phối nhiều việc nên anh ấy không có thêm thời gian để học các kỹ thuật. Thông thường khi chúng tôi cần một số kỹ năng, tôi phụ trách việc nghiên cứu chúng. Vì vấn đề an toàn, tôi hơi khép mình và thay vì hướng dẫn các học viên ở các điểm sản xuất tài liệu khác, tôi thường không liên lạc với các học viên.

Khi các điểm tài liệu nhỏ bắt đầu mọc lên quanh khu vực chúng tôi cách đây ba năm, chúng tôi gặp can nhiễu nghiêm trọng. Một số điểm tài liệu nhỏ bị phá hủy. Thậm chí đến bây giờ, vẫn còn rất hạn chế các điểm sản xuất tài liệu nhỏ. Để đáp ứng yêu cầu trong vùng, điểm sản xuất của chúng tôi phải được duy trì. Nhờ Sư phụ gia trì, học viên A và tôi vững bước trên con đường tu luyện với niềm tin của mình vào Sư phụ và Pháp.

Chúng tôi không có kinh phí để bắt đầu nhưng Sư phụ đã giúp chúng tôi giải quyết vấn đề tài chính. Chúng tôi lấy một ít tiền từ tài sản gia đình. Để ngay chính, chúng tôi để riêng tài chính cá nhân và tiền dành cho điểm sản xuất và cẩn thận không bao giờ để lẫn chúng. Mặc dù chúng tôi không có nhiều tiền, nhưng đủ để duy trì cuộc sống đơn giản tại điểm sản xuất. Đó là tại sao, trong nhiều năm, không có việc làm có thu nhập nhưng chúng tôi vẫn có thể tập trung hoàn toàn vào Chính Pháp.

Hoạt động lâu dài của điểm sản xuất này hỗ trợ rất lớn cho nỗ lực giảng chân tướng ở vùng chúng tôi, ngăn chặn và giải thể các thế lực tà ác và giảm tổn thất mà chúng tôi phải gánh chịu như một chỉnh thể.

2. Loại trừ can nhiễu và tìm thấy chính niệm

Khi phối hợp với các đồng tu, tôi đã trải qua những khảo nghiệm tâm tính đau đớn. Đôi khi tôi không thấy nhiều hy vọng nhưng vẫn phải duy trì môi trường tu luyện của chúng tôi. Đối mặt với tất cả các loại phiền nhiễu trong thế giới, chúng ta có thể vững bước trên con đường tu luyện hay không luôn là một khảo nghiệm khó khăn. Với sự an bài chu đáo và sự bảo hộ của Sư phụ, chúng tôi có thể vượt qua khó khăn hết lần này đến lần khác. Cuối cùng chúng tôi đã thấy được hy vọng và nhận ra vai trò và trách nhiệm của chúng tôi trong Chính Pháp.

Sau khi sống một cuộc sống giản dị trong một thời gian dài, đôi khi sự hư danh và tham lam của tôi nổi lên, và kiểu sống này dường như không thể chịu được đối với tôi. Nó khảo nghiệm tâm tính tôi thường xuyên. Người thân không phải là học viên của tôi không muốn tôi chịu khổ, vì vậy họ luôn cố gắng tìm cho tôi một công việc tốt. Tuy nhiên, nhận ra rằng nó sẽ ảnh hưởng đến phối hợp chỉnh thể và nghĩ về trách nhiệm của mình, tôi từ chối làm bất cứ công việc nào. May mắn là một số người thân là học viên thấu hiểu và thực sự ủng hộ tôi. Họ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để tôi có thể tiến bước. Thực ra, đó cũng là an bài từ bi của Sư phụ.

Những năm gần đây, tôi nhận ra từ việc đọc trang web Minh Huệ rằng nhiều học viên làm việc cho các điểm sản xuất tài liệu tìm được công việc tốt. Tôi hỏi tại sao tôi không thể tìm được công việc phù hợp. Tôi có nhiều phàn nàn về học viên A. Tôi phàn nàn rằng anh ấy không đủ chú ý đến điều này. Những chấp trước này đôi khi được tăng cường bởi tà ác và tôi quên rằng các học viên cần phải từ bi.

Tại những thời điểm then chốt, đặc biệt khi các học viên trong vùng chúng tôi chịu bức hại nghiêm trọng, học viên A không lo lắng về sự an toàn của mình và hết lòng hỗ trợ nhóm. Anh ấy nhớ từng học viên và nhiều lần chia sẻ với họ từ quan điểm của Pháp. Đồng thời, anh thu thập các sự việc bức hại và phơi bày tà ác. Thỉnh thoảng anh ấy trở về rất mệt mỏi. Bất kể bận rộn thế nào, học viên A không bao giờ sao lãng học Pháp và tu luyện. Đây là tính cách đáng quý nhất của anh ấy và đó là tại sao anh đáp ứng được công việc của mình trong Đại Pháp. Thỉnh thoảng khi điểm sản xuất của chúng tôi đối mặt với nguy hiểm hay khi cảnh sát đến kiểm tra cư trú, học viên A luôn để tôi tách ra và anh ấy chịu trách nhiệm một mình. Trong nhiều năm, anh ấy đặc biệt quan tâm đến trạng thái tu luyện của những học viên nắm kỹ thuật hay làm việc tại các điểm sản xuất và cố gắng hết sức để bảo vệ sự an toàn cho họ, chứng tỏ sự chân thành, từ bi và trách nhiệm của anh ấy. Anh ấy đối xử với các học viên trong và ngoài vùng như nhau. Đôi khi trạng thái tu luyện của tôi trở nên rất kém vì nhân tâm và tôi gây ra can nhiễu cho anh ấy. Nhờ học Pháp, chân thành chia sẻ từ Pháp và điểm hóa từ bi của Sư phụ, tôi luôn luôn có thể lấy lại chính niệm và loại trừ tất cả các loại nhân tâm. Điểm sản xuất của chúng tôi trở nên càng ngày càng thành thục.

Sư phụ giảng:

“Tôi nói là không có kiểu mẫu, không có tham chiếu, chỉ có thể lấy làm tham khảo thôi, nhìn xem các việc được làm dưới tác dụng chính niệm của người ta; chư vị nếu chiểu theo rằng họ làm thế nào chư vị làm thế nấy, họ làm gì chư vị chiểu theo mà làm nấy, thì chư vị làm sai rồi. Mỗi cá nhân đều đang đi con đường của mình, mỗi cá nhân đều đang trong ‘chính ngộ’ ra Pháp tương lai mà bản thân mình nhận thức ra trong Đại Pháp.”(Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế ở Thủ đô Mỹ quốc 2012)

Qua học Pháp, chúng tôi nhận ra rằng Cựu thế lực đã tạo ra một số an bài cho từng học viên. Nếu chúng ta không thực tu bản thân hay theo an bài của Sư phụ, chúng ta sẽ đi theo an bài của cựu thế lực và thậm chí bị lợi dụng để can nhiễu chỉnh thể.

Học viên A nằm trong danh sách đen của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như là mục tiêu chính ở thành phố chúng tôi (cho dù hiển nhiên là chúng tôi không thừa nhận an bài này). Vì điều này, nó sẽ thật rủi ro nếu anh ấy cố gắng tìm một công việc ở địa phương. Nếu đến thành phố khác làm việc, anh ấy sẽ phải rời chỉnh thể và đóng cửa điểm sản xuất của chúng tôi. Điều này sẽ mang đến tổn thất cho bản thân anh và cho chỉnh thể. Trách nhiệm của học viên A yêu cầu nhiều thời gian và nỗ lực, làm cho anh ấy khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Anh ấy thường cân nhắc về việc tìm kiếm việc làm, ít nhất là những việc mà không can nhiễu đến trách nhiệm của anh tại điểm sản xuất tài liệu. Thực ra, nếu anh ấy tìm kiếm một công việc, Sư phụ nhất định sẽ giúp chúng tôi, và anh ấy sẽ tự nhiên tìm được nó, vậy thì chấp trước vào việc đó thì có ích gì? Khi tôi trở nên chấp trước, tôi quên tất cả những điều này và quên điều gì là quan trọng nhất. Tôi không nghĩ đến những khó khăn của học viên A, cũng không hiểu được trách nhiệm của anh ấy. Thay vào đó, tôi bị lợi dụng bởi tà ác để tạo ra rắc rối và ngăn cản chúng tôi tiến bước.

Sư phụ từ bi dùng nhiều cách để nhắc nhở tôi. Tôi đọc một bài viết trên Minh Huệ: “Với 100.000 tệ, cưỡi hạc đến thành phố Dương Châu.” Nói về bốn người bạn kể về giấc mơ của họ. Người thứ nhất nói anh ấy muốn có 100.000 tệ, người thứ hai nói anh ấy muốn trở nên bất tử và cưỡi hạc bay lên trời, người thứ ba nói anh ấy muốn đến thăm thành phố Dương Châu, người thứ tư nói anh ấy muốn tất cả những điều đó: “Với 100.000 tệ trong túi, tôi muốn cưỡi một con hạc đến thăm thành phố Dương Châu.”

Câu chuyện này làm tôi nhận ra chấp trước tham lam của tôi. Đây là vấn đề căn bản và tôi tạo ra nhiều cái cớ cho bản thân mình. Sư phụ giúp chúng tôi giải quyết vấn đề tài chính để chúng tôi có thể đi trên con đường này, một điều đã là thuận tiện nhất. Tôi không nên có những giấc mơ hão huyền này.

Sau đó, sau khi học Pháp nhiều, tôi cuối cùng đã nhận ra rằng chỉ khi giao phó hoàn toàn số phận của mình cho Sư phụ và Đại Pháp thì tôi mới có thể loại trừ rất cả những rào cản và đi trên con đường Sư phụ an bài.

3.Trở thành học viên trung nghĩa

Trong “Giảng Pháp luân lưu tại Bắc Mỹ” Sư phụ giảng về “nghĩa” trong “Tam quốc diễn nghĩa” và “trung” của Nhạc Phi thời Nam Tống và khai sáng cho các học viên bằng những khái niệm này từ văn hóa bán thần Trung Quốc. Sau đó, khi tôi chia sẻ với học viên A, anh ấy nói rằng các học viên nên “trung” và “nghĩa” hơn người thường. Lúc đó, tôi không đồng ý với anh ấy, nghĩ rằng những điều đó chỉ là suy nghĩ con người. Học viên A nói rằng điều Sư phụ giảng là Pháp và Ngài sẽ không đề cập đến bất cứ điều gì không liên quan đến tu luyện. Tuy nhiên, tôi đã bị đầu độc bởi văn hóa Đảng và nghĩ rằng Sư phụ chỉ giảng cho các học viên về văn hóa truyền thống Trung Quốc. Tôi không liên hệ nó với tu luyện của mình và không hiểu ý nghĩa sâu xa của Pháp. Lúc đó một số ít học viên cũng không đồng ý với học viên A vì chúng tôi đã không hiểu Pháp mà Sư phụ giảng.

Sau đó tôi nhận ra rằng không khoan dung và tha thứ cho chấp trước của các học viên khác là có liên hệ đến tâm lý biến dị gây ra bởi văn hóa ĐCSTQ. Khi đọc về “nghĩa” và “trung” được Sư phụ đề cập đến trong “Thế nào là đệ tử Đại Pháp”, cuối cùng tôi nhận ra rằng Sư phụ đang mô tả cho các học viên về tâm thái ngay chính và truyền thống. Đây là điều được thừa nhận bởi Pháp.

Sư phụ đã nói đến “trung” và “nghĩa” trong hai bài giảng. Làm sao chúng ta có thể phớt lờ chúng? Các Thần đã an bài một thời đại để minh chứng cho “nghĩa” và một triều đại khác để minh chứng cho “trung”. “Trung” và “nghĩa” là rất quan trọng trong lịch sử con người. Con người đã hy sinh mạng sống của mình để thành bậc quân tử. Vì vậy nó còn có ý nghĩa hơn cho các học viên trong Chính Pháp. Trong cuộc bức hại tà ác này, Đại Pháp yêu cầu chúng ta duy trì chính tín bất kể điều gì chúng ta gặp phải. Nếu chúng ta có thể trung thì ngay cả khi đối mặt với cái chết, chúng ta sẽ không bao giờ phản bội Sư phụ và Đại Pháp. Chỉ cần có thể như vậy, chúng ta sẽ không bán đứng các học viên khác để bảo vệ bản thân và cũng sẽ không có mâu thuẫn khi làm việc với nhau. Sẽ không có bất kỳ trở ngại nào giữa các học viên ngăn cản chúng ta làm việc và thăng tiến cùng nhau trong Chính Pháp.

Một người thường có thể giữ được trung và nghĩa để trở thành đấng quân tử được lưu danh trong lịch sử. Các học viên giữ được sự trung nghĩa sẽ liên tục đề cao trong Chân – Thiện – Nhẫn, cuối cùng trở thành sinh mệnh thần thánh vĩ đại.

Sư phụ giảng:

“Một nữa là nhân tâm chấp trước của bản thân mình. Đặc biệt là quan niệm đã hình thành, phương thức tư duy đã hình thành, những cái đó khiến bản thân rất là khó nhận thức ra những biểu hiện một cách không tự biết của nhân tâm. Nhận thức không ra thì làm sao buông bỏ? Đặc biệt là hoàn cảnh kia ở Trung Quốc, tà đảng đã huỷ đi văn minh truyền thống Trung Quốc, làm ra một bộ những thứ toàn là những gì của tà đảng, cái gọi là ‘văn hoá đảng’. Dùng phương thức tư duy mà chúng lập ra ấy, sẽ khó nhận thức Chân Lý vũ trụ, thậm chí không nhận thức ra được rằng những tư tưởng hành vi bất lương kia là đối lập với những giá trị phổ biến của thế gian. Rất nhiều tư tưởng bất lương mà không nhận thức ra nổi thì làm sao đây? Chỉ có chiểu theo Đại Pháp mà làm.” (Giảng Pháp vào ngày 20 năm truyền Pháp)

Nếu học viên mà không thể “trung” với Sư phụ và Đại Pháp, làm sao chúng ta có thể được gọi là học viên? Nếu học viên không thể “nghĩa” khi làm việc với nhau, thì chúng ta cách xa so với yêu cầu của Sư phụ thế nào? Làm sao chúng ta có thể hoàn thành sứ mệnh trợ Sư Chính Pháp?

Khi học viên A và tôi có thể làm việc giống như một người với chính niệm mạnh mẽ, Sư phụ lại một lần nữa khích lệ chúng tôi. Học viên A nhìn thấy trong giấc mơ của anh ấy có hai dây leo dây xoắn lại với nhau và leo lên một cây đại thụ. “Đại thụ” ở địa phương chúng tôi được phát âm giống như “cha”. Hai dây leo phát triển nhanh chóng tiến lên trời mà không gì có thể ngăn cản chúng. Chúng tôi nhận ra rằng nếu các học viên có thể làm việc với nhau như chỉnh thể, chúng ta có thể đề cao nhanh chóng và Sư phụ sẽ trực tiếp nâng chúng ta lên.

4. Hiểu được vị trí của mình và thực hiện tốt vai trò Sư Phụ đã an bài

Học viên A sau đó đảm nhận một hạng mục Chính Pháp. Hạng mục này còn yêu cầu môi trường ổn định hơn, nhiều thời gian và nỗ lực hơn. Cuối cùng chúng tôi nhận ra rằng duy trì một môi trường ổn định như vậy là quan trọng thế nào trong tu luyện của chúng tôi.

Hạng mục này yêu cầu tôi tra cứu thông tin cho A và hỗ trợ kỹ thuật. Tôi biết hạng mục này quan trọng thế nào đối với việc cứu độ chúng sinh và nhắc nhở bản thân rằng tôi phải phối hợp vô điều kiện với A.

Sau khi đưa những thông tin mà tôi thu thập được cho A, anh ấy bắt đầu làm việc với nó nhưng trí óc tôi vẫn không hề ngơi làm việc. Tôi liên tục có “ý kiến hay” và thậm chí ngồi trước máy tính và bắt đầu làm về hạng mục này. Tôi nghĩ rằng cả hai chúng tôi đều có thể làm việc về nó và ai làm tốt hơn sẽ thắng cuộc.

Vì tôi rất “dụng tâm” với nó và liên tục xin Sư phụ ban cho tôi trí huệ, tôi cảm thấy rất tốt về công việc của mình.

Một vài ngày sau, A mang kết quả của anh ấy đến cho tôi và xin tôi lời khuyên. Tôi thấy rằng chúng tôi có cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau. Vì tôi rất chấp trước vào cách của mình, lời khuyên của tôi dành cho A rất tiêu cực. Tôi đề nghị anh ấy sử dụng kết quả của tôi nhưng anh ấy không muốn. Tôi không nhận ra rằng tôi nên từ bỏ chấp trước vào bản thân, phối hợp vô điều kiện với học viên A và không để sơ hở cho tà ác, nên lời nói của tôi khá gay gắt. Học viên A trách mắng tôi: “Anh quên ai phụ trách hạng mục này sao. Nếu anh cứ làm như vậy, chúng ta sẽ thất bại!”

Tôi lập tức trở nên im lặng. Không thể che đậy tâm bất tịnh của mình và tôi đầy xúc cảm. Tôi biết tà ác sẽ lợi dụng chấp trước của tôi để tạo ra can nhiễu và làm hạng mục này thất bại. Sư phụ đã đề cập nhiều lần làm sao phối hợp với các học viên khác và tôi đã làm điều đó nhiều lần. Tôi liên tục thanh trừ những ý niệm xấu để có thể kiểm soát hành vi của mình.

Sau đó tôi bình tĩnh và tự hỏi bản thân: “Tại sao mình cảm thấy mình viết tốt hơn? Tại sao mình không thích bài viết của học viên A? Mình sẽ so sánh hai bài viết một cách khách quan.”

Nhưng sau khi tôi bật máy tính, tôi bị sốc khi thấy rằng mọi thứ tôi thu thập được và bài tôi viết đã biến mất. Những tập tin không liên quan đến dự án vẫn còn. USB của học viên A vẫn còn bài viết của anh ấy và các tập tin tôi copy cho anh ấy. Không tập tin nào của anh ấy bị mất.

Tôi biết đây là một vấn đề nghiêm trọng và tôi nhận ra rằng tôi không nên so sánh như vậy. Chẳng phải là vì tôi không thể buông bỏ bản thân sao? Ngay cả nếu bài viết của tôi tốt hơn của A thì tôi cũng nên từ bỏ chấp trước này.

Tôi không thích bài viết của học viên A và thích bài của tôi hơn, điều này đã rất sai và tôi chấp trước vào ý kiến của mình. Tôi càng ngày càng chấp trước vào chúng. Không phải điều này là sự phản ánh của tự tâm sinh ma sao? Thực sự thì không thích và thích không phải là chính bản thân tôi. Chấp trước của tôi gây ra giả tướng và tôi đã bị đánh lừa bởi giả tướng đó.

Nhưng tôi cảm thấy điều này không phải là vấn đề căn bản. Trong rất nhiều năm phối hợp với học viên A, tôi đã cố gắng nhiều lần đề cao bản thân ở phương diện này. Điều gì là vấn đề căn bản của tôi?

Suy nghẫm lại:”Bài viết của tôi bị mất nên nỗ lực của tôi bị lãng phí. Tôi thậm chí mất những tập tin gốc và không thể viết lại bài viết… Có phải điều đó có nghĩa là Sư phụ không muốn tôi làm việc này không?” Tôi đột nhiên nhận ra rằng tôi đã quên mất vai trò của mình! Trong hạng mục này, Sư phụ đã chọn học viên A chứ không phải tôi. Tôi nên phối hợp vô điều kiện với học viên A. Đó là điều Sư phụ muốn nhưng tôi đã không muốn đóng vai trò hỗ trợ. Tôi có đầy những ý kiến của mình và muốn đóng vai trò lãnh đạo. Tôi thậm chí còn muốn cạnh tranh. Tôi đã không hoàn thành nhiệm vụ và thay vào đó can nhiễu đến A. Điều này thực sự nguy hiểm.

Đào sâu hơn, có một quan niệm con người rất xấu. Tôi không muốn bị bỏ lại phía sau khi có việc gì tốt. Điều này gây ra bởi vì tôi không tin tưởng vào Sư phụ và Pháp. Sư phụ an bài mọi thứ đều có nguyên do. Ngài để tôi làm điều này nhưng tôi lại muốn làm thứ gì đó tốt hơn. Đây là đi lạc đường.

Sư phụ giảng:

“Kỳ thực tới cuối cùng thì hết thảy những gì được cứu độ, được trùng tổ nếu không phải là [điều] tôi cần hoặc không đạt tiêu chuẩn, thì có làm xong cũng như không, cũng phải bị huỷ.” (Giảng Pháp vào ngày 20 năm truyền Pháp)

Sau đó khi làm việc với học viên A, tôi luôn cố gắng hết sức đóng vai trò của mình và cảm thấy rằng mọi thứ tiến triển tốt. Tôi đưa ra các góp ý chân thành cho các bài viết của A. Một số góp ý được chấp nhận, một số bị từ chối. Tôi không chấp trước chút nào vào kết quả.Tôi đánh mất tập tin thêm một lần nữa khi tôi lại quên mất vai trò của mình. Sau đó khi A và tôi làm việc về hạng mục này, cách làm của chúng tôi ngày càng tốt hơn và chúng tôi càng ngày càng trở nên có hiệu quả. Trong các vai trò khác nhau, cả hai chúng tôi đều cảm thấy rằng chúng tôi liên tục thăng tiến. Tôi cũng biết rằng tôi không chỉ phối hợp với A mà còn đóng vai trò của riêng mình trong trợ Sư Chính Pháp và cứu độ chúng sinh.

Nhìn lại, tôi kinh ngạc rằng tất cả những an bài của Sư phụ luôn luôn là tốt nhất cho tu luyện của từng cá nhân học viên. Đóng vai trò hỗ trợ này rất có ích để tôi sửa đổi tâm hiển thị của mình. Sau khi hiểu điều này, lòng biết ơn của tôi đối với Sư phụ không sao tả xiết.

5. Không sợ khổ và liên tục học Pháp

Những năm gần đây, tôi cố gắng nhiều trong việc học Pháp. Tôi đối đãi với việc học Pháp nghiêm túc hơn, đặc biệt sau khi Sư phụ đăng bài “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011”. Bây giờ tôi có thể tập trung khi học Pháp.

Bây giờ tôi thấy rằng nếu không học Pháp tốt, các khảo nghiệm tâm tính sẽ rất khó khăn đối với tôi. Bất cứ khi nào gặp khó khăn, tôi luôn có thể nhớ lại Pháp mà Sư phụ giảng. Đôi khi tôi nhớ nhiều khía cạnh của bài giảng của Sư phụ trong cùng một vấn đề. Sau đó tôi lập tức trở nên thanh tỉnh, tràn đầy tự tin và mạnh mẽ. Ngay cả nếu vấn đề không thể được giải quyết ngay lập tức, tôi luôn cảm thấy tin tưởng rằng Đại Pháp sẽ giúp tôi vượt qua những khó khăn.

Sư phụ giảng:

“Nơi thế gian này chính là ở trong ‘mê’, trạng thái của người tu luyện cũng là tu trong cái tin và không tin.” (Giảng Pháp vào ngày 20 năm truyền Pháp)

Không có gì ngẫu nhiên trong bất cứ điều gì các học viên gặp phải. Sư phụ an bài mọi thứ cho mỗi học viên. cựu thế lực cũng an bài mọi thứ chúng muốn. Sống trong thế gian con người, chúng ta trông không khác biệt nhiều so với người thường. Tuy nhiên, cuộc đời chúng ta là trên một con đường tu luyện và không có khoảng trống. Bất cứ tâm lý “tin vào may mắn” nào đều nguy hiểm cho các học viên. Sư phụ nhắc nhiều lần rằng chúng ta rằng chúng ta nên học Pháp tốt. Thật ra chúng ta không nên sợ khổ khi học Pháp. Khổ không phải về thân thể mà là về tinh thần. Thật đau khổ khi chấp trước của con người vào sự hạnh phúc và sự tò mò không được đáp ứng. Nhưng những thứ đó không phải là chân ngã của chúng ta. Nếu chúng ta bị chướng ngại bởi những thứ này, chúng ta không thể học Pháp. Nếu chúng ta có thể đột phá, mỗi lần chúng ta thanh trừ những thứ này, chúng ta thực sự loại bỏ được nhân tâm. Chúng ta có thể đồng hóa với Đại Pháp và trân quý Pháp.

Chúng ta có thể liên tục học Pháp tốt hay không là một khảo nghiệm quan trọng cho tất cả chúng ta vào thời khắc cuối cùng. Trong thế giới đầy những ham muốn này, việc liệu chúng ta có thể vững tin vào Sư phụ và Đại Pháp hay không cũng quyết định việc liệu chúng ta có thể hoàn thành sứ mệnh và thành công đi hết con đường mà Sư phụ an bài hay không.

Cảm ơn Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/12/明慧法会–安分守己的演好师尊安排的角色-264166.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/13/136645.html

Đăng ngày 2-2-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share