Không được vì bất kể lý do gì làm loạn Pháp tự lừa mình hại người
Bài của đệ tử Đại Pháp ở Mỹ
[MINH HUỆ 14-11-2009] Tại hải ngoại có người chế tác và bán một loại sách điện tử e-book; trong sách có tiếng nữ nhân đọc kinh văn Đại Pháp; còn khiến rất nhiều học viên các nơi trên thế giới đặt mua; điều này là tuyệt đối không thể được phép. Hễ không phải nguyên thanh âm của Sư phụ, thì dẫu là tiếng do máy tính mô phỏng giọng người hay là giọng tiếng của bất kỳ ai cũng vậy, thì trong thanh âm đều mang theo nghiệp lực rất lớn và tư tưởng hoàn chỉnh của người ấy; học viên tuyệt đối không được dùng nó để học Pháp, càng không được đưa ra lưu truyền. Xin cảnh báo học viên các nơi rằng không ai được đặt mua cuốn sách điện tử này; nếu đã đặt mua thì hãy trả lại. Người chế tác ra cuốn sách điện thử này phải thu hồi toàn bộ tất cả các sản phẩm, đã bán ra bao nhiêu thì phải tìm thu hồi lại bấy nhiêu, vãn hồi ảnh hưởng. Kỳ thực, những đệ tử chân tu mà có thể chiểu theo yêu cầu của Sư phụ tĩnh tâm học Pháp, thì không cần nhắc nhở cũng biết được Sư phụ có yêu cầu đối với học Pháp là những gì, cũng như, thế nào là loạn Pháp và hậu quả của loạn Pháp.
Vì để Đại Pháp được bảo trì vĩnh viễn bất biến, mỗi học viên chúng ta đều có nghĩa vụ yêu cầu nghiêm khắc chính mình, duy hộ hình thức tu luyện mà Sư phụ đã định ra cho chúng ta. Hiện nay các sản phẩm khoa học có đủ thứ phong phú; một số học viên mang cái tâm mới mẻ khác người rất là mạnh mẽ, mà lại quên mất điều Sư phụ giảng dạy. Chẳng hạn vì để thuận tiện hơn hoặc đỡ tốn công hơn, bèn đưa nội dung Đại Pháp vào các thiết bị điện tử khác nhau, hoặc tìm người đọc kinh văn rồi thâu lại để nghe. Thuận tiện thì đúng là thuận tiện rồi, cũng đỡ tốn công sức, nhưng hiệu quả học Pháp thực chất như thế nào? Về phương diện duy hộ Đại Pháp thì lại khởi tác dụng gì? Nếu chúng ta nay đổi một chút, mai đổi một chút, ngày tháng qua đi, thì sẽ cải biến hình thức tu luyện mà Sư phụ dạy cho chúng ta. Học Pháp chính là phải nghe băng thu âm Sư phụ giảng Pháp, hoặc tự mình trực tiếp đọc sách của Sư phụ. Có tình huống đặc thù, ví như học viên không biết chữ, thị lực kém, thì có thể do người khác dẫn đắt đọc, rồi dần dần học viên tự mình đọc.
Từ 1992 đến nay, 17 năm ngắn ngủi trôi qua; là có khá nhiều người, một cách không tự ý thức được, đã trộn lẫn những thứ vào trong Đại Pháp; là có khá nhiều người không có suy xét kỹ thêm mà theo một cách mù quáng. Hãy nghĩ kỹ xem, nếu chúng ta không chú ý, thì một vạn năm sau, hình thức tu luyện sẽ biến thành cái dạng gì? Có khi tương lai có người sẽ tạo ra người máy để dạy động tác; vậy cá nhân ấy nhất định chính là ma rồi. Nguyên nhân Phật giáo bị tiêu mất ở Ấn Độ chính là những người về sau đã đưa những thứ của bản thân không ngừng trộn lẫn vào đó, dần dần làm thay đổi pháp môn ấy. Có những người chỉ thích những thứ mới mẻ khác người, mà không nghiêm khắc chiếu theo yêu cầu của Đại Pháp mà làm. Tội nghiệp vì phá hoại Đại Pháp ấy, làm thế nào bồi thường cho hết? Tu luyện là nghiêm túc; những người này nếu không dừng cương trước bờ vực thẳm, không thể vãn hồi ảnh hưởng, thì hậu quả sẽ không tưởng tượng được.
Thu âm giảng Pháp của Sư phụ nhất định phải có thanh âm của Sư phụ, vì đó là Pháp; chỉ có như vậy mới có thể có uy lực thuần chính của Đại Pháp. Ở hải ngoại, ngay cả là thâu âm phiên dịch sang tiếng Anh, cũng nhất định phải đồng thời có thanh âm của Sư phụ ở đó. Như vậy, học viên chỉ là phiên dịch lời giảng Pháp của Sư phụ, chứ không phải tự họ giảng Pháp đọc cho người khác nghe. Bất kể ai cũng không thể đưa thanh âm của mình lẫn lộn với thu âm của Đại Pháp, nếu không thì chính là truyền bá nghiệp lực của tự mình, và đồng thời, khởi tác dụng loạn Pháp và phá hoại việc học Pháp của các học viên.
Từ lâu Sư phụ đã bảo chúng ta: “Mọi người nhất định phải minh bạch, hình thức tu luyện mà tôi lưu lại cho chư vị là không thể cải biến, tôi không làm gì thì chư vị không được làm, tôi không dùng gì thì chư vị không được dùng, trong tu luyện tôi giảng thế nào thì chư vị cứ thế mà giảng. Hãy chú ý! Một cách không tự biết mà cải biến Phật Pháp như thế là phá hoại Phật Pháp!” (‘Phật tính vô lậu’ trong «Tinh tấn yếu chỉ»)
“Tôi còn muốn bảo chư vị rằng, kỳ thực bản tính từ trước của chư vị là kiến lập trên cơ sở ‘vị ngã vị tư’, chư vị từ nay trở đi làm các việc thì phải trước tiên nghĩ đến người khác, tu thành [bậc] Chính Giác ‘vô tư vô ngã’, ‘tiền tha hậu ngã’; do đó chư vị từ nay trở đi làm gì nói gì thì cũng đều nghĩ đến người khác, thậm chí nghĩ cả cho người [đời] sau nữa! Hãy nghĩ cho sự vĩnh thế bất biến của Đại Pháp!” (‘Phật tính vô lậu’ trong «Tinh tấn yếu chỉ»)
“Tôi, Lý Hồng Chí, mỗi bước đi đều vì sự lưu truyền của Đại Pháp cho đời sau mà đặt ra hình thức bất biến bất phá. Pháp lớn nhường ấy không phải là nhất thời nhiệt huyết rồi [kết thúc] xong đâu; vạn thế vĩnh viễn đều không được xuất một thiên sai. ‘Tự tôi làm duy hộ Đại Pháp’ đồng dạng vĩnh viễn cũng là trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp; vì Ông là [của] chúng sinh của vũ trụ, trong đó gồm cả chư vị.” (‘Pháp định’ trong «Tinh tấn yếu chỉ»)
Ngoài ra, nhân viên duy trì các website của trạm phụ đạo các nơi cũng cần chú ý rằng, website tu luyện Đại Pháp có thể thêm đường liên kết link đến www.falundafa.org, như vậy mới tránh khỏi việc trong kinh văn xuất hiện hiện tượng mất chữ, loạn số, sai chữ, không thể kịp thời cập nhật, v.v.
Còn có người phân bài giảng Pháp của Sư phụ thành các đoạn ngắn rồi đăng lên các website video của người thường hoặc các blog cá nhân; đó là ‘đoạn chương thủ nghĩa’, rất không nghiêm túc. Giảng Pháp của Sư phụ, nếu có người chưa được phép mà cứ đưa lên mạng lưới Internet, thì tại tầng người thường mà nói là sự xâm phạm bản quyền một cách nghiêm trọng; còn về tu luyện mà nói, thực chất là can nhiễu học viên tu luyện, can nhiễu thế nhân đắc Pháp. Tội lỗi rất lớn, rõ ràng là vậy. Không được vì chạy theo tiện lợi và sự mới mẻ khác người mà làm loạn Pháp, tự gạt mình hại người. Đại Pháp và học Pháp đều cực kỳ nghiêm túc, quyết không được nghĩ đương nhiên đối đãi thế nào thì liền đối đãi như thế.
● ● ● ● ● ● ● ● ●
Ghi chú: Đệ tử Đại Pháp không được dùng nhân tâm mà làm việc; Pháp là không ai làm loạn được; hành vi khởi tác dụng can nhiễu chỉ có thể là vết nhơ trong tu luyện của chính mình. Một người tu luyện, vô luận là thời gian lâu không vượt quan hoặc làm chuyện xấu sau khi tu luyện, đều sẽ bị dẫn dắt đến quan đại nạn cuối cùng, tương lai chư vị làm sao đây?
Lý Hồng Chí
13 tháng Mười Một, 2009
● ● ● ● ● ● ● ● ●
Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo).
Dịch từ bản gốc tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2009/11/14/212590.html.
Dịch ngày 15-11-2009; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
▪ đoạn chương thủ nghĩa: trích dẫn mà tách khỏi ngữ cảnh.
▪ ngũ hoa bát môn: đủ thứ phong phú, muôn màu muôn vẻ.
▪ tiêu tân lập dị: (làm ra những thứ) mới mẻ khác người.
▪ thiên sai: lệch lạc.
▪ tiền tha hậu ngã: người trước ta sau, vị tha; không ích kỷ (diễn giải).
▪ vị ngã vị tư: vì bản thân vì tự mình, ích kỷ.
▪ vô tư vô ngã: vô tư không vì bản thân; không ích kỷ (diễn giải).