Bình chú: Vứt bỏ nhân tâm

Bài này viết rất hay, nhận thức còn hay hơn. Có một vài học viên không coi trọng việc học Pháp, thường lấy tâm của người thường để nhận thức mỗi khi có tình huống nào đó xuất hiện trong các học viên Đại Pháp. Không chỉ là có biểu hiện sùng bái một cách mù quáng, mà thực ra biểu hiện của nhân tâm này là thể hiện chân thực [phân biệt giữa] người tu luyện và người thường. [Nó] cũng sẽ đưa đến rất nhiều phiền phức trong tu luyện của bản thân, can nhiễu việc chứng thực Pháp, và việc phối hợp với nhau dựa trên Pháp giữa các học viên. Nổi cộm nhất là có rất nhiều học viên bị bức hại nghiêm trọng cũng là do bản thân họ có nhân tâm quá nặng nề, và chính niệm không đầy đủ nên tạo thành như vậy. Biện pháp giải quyết là nhất định phải coi trọng việc học Pháp, học Pháp nghiêm chỉnh. Bộ Đại Pháp này có thể chính cả đại khung, có thể khiến con người tu luyện đến viên mãn, thì lẽ nào không biết quý tiếc cơ duyên vạn cổ này? Hơn nữa, cơ duyên này chỉ trong nháy mắt là trôi qua!

Lý Hồng Chí
Ngày 1 tháng Chín, 2005

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Cần chú ý đến hiện tượng nguy hiểm

[MINH HUỆ 1-9-2005] Sau khi đọc bài “Đừng dùng tâm con người để đối đãi các học viên từng chịu bức hại” do đệ tử Đại Pháp hải ngoại viết (đăng trên “Tuần báo Minh Huệ” số 185), tôi có cảm xúc khá sâu sắc. Nguyên từ bài đó đã chỉ ra: “Có một số bạn đồng tu, nhất là có không ít các bạn đồng tu tại hải ngoại, khi đối đãi với các học viên từng chịu bức hại, là không chỉ đồng tình và ủng hộ, mà còn coi họ như những anh hùng để sùng bái, cung kính, tôn trọng; thậm chí khi nghe chuyện về những gì mà học viên kia kể khi trải qua bức hại thì cảm thấy như những câu chuyện anh hùng vậy.” Khi đối chiếu thêm nữa, [tôi thấy rằng] hiện tượng này không chỉ có ở các học viên hải ngoại, mà chẳng phải ở Trung Quốc cũng tồn tại loại hiện tượng này hay sao?

Mấy năm gần đây, các nơi tại Trung Quốc, các đệ tử Đại Pháp thường tổ chức các loại hoạt động giao lưu, hoặc giao lưu giữa các học viên địa phương, hoặc giao lưu khi mời các học viên từ địa phương khác đến. Mùa đông năm ngoái, người điều phối viên chỗ chúng tôi đã mời một học viên, người đã dùng chính niệm thoát khỏi hang ổ của ma quỷ, tới để giao lưu trao đổi, để giới thiệu rằng bạn đồng tu ấy đã dùng chính niệm để qua được cửa ải đó thế nào. Bạn đồng tu đó đã tuyệt thực nhiều tháng ở trong tù, thập tử nhất sinh, rồi cuối cùng nhờ từ bi của Sư phụ mà được phóng thích sớm hơn. Những gì anh ấy trải qua đã được lưu truyền rộng trong các học viên bản địa, và, một cách vô ý thức, phần đông đều sùng bái anh ấy như một anh hùng siêu thường. Không lâu sau, trong số các học viên địa phương chỗ chúng tôi có một học viên được thả ra sau khi bị giam cầm rất lâu một cách phi pháp, và dẫn đến nhiều xôn xao trong các học viên địa phương. Đồng tu này bị giam cầm ở trại lao động cưỡng bức Trường Lâm Tử nơi có nhiều tiếng xấu (tại Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang), và anh đã phải chịu nhiều tra tấn tàn khốc phi nhân tính. Anh ấy bị đánh, đánh rơi cả răng, gẫy cả xương sườn…, nhưng anh ấy vẫn kiên định chính tín vào Sư phụ và Pháp, luôn bất khuất, chính niệm chính hành, và kiên định vượt qua được. Khi nghe những việc cảm động như thế, các học viên địa phương đều vô cùng ngưỡng mộ anh này, và, một cách vô ý hoặc có nhận ra được, đã coi anh ấy như kiểu mẫu cho mình, tán dương khen tụng rất nhiều.

Không nghi ngờ gì nữa, hiện tượng kể trên đều là biểu hiện của nhân tâm; nếu không kịp thời nhận rõ ràng ra bằng Pháp lý để chỉnh lại cho đúng, thì để phát triển tiếp như thế sẽ rất là nguy hiểm.

Đối với bạn đồng tu đã thoát khỏi hang ổ ma quỷ, chúng ta nên qua thân của họ mà thấy được sự thù thắng và uy nghiêm của Đại Pháp, thấy được rằng các đệ tử Đại Pháp cần phải có được chính tín vững vàng như bàn thạch đối với Sư phụ và Pháp; chính niệm kiên cố không thể phá để tiêu trừ tà ác, chính hành kiên cường bất khuất để phủ định bức hại, cũng như có chính khí khiến tà ác run sợ. Cái đúng và và cái chính của họ, là do phù hợp với Đại Pháp, đã chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà làm. Nếu như coi cá nhân có những biểu hiện siêu thường (vốn là do phù hợp với Pháp) còn coi trọng hơn cả Đại Pháp, thì dễ sản sinh chấp trước vào con người, là tu theo con người, là xa rời khỏi lời dạy “lấy Pháp làm Thầy” của Sư phụ.

Thông qua bản thân bạn đồng tu đã dùng chính niệm vượt qua quan ải, mỗi học viên đều có thể tìm ra những sai sót trong tu luyện của bản thân mình, từ đó tự khích lệ bản thân dũng mãnh tinh tấn trong giai đoạn cuối cùng này, thực thi cho tốt hơn nữa. Đồng thời, chúng ta cũng cần từ Pháp lý mà nhận ra rằng: bạn đồng tu nào phải gánh chịu nạn lớn cũng là do bản thân còn có chỗ sai sót nên mới bị cựu thế lực lấy đó làm cái cớ để bức hại, hoặc do chấp trước căn bản chưa vứt bỏ, hoặc là nhân tâm còn tồn tại một thời gian lâu vẫn không được buông bỏ, hoặc từng gây tổn thất nặng nề cho Đại Pháp, vân vân. Mà lúc bấy giờ Pháp thân của Sư phụ và chư Thần hộ Pháp lo quá không có cách để giúp, muốn mà không giúp được. Mãi đến cuối cùng khi Sư phụ từ bi giúp đỡ và cứu trợ thoát khỏi hang ổ của ma quỷ, thi đó cũng là bản thân đã khởi xuất được chính niệm của đệ tử Đại Pháp trong khi chịu ma nạn nên đã có tác dụng như vậy. Chúng ta phải nhận thức rõ hơn nữa: Hiện nay chúng ta là người tu luyện đang trên con đường trở thành Thần.

Do vậy chúng ta không được mù quáng sùng bái đối với bạn đồng tu dùng chính niệm để vượt qua quan ải đó; làm như vậy thực ra là làm hại họ, dễ khiến họ chấp trước vào bản thân, tự cho rằng bản thân họ đã vứt bỏ được sinh-tử, không còn gì để mà tu nữa, sao lãng làm trượt mất hết thảy cơ hội để cứu độ chúng sinh, để bù đắp những tổn thất tạo thành do bản thân bị giam lâu ngày. Từ giác độ của Chính Pháp mà xét, việc sùng bái cá nhân một học viên tại địa phương, hoặc sùng bái hai cá nhân, cũng như sùng bái nhiều cá nhân hơn nữa, thì đều sản sinh ra một loại làn sóng mạnh mẽ trong các học viên địa phương, và bạn đồng tu từng chịu nạn lớn ấy sẽ trở thành tiêu điểm chứng thực Pháp của địa phương; như vậy, chẳng phải cựu thế lực và nhân tố của cựu vũ trụ sẽ thấy và sẽ vì thế mà quay lại bức hại họ nữa hay sao? Như thế sẽ khiến hình thế Chính Pháp tại địa phương gặp khó khăn và tổn thất, gây trở ngại cho các học viên địa phương, cho việc đề cao toàn bộ, thăng hoa toàn bộ.

Tóm lại, đã là học viên cùng địa phương, thì nhất định không được dùng cái tâm của con người để đối đãi với các bạn đồng tu dùng chính niệm thoái khỏi hang ổ ma quỷ; ngoài việc học tập chính niệm chính hành của họ, thì vẫn phải đứng tại giác độ duy hộ Pháp để nhìn nhận họ, giúp đỡ họ, nhắc nhở họ dành thời gian học Pháp, cần mau chóng theo kịp hình thế Chính Pháp đang phát triển. Còn đã là học viên đã dùng chính niệm vượt qua quan ải, thì cũng cần phải tỉnh táo mà nhận thức rõ: hiện nay mình vẫn đang là người tu luyện, còn phải tiếp tục tiến bước trên con đường trở thành Thần, do đó càng phải chú trọng học Pháp cho tốt, càng phải dụng tâm sao cho làm ba việc cho được tốt, bù đắp những gì bản thân mình còn tu luyện chưa được tốt, thu cứu hết thảy những chúng sinh nào còn có thể cứu. Sư phụ dạy:

Thời khắc một nháy mắt ấy, quý giá nghìn vàng, quý giá vô cùng. Hãy bước đi thật tốt đoạn đường này, đó chính là xuất sắc nhất.” (Giảng Pháp tại thành phố Chicago)

Chừng nào mà con đường tu luyện Chính Pháp chưa kết thúc, chừng ấy mỗi cá nhân trong chúng ta đều khồng thể lơ là coi nhẹ được.

Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (của người dịch, không phải chính văn, chỉ để tham khảo)

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.ca/mh/articles/2005/9/1/109582.html;

Bản tiếng Anh: https://clearwisdom.net/emh/articles/2005/9/2/64536.html.

Dịch ngày 16-10-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share