Bài viết của một học viên Đại Pháp tại Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-11-2012] Không khí tại Bắc Kinh có phần căng thẳng trong những ngày gần đây, nhưng các học viên Đại Pháp vẫn tiếp tục làm những gì mà họ cần phải làm. Vào một buổi sáng Chủ Nhật, tôi đi gặp một người bạn tại Công viên Bắc Hải. Rất nhiều người đang múa một điệu múa lụa màu sắc trong công viên. Trong khi chờ đợi bạn tôi, tôi đi chầm chậm đến nhóm đó và học múa cùng với họ. Một người đàn ông tuổi trung niên tiến lại đến gần chỗ tôi và nhờ tôi dạy ông ta múa.

Ông ấy đổ mồ hôi hột chỉ chưa đầy năm phút. Vì thế tôi khuyên ông nên nghỉ một chút. Ông ấy nói ông vừa mới mổ cắt dạ dày vào tháng trước, vì thế tôi nói chuyện với ông về sức khoẻ. Tôi có nói với ông rằng tôi đã gần 70 tuổi và cảm thấy như càng ngày càng trẻ lại. Ông nhìn tôi, sửng sốt, và nói, “Chị trông còn trẻ hơn tôi nữa.” Nghĩ rằng không ai có thể so sánh với các đệ tử của Sư phụ Lý Hồng Chí, tôi mỉm cười nói với ông ấy rằng sức khoẻ và bình an là quan trọng nhất. Người ta luôn luôn không ý thức rằng sức khoẻ quý đến mức nào cho đến khi họ đánh mất nó. Ông ấy đồng ý với ý kiến của tôi và hy vọng nói chuyện thêm với tôi về điều này.

Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện. Ông ấy nói với tôi rằng ông làm việc cho chính quyền trung ương, và công việc của ông thì nhẹ nhàng và lương bổng rất hậu, nhưng ông lại mắc bệnh suốt. Cách đây không lâu, ông đã bị bất tỉnh trong mấy ngày liền. Ông chỉ mới ngoài năm mươi tuổi, nhưng ông cảm thấy chán nản và tuyệt vọng. Tôi nói với ông ấy: “Hôm nay có thể là một sự bắt đầu mới cho ông ông nếu ông muốn có sức khoẻ tốt.” Ông ấy nhìn tôi, vui vẻ và thích thú.

Lấy tình trạng sức khoẻ của ông như là điểm bắt đầu câu chuyện, tôi giải thích những vấn đề về an toàn thực phẩm tại Trung Quốc và tiếp tục nói tiếp về ảnh hưởng sức khoẻ của văn hoá truyền thống Trung Quốc, mà theo đó con người sống theo những nguyên lý về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Theo người xưa, những người hảo tâm thì nghĩ đến người khác, những người chính nghĩa thì cảm thấy xấu hổ vì hành động xấu, và những người thông minh có thể phân biệt được tốt và xấu. Ngày nay tại Trung Quốc thì không, mọi người đều chạy theo tiền, nuôi dưỡng hành vi tà ác, và hủy hoại lương tâm và những ý niệm nhân bản căn bản.

Chúng tôi nói chuyện rất vui vẻ và cởi mở. Khi tôi sắp sửa đề cập đến đề tài Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không phải là Trung Quốc, và khuyên ông ấy nên thoái ĐCSTQ, thì chúng tôi đã đến cổng của công viên. Thấy người có thiên duyên này sắp đi, tôi đột ngột thay đổi đề tài và nói: “Ông có biết rằng tất cả những bệnh tật đều xuất phát từ tâm ý của ông? Tâm ý của ông quyết định sức khoẻ và tương lai của ông.”

Ông ấy hỏi tôi: “Tất cả các bệnh tật xuất phát từ tâm một người sao? Ý bà nói là bà có thể đọc được ý nghĩ của tôi?” Nghe vậy tôi liền nói: “Đúng,” ông ấy quay về phía công viên và nói: “Tôi muốn nghe ý kiến của bà.” Vì thế câu chuyện của chúng tôi tiếp tục. Sau đó, tôi nói thẳng với ông: “Vì với sức khoẻ và cuộc sống tương lai tốt đẹp của ông, xin ông hãy nhớ: “Chân- Thiện-Nhẫn hảo.” Ông nhanh chóng đáp lại: “Dừng lại! Dừng lại! Tôi biết bà là ai và bà sẽ nói những gì rồi!” Tôi lập tức phát chính niệm để thanh lý những nhân tố tà ác đang có ảnh hưởng với ông ấy và bình tĩnh nói: “Thưa ông, tại sao chư Thần ban cho con người hai tai và hai mắt? Chúng ta không thể tránh khỏi bị lừa dối nếu chỉ nhìn bằng một mắt và nghe với một lỗ tai!” Ông ấy nghĩ một lát rồi gật đầu: “Đúng vậy.”

Sư phụ giảng:

“Từ bi năng dung thiên địa xuân.
Chính niệm khả cứu thế trung nhân.”
(“Pháp Chính càn khôn”, Hồng Ngâm II)

Chúng ta cần có nhiều từ bi và chính niệm hơn vì những người ở ngay giữa trung tâm của tà ác, những người có ít cơ hội và không dám lắng nghe sự thật. Tôi nhớ rất rõ những lời dạy của Sư phụ và những bài học từ những kinh nghiệm trước đây khi tôi giảng rõ sự thật một cách vội vàng. Để giúp ông ấy cảm thấy càng thoải mái càng tốt, và tôi chỉ nói vòng vòng, với ý tưởng trợ Sư cứu độ chúng sinh. Tôi đề cập đến có bao nhiêu người tuyệt vọng đã được cứu độ kể từ khi Pháp Luân Công được phổ truyền trong công chúng, cũng như [Pháp Luân Công] đã được các quốc gia khác trên thế giới trân quý như thế nào, trong khi nó lại bị bức hại tại Trung Quốc. Ông ấy lắng nghe một cách hết sức chú tâm, và đôi khi lại hỏi những câu hỏi như: “Tại sao vụ tự thiêu thảm kịch lại xảy ra tại Thiên An Môn?” “Các học viên Pháp Luân Công có uống thuốc không?” “Tại sao bà lại khuyên người khác thoái ĐCSTQ?” và “Tại sao Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại Pháp Luân Công?” Tôi đã trả lời những câu hỏi rất cặn kẽ và sau đó khuyên ông nên xe những đĩa phim giảng rõ sự thật khác.

Khi tôi đề cập vắn tắt đến ông Ye Hao đã từ bỏ cuộc đời chính trị của ông ấy và trở thành một học viên Pháp Luân Công như thế nào, ông ấy rất ngạc nhiên rằng ông Ye cũng bị bệnh dạ dày như ông. Thật đau đớn vì không phương pháp điều trị nào có hiệu quả đối với ông. Tôi đã khuyên ông nên đọc Chuyển Pháp Luân nếu muốn có một cuộc sống không bệnh tật. Ngay lập tức ông ấy trở nên lo lắng và liên tục bảo tôi không nói vậy. Tôi hiểu sự phản ứng của ông ấy là vì sức mạnh của Đại Pháp. Tôi chân thành và khẳng định với ông ấy: “Điều mà ông sợ hãi đúng là điều ông đã chờ đợi, mong muốn và cần thiết.”

Ông suy nghĩ một lát và cúi đầu nói: “Tôi đã từ chối những lời khuyên như thế từ rất nhiều người trong nhiều năm qua.” Ông nói rằng gia đình ông thậm chí gần đây còn kiên quyết hơn nữa. Một người họ hàng của ông, cũng là một học viên Pháp Luân Công, đã thăm ông tại bệnh viện trong khi ông bị bất tỉnh. Khi ông tỉnh dậy, ông cảm thấy khoẻ mạnh, vui vẻ và sung sướng vô cùng, không thể diễn tả nổi. Ông cũng không biết tại sao. Thấy điều kỳ diệu này, ông và gia đình ông đã bắt đầu suy xét đến vấn đề bị cấm đoán này. Ông nói: “Hôm nay, tôi cuối cùng hiểu rằng Pháp Luân Đại Pháp ban niềm hy vọng thật sự cho cuộc đời.”

Ông ấy bước nhanh hơn sau khi hiểu sự thật. Ông không còn cảm thấy mệt mỏi gì cả mặc dù chúng tôi đã đi vòng vòng trong một thời gian khá lâu. Trước khi chúng tôi chia tay, ông ấy bày tỏ lòng mong muốn gặp lại tôi. Tôi khuyên ông rằng ông nên luôn ghi nhớ rằng “Chân-Thiện-Nhẫn hảo và Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Ông gật đầu và nói rằng ông sẽ đọc những tài liệu Đại Pháp thật kỹ càng. Tôi rất trân qúy cơ hội qúy báu này và đã tặng ông một máy tính bảng mà tôi vẫn dùng để học những bài giảng Pháp Luân Công. Ông nhanh chóng từ chối. Tôi nói, “Đừng ngại, tôi không hỏi ông là ai và làm ở đâu. Ông sẽ không gặp lại tôi nữa đâu.”

Ông hỏi tôi tại sao tôi lại tặng ông máy tính bảng này. Tôi nói với ông: “Cũng như ông, tôi trước đây cũng bị đau đớn vì đủ thứ bệnh tật, Pháp Luân Đại Pháp đã cứu tôi và cả gia đình của tôi. Để cứu độ con người, Sư phụ tôi đã ban tặng hầu như tất cả mọi thứ mà Ngài có. Một cái máy này đâu có đáng là bao. Tôi chỉ mong rằng ông cũng trân quý cơ hội quý báu mà chúng ta có. Tôi cũng chúc ông có một tương lai tốt đẹp.” Ông ấy rất xúc động và liên tục cảm ơn tôi. Tôi bình tĩnh trả lời: “Ông không phải cảm ơn tôi. Nếu ông muốn cảm ơn, xin cảm ơn Sư phụ tôi. Ngài muốn cứu độ mọi người trên thế gian, bao gồm cả ông, tôi, và mọi người khác nữa” Ông ấy nhìn tôi và chầm chậm nói, “Bây giờ tôi hiểu rồi, Sư phụ Lý Hồng Chí là Sư phụ của mọi người.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/7/“李老师是我们大家的师父”-265173.html
Bản tiéng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/20/136727.html

Đăng ngày 9-1-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share