Bài của một học viên ở New York

[MINH HUỆ 29-09-2012] Sáng ngày 24 tháng 09 năm 2012, các học viên Pháp Luân Công ở New York đã tập trung tại quảng trường đối diện với trụ sở Liên Hợp Quốc và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo kéo dài 13 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Cuộc thảo luận chung tại phiên họp lần thứ 67 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc được tổ chức từ ngày 25 tháng 09 đến ngày 01 tháng 10 năm 2012 tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York. Những người đứng đầu bang, đứng đầu chính phủ, cũng như các đại diện cấp cao từ hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tập trung tại trụ sở Liên Hợp Quốc vào ngày 24 tháng 09.

Một số học viên Pháp Luân Công đã xuất hiện với những biểu ngữ lớn đề: “Lập tức chấm dứt cuộc bức hại”. Một số biểu diễn các bài công pháp, trong khi những người khác phân phát các tài liệu thông tin. Cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công, đặc biệt là sự tàn bạo trong việc mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ, đã bị phơi bày thông qua loa phóng thanh.

Các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc mít tinh tại quảng trường đối diện với trụ sở Liên Hợp Quốc để phơi bày cuộc bức hại của ĐCSTQ và kêu gọi chấm dứt nó

Một số học viên Pháp Luân Công tham gia sự kiện đã thuật lại trải nghiệm của họ về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Họ kêu gọi tất cả mọi người giúp chấm dứt cuộc bức hại và giải cứu những người thân của họ vẫn còn đang chịu sự bức hại ở Trung Quốc.

Ba chị em gái bị bức hại trong 13 năm

Cô Mã Xuân Hà và hai em gái của mình đều tập Pháp Luân Công. Trong suốt hơn 13 năm qua, họ đã bị cầm tù tổng cộng 9 năm. Vào ngày 29 tháng 08 năm 2012, Xuân Linh, em gái lớn của cô Mã đã bị bắt vì nói với một thủy thủ ở Đại Liên hãy ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo“. Năm cảnh sát nam và một nữ cảnh sát đã bắt cô và lục soát nhà của cô. Ngày 05 tháng 09, Xuân Linh đã bị bí mật chuyển từ trung tâm giam giữ Kim Gia đến trung tâm giam giữ Diêu Gia. Tại đó, cô đã bị tra tấn và bị từ chối cho gia đình thăm nom.

Một gia đình năm người bị bắt

Trong buổi tối ngày 01 tháng 07 năm nay, cảnh sát đã dùng vũ lực xông vào ngôi nhà của cha mẹ Lưu Tuấn Thần ở Liêu Nguyên, tỉnh Cát Lâm và bắt cha anh là ông Lưu Tỉnh Hòa và mẹ anh là bà Trương Tinh Hoa. Cảnh sát cũng tịch thu tiền mặt, máy tính, TV và các đồ dùng cá nhân khác. Cô và chú của Tuấn Thần cũng bị bắt đi trong cùng một ngày. Em họ anh là Lưu Hâm Vũ 17 tuổi cũng bị bắt đi vào ngày 02 tháng 07. Cảnh sát cũng bắt giam trái phép 22 học viên Pháp Luân Công khác. Ở trong trại giam, các học viên đã bị đánh đập, tra tấn và bị cưỡng bức lao động.

Năm 1997, khi Tuấn Thần lên bảy tuổi, anh được chẩn đoán mắc bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch, đây là một căn bệnh nan y có thể đe dọa đến tính mạng. Sau khi nghe tin đau lòng này, cha anh đã bị xơ gan cấp tính và phải nằm liệt giường. Chú của anh bị bệnh lao xương. Lưng của ông bị uốn cong một góc chín mươi độ và ông đã gần như hoàn toàn điếc. Khi cả gia đình anh rơi vào tuyệt vọng, họ bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp. Dần dần, họ đã có được một cuộc đời mới. Sức khỏe của cha và chú Tuấn Thần được cải thiện, và họ trở nên trẻ trung và tràn đầy sinh lực. Tuấn Thần trở nên hoàn toàn khỏe mạnh và lớn lên trở thành một thanh niên cao lớn và khỏe mạnh. Ngày nay, dưới sự đàn áp của ĐCSTQ, Tuấn Thành mới 22 tuổi đã bị buộc phải chạy trốn ra nước ngoài. Cha mẹ và chú của anh vẫn đang bị giam giữ bất hợp pháp và bị cưỡng bức tẩy não và tra tấn ở Trung Quốc.

Các học viên Pháp Luân Công: Im lặng khi đối mặt với cái ác là tiếp tay cho nó

Cô Tiêu Kiện từ Bắc Kinh tốt nghiệp trường Cao đẳng Ngoại ngữ Bắc Kinh vào năm 1997. Theo lời giới thiệu của một đồng nghiệp, cô đã đọc Chuyển Pháp Luân vào năm 1997 khi cô đang làm việc ở Sưu Hồ, một công ty công nghệ cao. Sau đó, cô đã bắt đầu tập Pháp Luân Công.

Tháng 11 năm 2001, trước Thế vận hội Thể thao Châu Á Quảng Châu, cảnh sát đã bắt cô Tiêu đi và giam giữ cô trong ba năm ở một trại lao động cưỡng bức. Cô bị cưỡng bức tẩy não. Nhiều nhân viên cảnh sát đã tò mò và hỏi lý do cô tập luyện Pháp Luân Công, bởi cô vốn đã có một công việc tốt và khỏe mạnh. Cô nói chân thành: “Chuyển Pháp Luân dạy tôi làm thế nào để làm một người tốt và làm một người quản lý xuất sắc trong công việc“.

Một năm sau, cô vẫn từ chối từ bỏ Chân-Thiện-Nhẫn. Trại lao động Tra Đầu, Quảng Châu đã tra tấn cô một cách tàn bạo, dẫn đến chấn thương ở bàn chân và chân phải của cô. Cô đã bị liệt. Với điều kiện là không được phơi bày và không để lộ những gì đã xảy ra với cô, gia đình cô đã được đưa cô trở về Bắc Kinh với lý do sức khỏe.

Tháng 02 năm 2008, trước Thế vận hội Bắc Kinh, cô Tiêu lại một lần nữa bị bắt cóc tại nhà và bị giam giữ trong một trại lao động cưỡng bức trong suốt hai năm rưỡi. Thời gian này, cô và các học viên khác bị cấm ngủ và mất các quyền cơ bản nhất như đi vệ sinh. Họ cũng thường xuyên bị tẩy não và tra tấn. Do bị buộc ngồi trên một cái ghế nhỏ trong thời gian dài, cô Tiêu đã bị tổn thương nghiêm trọng ở xương cụt và tính mạng của cô lúc đó rất mong manh. Trong tháng 05 năm 2010, cô không thể tự đi lại. Sau hai năm bốn tháng bị giam giữ bất hợp pháp, cô đã được thả ra vì lý dó sức khỏe.

Cô Tiêu nói: “Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công đã đi quá xa trong việc giam giữ và tra tấn bất hợp pháp. Họ đang giết hại những người tin vào Chân-Thiện-Nhẫn. Tội ác này là một thách thức đối với đạo đức cơ bản của toàn nhân loại. Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo của mỗi chính phủ tại Liên Hiệp Quốc: Hãy đứng về phía công lý, giúp các học viên Pháp Luân Công chấm dứt cuộc bức hại tà ác nhất trong lịch sử nhân loại này! Im lặng đối với lực lượng tà ác này là tiếp tay cho nó. Tôi thực sự hy vọng các bạn sẽ có một lựa chọn sáng suốt!

Từ 24 đến 28 tháng 09, các học viên Pháp Luân Công đã hàng ngày tập trung trước trụ sở Liên Hiệp Quốc để phơi bày tội ác giết hại các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ và kêu gọi tất cả mọi người đứng lên để giúp chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/9/29/联合国大会纽约举行-法轮功吁制止迫害(图)-263404.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/9/30/135652.html

Đăng ngày 12-10-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share