Bài viết của Đường Ân, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 21 – 09 – 2012] Kỳ họp thứ 21 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc diễn ra từ ngày 10 đến ngày 28 tháng 09 tại Geneva, Thụy Sĩ, với hàng loạt cuộc mít tinh. Các đại diện từ hơn 190 quốc gia trên toàn thế giới và hơn 200 tổ chức nhân quyền đã tham dự các buổi mít tinh. Phiên họp toàn thể thứ 16 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã được tổ chức vào ngày 18 tháng 09. Hai tổ chức phi chính phủ (NGOs) đã thuyết phục Liên Hợp Quốc tiến hành một cuộc điều tra khẩn cấp đối với vấn nạn mổ cướp tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Các đại diện tham dự cuộc họp đã bị sốc bởi thảm kịch nhân quyền này.

Kỳ họp thứ 21 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc diễn ra tại Cung điện các Quốc gia ở Geneva, Thụy Sĩ.

Diễn đàn Nhân quyền Quốc tế về Tự do Hội họp Hòa bình đã được tổ chức tại Cung điện các quốc gia ngày 17 tháng 09. Vấn nạn mổ cướp tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công đã trở thành tâm điểm chú ý. Nghị sĩ Hội đồng quốc gia Thụy Sĩ, ông Mauro Poggia không thể tham dự diễn đàn do bận một số công việc của Quốc hội, nhưng ông đã gửi thư phát biểu, trong đó nêu lên rằng tội ác mổ cướp tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công phải bị lên án. Một cam kết điều tra quốc tế nên được xúc tiến ngay lập tức và nên đưa các thủ phạm ra trước công lý với quyết tâm cao nhất.

Bà Karen Parker, trưởng đại diện của tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế, tại Liên Hợp Quốc ở Geneva.

Bà Karen Parker, một luật sư nhân quyền và trưởng đại diện của tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế, cho biết nhóm của bà lo ngại về “ngày càng có nhiều chứng cứ chỉ ra rằng các cơ quan nội tạng của nhiều học viên [Pháp Luân Công] đã bị mổ cướp,”  và đã bổ sung lưu ý nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận thức được rằng vì những lý do chính trị nên Hội đồng, với tư cách là một đoàn thể, sẽ không giải quyết bất cứ vấn đề nào ở Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng tôi kêu gọi các quốc gia chấm dứt mua nội tạng từ Trung Quốc và kêu gọi các Báo cáo viên đặc biệt [của Liên Hợp Quốc] về Hành quyết không qua xét xử (Summary Execution), Quyền được chăm sóc sức khỏe (Right to Health), và Quyền không bị tra tấn (Right to Freedom from Torture) hãy coi đây là một vấn đề cấp bách.”

Các phóng viên từ Đài phát thanh 92.2, tờ báo Tribute de Geneve, Thông tấn xã Thụy Sĩ ở Liên Hợp Quốc và các cơ quan truyền thông khác đã thể hiện mối lo ngại lớn đối với tới tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ và bày tỏ mong muốn của họ nhằm phơi bày thảm kịch này với cộng đồng quốc tế.

Tiến sĩ Charles Graves, cựu Tổng thư ký Tổ chức Tín ngưỡng Quốc tế, đã phơi bày tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ tại một cuộc họp báo được tổ chức tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc tế vào ngày 18 tháng 09.

Tiến sĩ Charles Graves (đầu tiên từ trái sang), cựu Tổng thư ký Tổ chức Tín ngưỡng Quốc tế, chủ trì một cuộc họp báo tại Câu lạc bộ báo chí quốc tế.

Tiến sĩ Graves chỉ ra rằng ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh nạn mổ cướp tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công. ĐCSTQ đã che đậy nó và gây áp lực mạnh mẽ đến truyền thông Tây phương. Ông cho biết các hoạt động phơi bày tội ác sẽ tiếp tục cho đến khi sự tàn bạo này chấm dứt.


Bản tiếng Hán:  https://www.minghui.org/mh/articles/2012/9/21/联合国人权大会-中共活摘器官引关注-263095.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/9/23/135564.html

Đăng ngày: 26-9-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share