[MINH HUỆ 31-08-2012] Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) gần đây đã công bố chứng cứ mới về nạn mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chứng cứ này bao gồm nhiều bản ghi âm các cuộc gọi điện thoại của Lý Trường Xuân – thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị và cựu Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông; Chu Vĩnh Khang – Bí thư Ủy ban các vấn đềPháp luật và Chính trị (PLAC) và bí thư Ủy ban Trung ương về Quản lý Xã hội Toàn diện; Trần Vinh San – Giám đốc Khoa Ghép Tạng Bệnh viện Quân đội Giải phóng Nhân dân 205 ở Cẩm Châu; và các quan chức tại Bệnh viện Quân đội Giải phóng Nhân dân 307 ở Bắc Kinh.
Biểu tượng của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công
Những cuộc điện thoại gọi cho Lý Trường Xuân rất đáng chú ý. Các điều tra viên từ Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã dùng tên của trưởng văn phòng của La Cán (La Cán từng là cựu thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị) để gọi điện cho Lý Trường Xuân. Trong các cuộc điện thoại này, Lý thừa nhận một cách rõ ràng rằng Chu Vĩnh Khang phụ trách việc mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Ngoài ra, các điều tra viên từ Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công còn dùng tên của Lý Trường Xuân – Bí thư tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên, để gọi điện cho Chu Vĩnh Khang. Trong các cuộc điện thoại, Chu đã không phủ nhận sự tồn tại của những nhà tù bí mật dành cho các học viên Pháp Luân Công. Ông ta kiên quyết chỉ đề cập đến nó trên đường liên lạc bảo mật.
Trong các cuộc điện thoại do Bệnh viện Quân đội Giải phóng Nhân dân 205 gọi cho Trần Vinh San, Trần đã thừa nhận một số các nội tạng cấy ghép ở bệnh viện của ông ta có nguồn gốc từ các học viên Pháp Luân Công, và điều này đã được tòa minh chứng. Ông ta cũng thừa nhận sự tham gia của một số bệnh viện ở Trung Quốc vào vấn đề này.
Trong các cuộc điện thoại gọi cho nhân viên phụ trách nguồn cung cấp thận tại Bệnh viện Quân đội Giải phóng Nhân dân 307 ở Bắc Kinh, ông ta đã thừa nhận rằng số thận của họ được lấy từ các học viên Pháp Luân Công, và nói rằng một số cơ quan chính phủ và cơ quan công an có liên quan đến việc này. Viên chức này cho biết bởi vì các trại lao động không còn cung cấp được nhiều thận như trước nên hầu hết số thận hiện nay được lấy từ các nhà tù ở quận Triều Dương, Hải Điến và Tứ Thành ở Bắc Kinh. Thông thường, giá của mỗi quả thận là 200 nghìn Nhân dân tệ. Người này cũng cho biết hầu hết các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ đã không tiết lộ tên và nơi ở của họ, vì vậy trên sổ đăng ký, họ chỉ được ghi lại theo một mã số để xác định [Lưu ý: do chính sách liên đới của ĐCSTQ, các học viên Pháp Luân Công thường không tiết lộ danh tính của họ khi bị bắt để bảo vệ các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp và cơ quan của họ].
Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã điều tra những cáo buộc về nạn mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù bất hợp pháp kể từ năm 2006. Kết quả của một cuộc điều tra chuyên sâu đã xác minh sự tồn tại của loại tội phạm này, và hầu hết các nội tạng này đến từ các học viên, những người thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công, nhưng không tiết lộ danh tính của họ khi bị bắt giữ. Họ chỉ có một mã số trong các tài liệu của bệnh viện. Nạn mổ cướp nội tạng lên đến đỉnh điểm vào năm 2003, và không còn là một bí mật. Sau năm 2003, vấn nạn này vẫn tiếp diễn, nhưng đã được thực hiện bí mật hơn.
Ông David Matas, luật sư nhân quyền người Canada, và ông David Kilgour, nhà cựu ngoại giao người Canada, đã điều tra các cáo buộc về nạn mổ cướp nội tạng từ năm 2006. Họ đã thu thập được khá nhiều bằng chứng, đồng thời cũng thẩm tra và xác thực được sự tồn tại của chúng.
Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã gọi điện cho các quan chức của Tòa án Nhân dân thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, đơn vị đầu tiên của Luật Hình sự. Điều tra viên hỏi: “Tôi chỉ biết rằng từ năm 2001, chúng tôi đã nhận được thận hiến tặng từ tòa án và các trung tâm giam giữ và từ những học viên Pháp Luân Công trẻ, khỏe. Bây giờ, những người hiến tạng như thế ngày càng ít. Vì vậy, chúng tôi không biết liệu quý tòa còn có thể cung cấp nội tạng hiến tặng như vậy không?” Vị quan chức trả lời: “Điều đó phụ thuộc vào tình hình của các vị, chúng tôi cũng cần thảo luận với cấp trên của chúng tôi trước. Nếu thuận lợi, chúng tôi có thể có thể cung cấp chúng”.
Khi hỏi một bác sĩ tại Khoa Cấy ghép Thận thuộc Bệnh viện Dân tộc Quảng Tây về việc làm thế nào để nhanh chóng nhận được một quả thận [để ghép], vị bác sĩ đó nói:“Nếu anh muốn có nhanh, anh nên liên hệ với bác sĩ Liao ở Bệnh viện Đệ Tam thuộc Đại học Trung Sơn, Quảng Châu. Họ có nguồn để lấy tạng rất dễ. Mỗi tuần, họ tiến hành tới bảy, tám ca ghép gan và hơn mười ca ghép thận”. Vị bác sĩ này cũng thừa nhận rằng các tòa án địa phương có tham gia vào việc cấy ghép nội tạng.
Ngày 20 tháng 7 năm 2012, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã phát hành cuốn sách điện tử: Các báo cáo điều tra về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Cuốn sách có 22 tập, bao gồm 203 báo cáo và 4200 bằng chứng. Trong đó, tập Hai chủ yếu đưa ra bằng chứng về nạn mổ cướp nội tạng.
Cuốn sách mới “Nội tạng Quốc gia” nghiên cứu về vấn nạn mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc
Cuốn sách mới mang tên “Nội tạng Quốc gia” bàn về nạn mổ cướp tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công cũng được công bố vào tháng Bảy. Được biên soạn bởi ông David Matas và Tiến sĩ Torsten Trey, giám đốc của tổ chức Các Bác sĩ chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng (DAFOH), cuốn sách là một tài liệu tổng hợp các bài tiểu luận được viết bởi các tác giả đến từ bảy quốc gia trên thế giới, những người chia sẻ quan điểm và hiểu biết của họ về cách chống lại tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.
Ngày 24 tháng 05 năm 2012, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành Báo cáo Nhân quyền 2011, trong đó lưu ý rằng các cơ quan truyền thông và các tổ chức nhân quyền đã báo cáo nhiều trường hợp mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Theo ông David Kilgour và ông David Matas, đồng tác giả cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu – giết hại học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng”, Báo cáo Nhân quyền 2011 cho thấy chính phủ Mỹ tin rằng có đủ bằng chứng để ủng hộ các cáo buộc về nạn mổ cướp nội tạng.
Cũng đáng lưu ý rằng, kể từ tháng 6 năm 2011, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa thêm một câu hỏi mới vào mẫu đơn thị thực không di dân DS-160: ”“Bạn đã bao giờ trực tiếp tham gia vào việc cưỡng bức cấy ghép các cơ quan hoặc mô của con người hay chưa?”
Bộ Ngoại giao Mỹ bổ sung thêm một câu hỏi mới vào mẫu đơn thị thực không di dân DS-160
Ông Matas bình luận về câu hỏi mới: “Đây là một hành động rất hữu ích. Nó đặt ra một tiền lệ tốt cho các nước khác. Tôi sẽ đề nghị chính phủ Canada thêm câu hỏi này vào. Nhiều khả năng, câu trả lời của tất cả các ứng viên xin thị thực sẽ đều là không. Tuy nhiên, câu hỏi đã đạt được mục đích bởi vì một người có thể mất tư cách pháp lý khi bị phát hiện trả lời không trung thực. Câu hỏi này cần được bổ sung vào các đơn xin nhập cư.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/8/31/追查国际发布关于活摘器官的最新调查报告(图)-262215.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/9/4/135275.html
Đăng ngày 14-9-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.