[MINH HUỆ 14 – 09 – 2012] Theo đài truyền hình TVBS Đài Loan, bộ phim Đài Loan mang tên “Tuyên ngôn Genava bị lãng quên” đã bị ban tổ chức loại khỏi danh sách các bộ phim đăng ký tham dự Liên hoan Phim Ngắn Quốc tế Đài Bắc năm 2012. Liên hoan này được tài trợ bởi chính phủ Đài Loan và Trung Quốc, và bộ phim này kể về  chuyện mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Ban tổ chức cuộc thi đã từ chối đưa ra bất kỳ lời giải thích nào cho hành động của mình.

Đài truyền hình TVBS tường thuật sự việc này

Trước khi bị ban tổ chức loại ra, bộ phim thuộc danh sách năm bộ phim xếp hạng cao nhất và đã có hơn 1300 lượt tải về trong vòng tám ngày. Những người ủng hộ cho biết bộ phim này mô tả về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc và làm cho khán giả phải suy ngẫm, nó bị loại bỏ bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn che đậy sự thật.

Trong khi bộ phim về mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc bị hạn chế tại Đài Loan, một bộ phim khác với chủ đề tương tự đã được công chiếu tại Hàn Quốc từ ngày 30 tháng 08. Cốt truyện của bộ phim Những kẻ buôn bắt nguồn từ một câu chuyện có thật. Năm 2009, một cặp vợ chồng mới cưới người Hàn Quốc đến Trung Quốc, người vợ đã bị bắt cóc rồi bị giết chết, và tất cả nội tạng của cô đã bị đánh cắp. Bộ phim phơi bầy một đường dây buôn bán nội tạng giữa Trung Quốc và Hàn Quốc có liên quan đến các bác sĩ phẫu thuật, cảnh sát Trung Quốc, các quan chức hải quan, và các doanh nhân.

Để thực hiện bộ phim, năm 2009, đạo diễn Kim Hong-seon đã bắt đầu nghiên cứu các chi tiết về việc buôn bán và thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc. Ông hy vọng có thể phơi bày các thủ đoạn mổ cướp nội tạng bí mật với công chúng thông qua bộ phim.

Bộ phim đã được phát sóng tại hơn 450 rạp chiếu phim tại Hàn Quốc, và có hơn một triệu lượt người xem trong vòng tám ngày.

Poster của phim Những kẻ buôn

Trên thực tế, hai bộ phim này chỉ cho thấy phần nổi của tảng băng mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Tháng 03 năm 2006, các phương tiện truyền thông nước ngoài lần đầu tiên đã báo cáo về việc ĐCSTQ thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công đê kiếm lời. Tháng 08 năm 2006, ông Manfred Nowak, đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về Tra tấn, và bà Asma Jahangir, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng đã yêu cầu Ủy ban chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc điều tra về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Tháng 11 năm 2008, Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu chính phủ Trung Quốc cho phép các nhà điều tra độc lập điều tra về các cáo buộc đối với việc mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công.

Tháng 02 năm 2012, Vương Lập Quân, cựu viên chức cấp cao của ĐCSTQ và là một trong những thủ phạm tham gia cuộc đàn áp Pháp Luân Công và mổ cướp nội tạng, đã trốn chạy đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ, và cung cấp một loạt các tài liệu cho chính phủ Mỹ, trong đó có các bằng chứng về việc mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 24 tháng 05, năm 2012, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo Nhân quyền năm 2011. Báo cáo đề cập đến vấn nạn mổ cướp nội tạng bất hợp pháp từ các học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. Báo cáo cho biết: “Năm 2009, đáp lại cáo buộc về việc thu hoạch nội tạng của các tù nhân bị xử tử cho các mục đích cấy ghép, Thứ trưởng Bộ Y tế Huang Jiefu nói rằng các tù nhân không phải là một nguồn cung cấp nội tạng hợp thức và các tù nhân phải có văn bản đồng ý hiến tạng. Trong khi đó, các hãng truyền thông trong ngoài nước và các nhóm ủng hộ tiếp tục báo cáo các trường hợp mổ cướp nội tạng, đặc biệt là từ các học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ“.

Tháng 07 năm 2012, ông David Matas, một luật sư nhân quyền người Canada, và ông Torsten Trey, thành viên sáng lập và Giám đốc Điều hành của tổ chức Các Bác sĩ chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng, đã đồng biên tập và xuất bản cuốn sách mới Nội tạng Nhà nước. Theo mô tả của McNally Robinson trong cuốn sách, số ca ghép tạng ở Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Không giống như bất kỳ quốc gia nào khác, hầu như tất cả các cơ quan nội tạng được cấy ghép ở Trung Quốc là từ các tù nhân. Nhiều người trong số này là các tù nhân lương tâm. Việc giết hại tù nhân để lấy nội tạng rõ ràng là một vi phạm y đức cơ bản nhất. Cuốn sách Nội tạng Nhà nước nghiên cứu việc các cơ quan nhà nước Trung Quốc dính líu đến nạn lạm dụng này. Cuốn sách tập hợp quan điểm và nhận thức của các tác giả từ bốn châu lục về các phương thức để chống lại các hành vi vi phạm này. Cuốn sách Nội tạng Nhà nước có  mục đích cung cấp thông tin cho người đọc và gây ảnh hưởng để có được sự thay đổi ở Trung Quốc nhằm chấm dứt sự lạm dụng này. Cuốn sách này đứng thứ ba trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất của Winnipeg, Canada vào ngày 02 tháng 09, năm 2012.

Ngày 12 tháng 09, Quốc hội Mỹ đã  nghe các nhân chứng trình bày về việc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng từ những người bất đồng chính kiến về ​​tôn giáo và chính trị.

“Việc mổ xẻ cơ thể của một người nào đó chỉ đơn giản vì họ liên quan tới một tư tưởng tôn giáo, hay có quan điểm cá nhân hoặc chính trị trái với mong muốn của giai cấp thống trị, và không phải là một mối đe dọa về bạo lực đối với chế độ, là tội ác ghê gớm nhất mà tôi có thể tưởng tượng“, Thời báo Đại Kỷ Nguyên trích dẫn lời phát biểu của Nghị sỹ Dana Rohrbacher, người chủ trì phiên họp. Ông Rohrbacher cũng hướng tới các nhà báo có mặt trong khán phòng, kêu gọi những ai vẫn chưa có báo cáo về chủ đề này: “Tình trạng và xác suất này đẩy chúng ta vào một sự việc quá khủng khiếp, ngoài khả năng diễn đạt của chúng ta, nếu dùng từ ‘man rợ’  thì còn quá nhẹ“, Nghị sỹ Chris Smith (R-NJ) nói, theo AFP.

Hầu hết các chuyên gia, trong đó có Tiến sĩ Jiefu, đều cho biết tổng số các vụ hành quyết mỗi năm ở các nơi rơi vào khoảng từ 2000 tới 8000, con số này vẫn ít hơn nhiều so con số mà  các nguồn thông tin khác nhau ở Trung Quốc cung cấp“, tiến sĩ Damon Noto, phát ngôn viên của tổ chức Các Bác sĩ chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng phát biểu trong lời khai của ông. “Thậm chí nếu họ xử tử 10.000 vụ một năm và cấy 10.000 vụ một năm, vẫn sẽ còn một khoảng trống rất lớn. Tại sao vậy? Đơn giản là không thể nào mà 10.000 người bị xử tử có thể hoàn toàn phù hợp với 10.000 người cần nội tạng“.

Tiến sĩ Noto cho biết một số điều tra cho thấy khoảng trống này được lấp đầy bởi các tù nhân lương tâm, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ. Hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ, sàng lọc trước (về nhóm máu và các tiêu chuẩn cần thiết để tìm tạng phù hợp cho bệnh nhân) và bị giết theo yêu cầu để lấy nội tạng cấp cho ngành công nghiệp cấy ghép tại Trung Quốc, tạo ra doanh thu hàng trăm triệu đô la.

Tiến sĩ Damon Noto, phát ngôn viên của nhóm Các Bác sĩ chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng (DAFOH) phát biểu tại phiên điều trần

Ông Torsten Trey, đồng tác giả của cuốn sách Nội tạng Nhà Nước, đã chỉ ra rằng “giết người để lấy nội tạng đã trở thành một phần của y học cấy ghép tại Trung Quốc, và các tổ chức chính phủ, bao gồm công an, tòa án, và các bác sĩ của các bệnh viện quân y, đều có liên quan đến tội ác này”. Ông nói rằng ĐCSTQ là nhân tố chính của nạn mổ cướp nội tạng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/9/14/从两部电影看中共活摘器官真相(图)-262790.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/9/18/135456.html

Đăng ngày: 24-09-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share