Bài viết của Thanh Tĩnh, một học viên ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 14-08-2012] Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại Pháp Luân Đại Pháp và học viên Pháp Luân Đại Pháp trong suốt 13 năm qua. Đây là giai đoạn đen tối nhất, tàn bạo và khủng khiếp nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy  nhiên, dưới sự bức hại tàn khốc, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã kiên định niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn. Bất chấp sinh tử, họ vẫn tiếp tục giảng chân tướng cho chúng sinh và khuyên mọi người thoái Đảng, cứu giúp những người đã bị lừa dối bởi ĐCSTQ. Sau đây là một số câu chuyện như vậy

Nhân viên Phòng 610 thức tỉnh

Có một người biệt hiệu là “Di Hồng,” là người của đồn công an huyện, kiêm phó chủ nhiệm Phòng 610. Từ năm 1999, ông đã tích cực tham gia bức hại học viên Pháp Luân Đại Pháp. Ông đã sách nhiễu, bắt giữ và đánh đập các học viên hòng đạt được cái gọi là thành tích và được thăng chức. Các học viên đã giảng chân tướng cho ông, nhưng ông từ chối không nghe và thậm chí còn trở nên tệ hại hơn. Một lần, ông đến nhà một học viên cao tuổi và tìm cách ép bà ấy từ bỏ tu luyện và viết giấy cam kết rằng bà ấy sẽ không bao giờ tập luyện Pháp Luân Đại Pháp nữa. Bà ấy đã nói với ông về trải nghiệm tu luyện của mình và  bệnh ung thư của bà ấy đã khỏi như thế nào nhờ tập luyện Pháp Luân Công. Bà giải thích rằng mình không những đã tiết kiệm chi phí thuốc men cho nhà nước, mà còn kéo dài tuổi thọ của mình. Áp lực lên gia đình được giảm bớt khi bà có thể tiếp tục làm việc. Bà đã làm việc chăm chỉ và nhận được nhiều phần thưởng từ công ty. Bà nói với Di Hồng: “Ông và tôi cả hai đều đã từng trải qua ‘Đại Cách mạng Văn hóa’ và chúng  ta đều biết những vấn đề chính trị ở Trung Quốc ngày nay. Tôi hy vọng lần này, chúng ta không bị ĐCSTQ lợi dụng cho các mục đích chính trị”. Những lời của bà đã khiến cho Di Hồng nghĩ về “Đại Cách mạng Văn hóa” và ông bắt đầu nhận ra vài điều. Ông xúc động nói: “Tôi cảm thấy cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp rất giống với những cuộc vận động chính trị trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa. Bà đã nhắc nhở tôi. Hãy để tôi suy nghĩ thêm.” Sau lần đó, Di Hồng không sách nhiễu các học viên nữa. Sau này tôi nghe nói rằng ông ấy đã nghỉ hưu sớm.

Trước là người giám sát trong trại giam, nay đã trở thành bạn tốt

Có một nữ học viên Pháp Luân Công, biệt danh là “Vương Ninh”, tháng 12 năm 2000, bà đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện kêu gọi sự công bằng cho Pháp Luân Đại Pháp. Bà đã bị giam giữ bất hợp pháp và bị kết án lao động cưỡng bức trong một năm. Tuy nhiên, do các vấn đề về sức khỏe, trại cưỡng bức lao động đã từ chối không nhận bà, vì vậy Phòng 610 đã đưa bà tới một trại tạm giam một cách phi pháp. Người giám sát của Vương Ninh trong trại là Triệu Lệ, một phụ nữ bị kết án vì tội lừa đảo. Chồng của Triệu Lệ là một giám đốc Sở Thương mại của huyện, vì vậy Triệu Lệ dựa vào sự hậu thuẫn của chồng và thường xuyên ngược đãi người khác mà không sợ hậu quả. Cô đã đánh và nhục mạ Vương Ninh, nhưng bà đã không hề tức giận. Thay vào đó, bà đã giảng cho cô ấy ý nghĩa làm người, giảng thiện ác đều có báo theo lẽ trời. Triệu Lệ từ chối không nghe và báo cáo Vương Ninh với người giám thị là một người tích cực bức hại học viên Pháp Luân Đại Pháp. Một lần, Triệu Lệ bị thương ở chân khi cô vào phòng giặt đồ. Cô bị đau dữ dội. Vì cô đối xử không tốt với mọi người nên những người cùng phòng đều không muốn quan tâm đến cô. Tuy nhiên, Vương Ninh đã bỏ qua mọi chuyện và giúp cô trong những sinh hoạt hàng ngày. Bà cũng đã giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho cô ấy và nhắc nhở cô ấy rằng một niệm thiện đãi Đại Pháp sẽ mang lại hạnh phúc bình an.

Triệu Lệ đã hoàn toàn được cảm hóa. Cô hứa sẽ không làm điều xấu nữa và khống đối xử tệ với người khác nữa. Hai tháng sau, gia đình của Triệu Lệ nộp tiền phạt và cô được thả. Cô thực sự cảm kích sự giúp đỡ của Vương Ninh. Vương Ninh cũng nhắc nhở Triệu Lệ trở thành một người lương thiện, sống bằng sức lao động của chính mình. Cô đã đồng ý. Vương Ninh cũng đã thoát khỏi trại tạm giam bằng chính niệm của mình. Sau đó, Triệu Lệ mua quà và cùng với chồng và con trai đến thăm Vương Ninh. Cô nắm tay Vương Ninh, hai người thân mật như hai chị em. Sau đó Vương Ninh đã giúp cả gia đình cô thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ. Vào tháng 11 năm 2005, Triệu Lệ và chồng cô lên kế hoạch thăm họ hàng ở một thị trấn khác. Cô đã nhờ Vương Ninh chăm sóc con trai trong khi cô ấy vắng nhà. Vương Ninh đã rất vui vẻ giúp đỡ. Triệu Lệ rất cảm động và nói: “Tôi cảm thấy rất tin tưởng khi một học viên Pháp Luân Đại Pháp trông nom con trai của mình. Tôi chắc chắn rằng con trai tôi sẽ bình an.”

Tù nhân tìm ra chân lý và nguyện ý học Chuyển Pháp Luân

Trương Bình (biệt danh) là một người bị nghiện và bị đưa đến trại lao động cưỡng bức trong hai năm. Tại trại lao động cưỡng bức Cam Túc, cảnh sát sử dụng những tù nhân khác để giám sát các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Trương Bình giám sát khoảng 20 học viên. Để được nhận thưởng hay tránh phải lao động nặng nhọc, nhiều người giám sát đã tích cực hợp tác với giám thị lăng mạ và tra tấn các học viên. Sau một thời gian, Triệu Bình thấy rằng các học viên Pháp Luân Đại Pháp đều là người tốt và họ không bao giờ trả đũa khi bị lăng mạ hay đánh đập. Ông cũng nhận ra rằng các học viên có công việc tử tế và gia đình tốt. Ông tự hỏi tại sao các học viên, những người có địa vị và của cải, không chịu từ bỏ niềm tin của mình mặc dù họ biết họ có thể bị tra tấn đến tàn phế hoặc đến chết bởi cuộc bức hại tàn bạo.

Triệu Bình đã giải đáp được nhiều thắc mắc sau khi nói chuyện với các học viên Pháp Luân Đại Pháp mà ông giám sát. Ông đã học được rằng nếu một người học Chuyển Pháp Luân và tu luyện theo nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, người đó sẽ có được sức khỏe và nâng cao đạo đức. Đó là lợi ích cho toàn bộ xã hội. Nếu tất cả mọi người trong xã hội học Pháp Luân Đại Pháp, hòa bình và thịnh vượng sẽ đến với tất cả mọi người. Chúng ta thậm chí sẽ không cần cảnh sát. Một ngày, Triệu Bình nói chuyện với một học viên Pháp Luân Đại Pháp là một họa sĩ đến từ thành phố Lũng Nam. Người họa sĩ nói: “Ông có biết ai thực sự biến ông thành người nghiện ngập? Đó là Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Nó thực thi chính sách chuyên chế bạo ngược. Miễn là ông không chống lại ĐCSTQ, thì hút hít, trụy lạc, tham nhũng, nó đều mở rộng và tạo điều kiện. Nhiều công an và nhân viên chính phủ tham gia vào buôn bán ma túy để kiếm thật nhiều tiền. Họ gửi ông vào trung tâm cai nghiện và trại cưỡng bức lao động trong khi đó họ cũng tống tiền từ gia đình ông. Họ yêu cầu ông đánh đập học viên Pháp Luân Đại Pháp và ông tích rất nhiều nghiệp, và ông sẽ rất cực khổ để trả hết những nghiệp đó. ĐCSTQ hoàn toàn là một tà giáo và nó không có một tiêu chuẩn đạo đức nào. Nó lợi dụng ông hôm nay và sẽ giết ông vào ngày mai. Nó đã giết 80 triệu người trong suốt các cuộc vận động chính trị khác nhau”.

Triệu Bình như ở trong mơ mới tỉnh giấc. Từ đó trở đi, ông chỉ hợp tác bề ngoài với các giám thị. Ông giúp đỡ những học viên canh chừng và truyền tin tức và bài giảng mới của Sư phụ. Ông ngăn không để cho những người giám sát mới đánh đập học viên. Ông nói: “Khi tôi ra khỏi nơi này, điều đầu tiên tôi sẽ làm là tìm cuốn Chuyển Pháp Luân và tôi sẽ bắt đầu học”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/8/14/大善大忍温暖了冷酷的心-261553p.html

Bản tiếng Anh:  https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/27/135171.html

Đăng ngày 22-10-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share