Bài viết của một phóng viên Minh Huệ từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-07-2012] Nhiều viên chức ở các cấp bậc khác nhau của chế độ Cộng sản đã tham gia vào cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công để trục lợi cá nhân trong hơn mười năm qua. Kết quả là, nhiều trường hợp quả báo đối với những người tham gia vào cuộc bức hại đã xuất hiện khắp nơi ở Trung Quốc.

Cảnh sát Vu Minh Đào ở đồn cảnh sát Tân Kiến, huyện Hoa Nam, tỉnh Hắc Long Giang đột ngột qua đời

Vu Minh Đào là một viên chức cảnh sát 49 tuổi. Từ khi chế độ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, ông ta đã liên tục bắt giữ và bức hại các học viên. Nhiều học viên dưới thẩm quyền của ông ta cũng bị ông ta quấy rối.

Ngày 22 tháng 06 năm 2007, Vu Minh Đào, Tống Nghênh Tân và ông Vương từ đồn cảnh sát Thắng Lợi cùng với Từ Đức Hành từ đồn cảnh sát Tân Kiến đã đến nhà một học viên để ghi hình và quấy rối.

Ngày 18 tháng 08 năm 2009, khoảng 2h30 chiều, Vu Minh Đào cùng với cảnh sát Trần Ngọc Quân từ Phòng An ninh Nội địa huyện Hoa Nam và Môn Hồng Quảng từ đồn cảnh sát Tân Kiến và một số người khác đã đột nhập vào nhà một học viên và bắt sáu học viên cao tuổi. Khoảng 7 giờ tối hôm đó, sáu học viên này đã được thả ra sau khi bị tống tiền.

Ngày 29 tháng 06 năm 2012, Vu Minh Đào đột ngột bị bệnh và qua đời. Ba ngày sau đó, vào ngày 03 tháng 07, một cảnh sát cùng đồn với ông ta cũng tử vong đột ngột vì bệnh. Anh ta cũng mới chỉ 49 tuổi.

Bí thư huyện Vi Tràng chết trong một vụ tai nạn xe hơi

Hồ Hy Ninh, Bí thư huyện Vi Tràng, đã tích cực tham gia bức hại các học viên từ tháng 06 năm 2001 đến năm 2002, khi ông ta giữ chức lãnh đạo phòng 610 thành phố Thừa Đức. Thời gian đó, sự bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra rất khốc liệt và mỗi quận ở thành phố Thừa Đức đều tổ chức các lớp tẩy não. Nhiều học viên đã bị gửi đến các trại cưỡng bức lao động. Hai vợ chồng Mã Bổn Thuận và Phạm Tú Cầm đã bị kết án tù nặng, bỏ lại đằng sau một đứa trẻ vị thành niên không người chăm sóc. Đến tận bây giờ, hai vợ chồng này vẫn đang ở trong tù.

Ngày 24 tháng 07 năm 2012, chưa đầy 100 ngày sau khi Hồ được thăng chức làm Bí thư huyện ủy, chiếc xe ô tô chở ông ta đã bị lật trong một chuyến đi. Tất cả những người khác trong xe bị thương nhẹ, riêng Hồ đã bị chết.

Tỉnh Quảng Tây: Hoàng Thúy Anh nhận quả báo và chết trong đau đớn

Hoàng Thúy Anh, nhân viên của một công ty hàng hóa ở Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, đã tố cáo hai học viên tại nơi làm việc của mình với Ủy ban khu phố để lấy tiền thưởng. Việc này xảy ra vào năm 2000, khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang lên đến đỉnh điểm. Vì vậy, hai học viên này lập tức bị cảnh sát bắt và bị tra tấn trong trại cưỡng bức lao động trong 06 tháng.

Hoàng Thúy Anh nhận số tiền thưởng 7.000 Nhân dân tệ nhưng cô ta đã phải đối mặt với quả báo cho hành động của mình. Vào tháng 11 năm 2001, con trai thứ hai của cô bị đập chết tại nhà do nhát búa làm rèn của bố. Không lâu sau, con trai cả của cô ta bị bệnh do tuyến giáp hoạt động quá tải. Cổ của cậu ấy bị sưng phồng quá mức so với mặt và rất mềm. Sau đó, cậu ấy đã chết vì bệnh. Bản thân Hoàng Thúy Anh bị bại liệt trong nhiều năm và cuối cùng đã qua đời vào ngày 20 tháng 03 năm 2012.

Lý Cảnh Lượng, Bí thư làng Tây Phán, chi nhánh chính của thành phố Ma Thành, tỉnh Hồ Bắc mất chức và bị giam giữ

Lý Cảnh Lượng là Bí thư làng Tây Phán ở thành phố Ma Thành. Vào tháng 07 năm 2012, ông ta bị Viện Kiểm sát buộc tội, bị mất chức vụ và bị gửi đến Nhà tù Trung Tâm số 2 ở Ma Thành. Theo các nguồn tin, ông ta bị buộc tội nhận hối lộ và trường hợp của ông vẫn đang được điều tra.

Vào tháng 10 năm 2011, Lý Cảnh Lượng đã giúp Phòng 610 tỉnh Ma Kết và Phòng An ninh Nội địa bắt giữ học viên Lưu Kiến Thanh và Ngô Song Hỷ. Ông ta cũng cử bốn đặc vụ theo dõi và chuyển hóa Lưu Kiến Thanh và Ngô Song Hỷ nhằm cố gắng ép buộc họ từ bỏ đức tin của mình.

Ông Cam, chồng cô Lưu Kiến Thanh, trước đây bị xơ cứng gan. Sau khi tập Pháp Luân Công, cuộc sống ông đã được kéo dài. Sau đó, ông qua đời do cuộc đàn áp tàn khốc của chế độ. Cô Lưu Kiến Thanh phải chăm sóc hai đứa con và cuộc sống của họ khá vất vả. Sau khi cô bị bắt, đứa con trai đang học trung học của cô đã khóc và cầu xin người thân cứu mẹ của mình. Cậu ấy nói: “Tôi đã thực sự mất cha, tôi không thể sống mà không có mẹ”. Tuy nhiên, Lý Cảnh Lượng không hề cảm thông với họ. Ông ta đã hai lần đến Vũ Hán để ép buộc Lưu Kiến Thanh và Ngô Song Hỷ từ bỏ tu luyện.

Đinh Bằng Trình, phó Phòng An ninh Nội địa đồng thời giữ chức phó Giám đốc đồn công an Long Trì Kiều, đã tịch thu 6.900 Nhân dân tệ tiền mặt, một chiếc xe máy, một máy tính xách tay, sách Đại Pháp và những thứ khác khi họ bắt Ngô Song Hỷ. Ngô Song Hỷ đã bị giam giữ hơn một tháng.

Năm 2012, Lý Cảnh Lượng đã treo những biểu ngữ lớn ở ngay lối vào của những khu vực công cộng cũng như ở lối giao thông chính. Ông ta cũng dán một bảng tuyên truyền lớn vu khống Pháp Luân Công trên các bức tường công cộng và gắn một máy quay trước tấm bảng. Để công chúng không bị đầu độc bởi tấm bảng, các học viên đã phá hủy các biểu ngữ và tấm bảng này nhiều lần. Lý Cảnh Lượng đã làm việc với cảnh sát và bắt những học viên bị máy quay chụp ảnh nhận dạng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/7/29/参与迫害法轮功学员的中共警察、书记遭恶报-260899.html

Bản tiếng Anh:  https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/9/134862.html

Đăng ngày 1-9-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share