[MINH HUỆ 04-07-2012] Xã Phú, Bạc Đầu, quận Thương Châu, tỉnh Hà Bắc có một làng tên là Chu Quan Truân. Năm 2012, một sự việc đã xảy ra ở vùng quê nhỏ bé, ít người biết đến này, gây chấn động Trung Nam Hải, cơ quan đầu não của chính quyền tại Bắc Kinh.

Để bảo lãnh một học viên Đại Pháp, 300 dân làng đã điểm chỉ vào thư thỉnh nguyện

Ngày 25 tháng 02 năm 2012, khoảng 40 cảnh sát  thuộc Phòng công an Bạc Đầu đã bắt giữ học viên Vương Hiểu Đông, một người dân ở làng Chu Quan Truân. Để xác nhận cho nhân cách của  ông Vương, mỗi gia đình trong làng đã cử một người ký tên và điểm chỉ vào bức thư kiến nghị yêu cầu trả tự do cho ông Vương. Ủy ban làng cũng trịnh trọng đóng dấu lên lá thư. Lá thư với “300 dấu vân tay điểm chỉ màu đỏ” cuối cùng đã đến Trung Nam Hải, cơ quan đầu não của chính quyền trung ương Trung quốc.  Điều này đã làm các quan chức cao cấp vô cùng sửng sốt.

Bắt người tốt và trộm cắp tài sản cá nhân

Cảnh sát Bạc Đầu đã đột nhập nhà ông Vương Hiểu Đông lúc 6 giờ sáng ngày 25 tháng 02 năm 2012. Họ đã lục soát trái phép nhà của ông để tìm “bằng chứng” mà không được sự cho phép của ông, cũng như không có lệnh khám xét hay đưa ra bất kỳ giấy tờ chứng minh nào. Cảnh sát đã tịch thu mọi thứ mà họ có thể lấy được, bao gồm những đồ gia dụng như kìm, mỏ lết, đèn pin, v.v. Họ cũng lấy đi 20.000 Nhân dân tệ mà ông Vương định dùng để mua phân bón, đó là kế sinh nhai chính của ông. Cảnh sát đã làm ngơ trước những lời van nài, khóc lóc của bà mẹ già 70 tuổi và đứa con trai nhỏ bảy tuổi của ông Vương và kéo ông Vương lên xe cảnh sát, rồi dùng một cái áo choàng lớn trùm đầu ông lại. Sau đó, khoảng mười cảnh sát thuộc phòng cảnh sát Bạc Đầu đã bỏ túi phần lớn số tiền tịch thu được. Sau khi kê khai tài sản của ông Vương vào hồ sơ của Phòng Công an, có người thậm chí còn lấy cả chiếc máy khoan của ông Vương đem về nhà. Khi ông Vương hỏi cảnh sát tại sao họ lại lấy tiền của ông, họ đã cười nhạo ông và nói, “Mày làm gì có tiền, tiền này giờ là của bọn tao.”

300 chữ ký và con dấu chính thức của làng trong bức thư thỉnh nguyện xác nhận cho ông Vương Tiểu Đông

Để bảo đảm cơ quan công an địa phương xét xử trường hợp của ông Vương theo đúng luật pháp, chị của ông Vương, bà Vương Phượng Như (bí danh là Hiểu Mỹ), đã loan truyền thông tin về vụ bắt bớ này ở trong làng. Bà đã nhờ dân làng xác nhận cho nhân cách của ông Vương và gia đình của ông, đồng thời kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức. Những người dân làng đều biết ông Vương là một người tốt và họ sẵn sàng giúp đỡ. Bức thư thỉnh nguyện đã thu thập được 300 chữ ký và dấu vân tay điểm chỉ. Ủy ban làng cũng đóng dấu lên lá thư để “xác nhận cho nhân cách của ông Vương Tiểu Đông”.

Theo bà Vương Phượng Như, bà và các chị em của mình đã đi quanh thôn và thu thập được 110 chữ ký cho lá thư thỉnh nguyện. Bà nói: “Chúng tôi không có quyền chức, tiền bạc, hay tầm ảnh hưởng gì. Chúng tôi không biết chiêu đãi tiệc tùng cũng như không có điều kiện làm như thế. Chúng tôi không có khả năng để ép buộc hay hứa hẹn gì với dân làng. Họ ký vào lá thư hoàn toàn là vì thương cảm cho Vương Tiểu Đông. Ngày hôm sau, một số dân làng sau khi nghe kể về hoàn cảnh của chúng tôi đã tới tìm gặp và nói: “Chúng tôi sẽ ký vào lá thư nếu nó có thể giúp ông Vương được tự do”. Bức thư thỉnh nguyện là phản ánh nguyện vọng của người dân. Những người dân lương thiện hy vọng rằng Phòng Công an Bạc Đầu và toà án sẽ xét xử công bằng. Tuy nhiên, khi bà Vương Phượng Như cố gắng đệ trình lá thư thỉnh nguyện lên Phòng Công an Bạc Đầu và văn phòng công tố, cả hai cơ quan này đều từ chối không tiếp nhận. Sau đó, có người muốn giúp bà viết về sự việc đã xảy ra và đăng lá thư thỉnh nguyện lên mạng. Cuối cùng, “thư thỉnh nguyện với 300 dấu tay” này đã đến Trung Nam Hải và gây được sự chú ý của Bộ Chính trị.

Gia đình tan vỡ chỉ vì ông Vương Tiểu Đông muốn làm người tốt

Mẹ của ông Vương Tiểu Đông nói: “Những ai biết Tiểu Đông đều đồng ý rằng nó là một người tốt. Đặc biệt là sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, nó rất tử tế với những người lớn tuổi. Thật lòng mà nói, tôi sẵn sàng cho phép con mình tu luyện Pháp Luân Công. Pháp Luân Công rất tốt cho sức khoẻ và tâm tính của con người. Những người tu luyện không bao giờ uống rượu, chơi cờ bạc hay có hành vi xấu. Nói thẳng là họ không làm điều gì sai trái. Chỉ vì Tiểu Đông tu luyện Pháp Luân Công và muốn làm một người tốt, nó và mấy đứa con của tôi đã bị bắt bớ và đánh đập nhiều lần một cách vô cớ. Năm ngoái, con dâu tôi không thể chịu đựng thêm nữa nên đã ly dị Tiểu Đông. Một gia đình đang yên lành bỗng thành ra tan nát! Tôi không trách gì con dâu, ai mà chẳng mưu cầu cuộc sống tốt đẹp hơn. Sống trên đời này có thể làm người tốt được không? Những người tốt thì bị hủy hoại cho đến chết hay sao? Công lý ở đâu? Bây giờ, các quan chức đang bất chấp pháp luật để bức hại Tiểu Đông và con gái tôi. Gia đình trọn vẹn của tôi bị tan nát. Tiểu Đông đã bị giam tại trại giam Bạc Đầu bốn tháng. Nó bị bắt phải làm việc 18 tiếng mỗi ngày, tất cả móng tay của nó đều bị mòn hết vì phải làm việc quá nặng nhọc, và nó phải ăn những thứ mà một gia đình bình thường cũng không thể cho chó mèo của họ ăn. Nó còn phải chịu đựng nhiều cực hình tra tấn. Chỉ trong một thời gian ngắn, nó đã sụt mười cân. Nó là cốt nhục của tôi. Những người công an, công tố viên kia chẳng nhẽ không có con cái sao?”

Tàn phá của “Khủng bố Đỏ”

Khi những người dân làng lương thiện đang chờ đợi một câu trả lời công bằng từ Phòng Công an Bạc Đầu và văn phòng công tố, 10 người từ Đội An ninh Công cộng của Phòng Công an Bạc Đầu, bao gồm Vương Văn Sinh, Cao Quý Khởi, Tôn Hỷ Đoàn, và một số người khác, đã tới gặp bí thư làng.  Nhóm người này đã quay phim và phỏng vấn những dân làng ký tên thỉnh nguyện và ép buộc các viên chức trong làng phải giao nộp cho họ bản gốc của lá thư thỉnh nguyện. Làng Chu Quan Truân bỗng nhiên chìm ngập trong “khủng bố Đỏ”. Nhân viên của Đội An ninh Công cộng đã truy ra những dân làng ký tên thỉnh nguyện và bắt họ phải ký cam kết “bác bỏ tà giáo”. Công an đã tới từng nhà và không rời đi cho đến khi người dân ký cam kết đó. Nếu dân làng không ký, công an doạ sẽ báo cáo rằng họ có quan hệ với Pháp Luân Công.

Thân nhân của ông Vương Tiểu Đông cũng bị liên lụy. Một người thân của ông đã bị tịch thu xe hơi. Những người khác thì bị mất tiền, của cải, và chính quyền đã gây cho họ rất nhiều áp lực. Nhân viên của Đội An ninh Công cộng đã hành hung gia đình chồng của chị Vương Phượng Như và bắt họ phải viết và ký vào “bản kiểm điểm”.

Ủy ban Đảng bộ thị xã Phú, Bạc Đầu đã tổ chức một cuộc họp cho tất cả các viên chức làng. Trong cuộc họp, họ lên án Pháp Luân Công và yêu cầu các bí thư và các trưởng ban của tất cả các làng phải công khai phản đối Pháp Luân Công. Họ phải nói những lời phỉ báng về Pháp Luân Công và cuối cùng trong cuộc họp họ phải tuyên bố sự thù ghét của họ với Pháp Luân Công. Những khẩu hiệu mạ lị Pháp Luân Công đã được treo khắp làng Chu Quan Truân.

Bà Vương Phượng Như và bạn của bà, bà Đường Kiến Anh ở Thương Châu đã bị Phòng Công an Bạc Đầu bắt giữ tại một chung cư ở Thương Châu. Họ hiện đang bị giam tại trại giam Thương Châu.

Bị Đảng hành hung, những người dân chính trực đã nói: “Tôi nghĩ Pháp Luân Công là tốt

Dưới đám mây mù của chiến thuật khủng bố của Đảng, vẫn có một số dân làng nói “Không”. Một dân làng bị hỏi tại sao ông ấy lại ký vào lá thư ủng hộ ông Vương Tiểu Đông. Nhân viên của Đội An ninh Công cộng hỏi ông ấy làm vậy vì cho rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt hay vì “thương hại ông Vương Tiểu Đông?” Người dân làng đó trả lời rằng ông ấy nghĩ Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Người công an kia bị cứng hóng và phải thả người dân làng đó về.

Những người dân thức tỉnh đã đứng lên chống lại cuộc bức hại và nói “Không”

Hiện nay, nhiều dân làng đã bày tỏ sự hối hận vì đã ký vào cam kết “bác bỏ tà giáo”. Người dân ở các thôn lân cận hiện đang thu thập chữ ký để ủng hộ “300 vân tay điểm chỉ” của làng Chu Quan Truân. Anh trai của ông Vương Tiểu Đông đang tìm một luật sư và quyết tâm phải giúp em trai của ông thắng vụ kiện này. Ông cũng sẽ đệ đơn kiện các quan chức đã vi phạm pháp luật.

Tầm quan trọng của “300 dấu vân tay điểm chỉ”

Lịch sử như một vở kịch, từng triều đại thay phiên nhau trên sân khấu. Mỗi lần tấm màn sân khấu kéo lên, những vai diễn khác nhau lại xuất hiện, và luôn luôn có những vai diễn biến mất trong sự nhục nhã. Xuyên suốt lịch sử, “bảo vệ công lý và thức tỉnh lương tâm con người” đã trở thành một chủ đề vĩnh hằng. Bất kể vở kịch phức tạp và khó hiểu thế nào, kiên định vào lẽ phải là ý nghĩa thật sự của cuộc sống. “300 dấu vân tay điểm chỉ” của làng Chu Quan Truân đã chiếu rọi ánh sáng lên sân khấu và đẩy lui những kẻ bức hại đen tối. Càng ngày sẽ có càng nhiều người thức tỉnh và đứng lên chống lại cuộc bức hại.

Những kẻ bức hại sẽ nhận phải sự trừng phạt nặng của pháp luật

Những câu sau là dành cho những người tham gia vào cuộc bức hại. Chúng được trích đẫn  từ bộ tiểu thuyết Trung Hoa nổi tiếng Tây Du Ký: “Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tất giai tri. Thiện ác nhược vô báo, càn khôn tất hữu tư” (tạm dịch: Khi tâm con người sinh ra một niệm, thì cả trời và đất đều biết rõ. Nếu thiện ác mà không có báo ứng, thì hẳn là vũ trụ có tư lợi). Đối với các nhân viên Phòng 610 và những cảnh sát bị mê hoặc bởi ảo ảnh hiện tại và đã tham gia vào cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công, không biết họ đã nghĩ về điều này chưa: “Có ai có được kết cục tốt sau khi hãm hại những người thường dân áo vải lương thiện?” Ngoài ra, gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy. Rốt cục, bạn không thể trốn tránh được trách nhiệm của mình trước pháp luật.

Không có một điều luật nào nói rằng tu luyện Pháp Luân Công là phạm pháp, và cũng không có một điều luật nào nói rằng Pháp Luân Công là một tà giáo. Dư luận cho rằng chính quyền đã cố ý kết tội ông Vương Tiểu Đông vì “sử dụng tổ chức tà giáo để gây rối việc thi hành pháp luật.” Tuy nhiên, nếu bạn hỏi một luật sư hay một chuyên gia pháp lý và tìm hiểu về các điều luật liên quan, bạn sẽ nhận ra rằng cái gọi là “tội” này xuất phát từ Điều 300 của Bộ Luật Hình sự. Luật này đã bị lạm dụng và vi phạm. Những người tham gia bức hại Pháp Luân Công mới chính là những người gây tội ác. Tài liệu chính thức của chính phủ Trung quốc, thông báo của Bộ Công an về việc xác định và ngăn cấm những tổ chức tà giáo đã xác nhận có 14 nhóm tà giáo. Pháp Luân Công không có tên trong danh sách đó. Khi những người tham gia vào cuộc bức hại này tỉnh ngộ, những kẻ gây tội ác sẽ phải gánh chịu trách nhiệm.

Giúp đỡ các đệ tử Đại Pháp là tự giúp chính mình

Nhờ các đệ tử Đại Pháp tiếp tục giảng chân tướng cho công chúng, càng ngày càng có nhiều người đã nhận ra việc không tuân theo những chuẩn mực đạo đức của nhân loại thật là một việc nguy hiểm. Trong một xã hội với hành vi, âm nhạc và đạo đức đã suy đồi, xuống cấp, những ai bị cuốn theo dòng chảy đó hay làm cho nó tệ hơn cuối cùng sẽ trở thành nạn nhân của chính xã hội trượt dốc đó. Các đệ tử Đại Pháp đã bất chấp nguy hiểm bị đánh đập, bắt bớ, thậm chí có thể hy sinh tính mạng để giảng chân tướng về Đại Pháp cho mọi người. Đại Pháp dạy con người phân biệt tốt xấu, và giúp con người khôi phục đạo đức của họ trong một xã hội đang trượt dốc. Mục đích của mỗi đệ tử Đại Pháp là thật sự cứu độ con người. Việc giúp đỡ các đệ tử Đại Pháp cuối cùng không những là giúp họ mà còn là giúp cả nhân loại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/7/4/三百红手印-震动中南海-259787.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/7/15/134439.html

Đăng ngày: 21 –8– 2012. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share