Bài viết của Y Thiên Kiếm
[MINH HUỆ 04-06-2012] Chu Vĩnh Khang, một trong những Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), người được biết đến là một trong những người cầm đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, đã phạm vô số tội ác phi nhân tính trong cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Đảm nhận một vai trò khét tiếng nên ông ta đã trở nên thật bỉ ổi. Gần đây, ông ta lại khuấy động những châm biếm của dư luận khi nói về việc tôn trọng nhân quyền trong việc thực thi pháp luật dưới sự giám sát của mình. Trong một hội thảo tán dương việc thực thi các luật tội phạm mới sửa đổi ở Trung Quốc trong thời gian gần đây, Chu Vĩnh Khang đã xuất hiện và đề cập về vấn đề nhân quyền, nhấn mạnh rằng mọi cấp thuộc Ủy ban Chính trị và Pháp luật ở Trung Quốc nên tôn trọng nhân quyền khi đối xử với tội phạm. Vốn nổi tiếng về sự côn đồ và vi phạm nhân quyền thô bạo, bài phát biểu về việc tôn trọng nhân quyền của Chu Vĩnh Khang đã tự nhiên nhận được sự nhạo báng của dư luận.
Là tổng bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ, cơ quan kiểm soát tất cả các lực lượng cảnh sát, tòa án và viện kiểm sát, Chu Vĩnh Khang được đánh giá là kẻ vi phạm nhân quyền bậc nhất trong số những người nắm quyền cao đang tại vị. Hiển nhiên, ông ta là kẻ số một phải chịu trách nhiệm cho tình trạng tham nhũng đang ngày càng tồi tệ của hệ thống tòa án Trung Quốc. Nhiều biến chất trong xã hội Trung Quốc có thể được truy ngược lại do sự biến chất của tòa án Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chu Vĩnh Khang. Ông ta là ông trùm hợp pháp của các băng nhóm tội phạm mà ông ta kêu gọi tấn công.
Lúc còn đương chức, Chu Vĩnh Khang không bao giờ tiếc công sức trong việc chà đạp nhân quyền của nhân dân Trung Quốc. Theo một bài báo trên Minh Huệ [Hán ngữ] đăng ngày 29 tháng 05 năm 2012, vào đầu tháng 04 năm 2011, ông ta đã đến thăm thành phố Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc. Mười năm ngày sau, hàng chục học viên Pháp Luân Công ở thành phố Vũ Hán đã bị bắt, bảy người trong số họ đã bị buộc tội tổ chức các hoạt động Pháp Luân Công. Những trường hợp này đã bị cố ý thêu dệt, chúng thậm chí còn không thuyết phục được các kiểm sát viên ĐCSTQ ở thành phố Vũ Hán, và đã nhiều lần bị từ chối do “không đủ chứng cứ.” Vào ngày 19 tháng 12 năm 2011, phòng 610 thành phố Vũ Hán với âm mưu vu cáo cho các học viên đã ép buộc viện kiểm soát quận Vũ Xương gộp các trường hợp của bảy học viên Pháp Luân Công làm một, và khởi tố họ đồng thời trong một vụ án lớn. Tuy nhiên, do bản chất xuyên tạc và thiếu nhất quán của các chứng cứ, phiên tòa đã bị hoãn vô thời hạn. Vào tháng 04 năm 2012, Chu Vĩnh Khang lại tới tỉnh Hà Bắc. Vào ngày 19 tháng 05, sau khi xếp đây là một vụ án lớn, tòa án đã đưa các học viên ra tòa mà không có cơ sở pháp lý nào cả. Tại phiên tòa, tất cả những người đi qua đều bị chặn lại và hỏi xem họ có phải là học viên Pháp Luân Công không. Thậm chí ngay cả những người trả lời là “Không” cũng bị buộc mở túi ra để kiểm tra, và bị buộc phải phỉ báng Pháp Luân Công và người sáng lập Pháp Luân Công để chứng tỏ rằng họ thật sự không phải là học viên Pháp Luân Công. Theo thông tin gần đây nhất, có tám học viên đã bị bắt giữ.
Chuyến viếng thăm của Chu Vĩnh Khang tới bất kỳ thành phố nào ở Trung Quốc cũng dẫn theo sự gia tăng bức hại các học viên Pháp Luân Công. Trong phiên họp Quốc hội tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 03 năm 2012, ông ta đã không ngần ngại bày tỏ sự ủng hộ của mình với Bạc Hy Lai, một quan chức cấp cao khác của ĐCSTQ, người đã nhúng tay vào việc tàn sát các học viên Pháp Luân Công. Với cương vị là thị trưởng thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Bạc Hy Lai đã ra chỉ thị cụ thể cho các cảnh sát địa phương:“Không nhân nhượng trong việc tấn công và đàn áp các học viên Pháp Luân Công.” Mọi người tin rằng chính sự tàn ác của Bạc Hy Lai trong chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công đã thuyết phục Chu Vĩnh Khang trong kế hoạch lựa chọn Bạc Hy Lai là người kế vị ông ta để giữ chức tổng bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật vào năm tới.
Trong thời gian giữ chức tổng bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Chu Vĩnh Khang đã trở thành quan chức cao cấp nhất phá vỡ luật pháp trong sự thi hành pháp luật của mình. Ông Cao Trí Thịnh, một luật sư nhân quyền nổi tiếng, đã bị kết án tù nhiều năm mà không có lý do hợp pháp chỉ bởi ông đã ba lần viết thư cho các lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCSTQ về vấn đề Pháp Luân Công. Ủy ban Chính trị và Pháp luật thậm chí còn tổ chức một đội ngũ chuyên trách việc đàn áp ông Cao. Ông Lữ Gia Bình, một nhà nghiên cứu về lịch sử của cuộc chiến tranh thế giới II, đã bị kết án 10 năm tù mà không thông qua xét xử, do công trình nghiên cứu của ông đã tiết lộ về tiểu sử khét tiếng của Giang Trạch Dân khi làm gián điệp cho Nhật và Nga lúc Nhật chiếm đóng Trung Quốc trong thế chiến II. Một trường hợp nổi tiếng khác là ông Trần Quang Thành, một luật sư mù bảo vệ các nạn nhân của chính sách một con ở Trung Quốc, việc làm đó của ông đã động chạm tới Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Ủy ban Chính trị và Pháp luật đã chi hơn 60 triệu nhân dân tệ mỗi năm để giam giữ ông Trần tại nhà.
Vì sự tàn bạo của Chu Vĩnh Khang trong việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công, trong vô số các chuyến viếng thăm nước ngoài của mình, ông ta đã bị các học viên Pháp Luân Công ở hải ngoại phản đối. Sự vỡ lở của việc ĐCSTQ thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống đã khiến ông ta trở thành tâm điểm trên vũ đài thế giới rộng lớn với tư cách là kẻ chỉ huy tội ác tàn bạo chưa từng có trong lịch sử này.
Thật nực cười khi một người chuyên chà đạp nhân quyền lại thề rằng ông ta đang ủng hộ nhân quyền. Một cách giải thích cho sự bất thường đó là ông ta đã nhận ra cần phải làm vậy, bởi ông ta biết rằng việc vi phạm nhân quyền của mình cuối cùng cũng đã bị phơi bày.
Một lý do khác cho hành động của Chu Vĩnh Khang có thể là ông ta đã nhận ra rằng một phán xét cuối cùng đang chờ đón mình. Do sự ‘ngã ngựa’ của Bạc Hy Lai, một tín hiệu cho thấy sự sụp đổ của những nỗ lực duy trì quyền lực của bè cánh của Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang có thể đã nghĩ rằng ông ta có thể tự cứu bản thân mình khỏi kết cục bi thảm bằng việc ủng hộ nhân quyền.
Bài phát biểu của Chu Vĩnh Khang về nhân quyền rất giống với cách của ĐCSTQ, vốn luôn tương phản giữa những tuyên bố và hành động. Dưới tấm mặt nạ bảo vệ nhân quyền của mình, ĐCSTQ thậm chí còn nuôi dưỡng những dã tâm vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hơn. Giống như những gì Giang Trạch Dân đã làm với Pháp Luân Công: trong khi ra chỉ thị “tra tấn các học viên cho tới chết” và “những người nào bị đánh chết sẽ được tính là tự tử,” ông ta đã khẳng định với thế giới: “Chưa bao giờ trong lịch sử Trung Quốc, nhân quyền được tôn trọng như ngày nay.”
Lời hứa bảo vệ nhân quyền của Chu Vĩnh Khang đối lập hoàn toàn với những hành động của ông ta, đặc biệt trong vấn đề liên quan tới các học viên Pháp Luân Công.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/6/4/人权恶棍周永康谈保障人权-荒唐透顶-258444.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/6/20/134055.html
Đăng ngày 7-8-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.