Bài viết của Minh Tâm, một đệ tử ở Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 27-05-2012] Trước năm 1999, tôi là y tá trưởng của khoa chỉnh hình tại một bệnh viện. Ở đó có hơn bốn mươi giường bệnh và hơn hai mươi bác sỹ, y tá chăm sóc bệnh nhân. Có những bệnh nhân không có giường để nằm, nhu cầu vượt quá số giường bệnh, có lúc khối lượng công việc lớn, chúng tôi phải làm ngoài giờ.

Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đánh giá công việc của mình bằng tiêu chuẩn đạo đức suy đồi. Sau khi tu luyện trong Pháp tôi đã nhận ra rằng “Chân-Thiện-Nhẫn” mới là tiêu chuẩn thực sự để đo lường tốt và xấu. Tôi đã thay đổi cách giải quyết công việc, chiếu theo yêu cầu của Đại Pháp vũ trụ để yêu cầu bản thân. Tôi thiện đãi đồng nghiệp, thiện đãi bệnh nhân và làm việc chăm chỉ. Trước khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, tôi đã nhận được giải thưởng nhân viên xuất sắc ở cấp bệnh viện và cấp thành phố.

Tiêu cực cũng là một hiện tượng phổ biến trong bệnh viện. Bệnh nhân thường tặng quà và tiền, còn doanh nghiệp cung cấp dược phẩm và thiết bị y tế cũng tặng quà và tiền hoa hồng. Thầy thuốc thì không chú ý đến y đức, chỉ kê cho bệnh nhân các loại dược phẩm được trả hoa hồng, để tranh thủ nhận được nhiều tiền hoa hồng.

Chúng tôi là một khoa chỉnh hình lớn, có nhiều bệnh nhân và hàng ngày đều có ca mổ. Sau các ca mổ, gia đình bệnh nhân thường mời đi ăn, còn trưởng khoa thì hàng ngày đều được mời rượu và ăn uống. Vì vậy, vào buổi chiều ông ấy từ chối gặp bất kỳ ai. Các bác sỹ đều than phiền, còn các y tá đều có tâm lý bất bình. Tôi từ chối tham dự các bữa tiệc chiêu đãi và không nhận quà. Đối với công việc ở khoa, tôi luôn yêu cầu các y tá nghiêm túc chấp hành các quy trình thao tác. Tôi thường không làm theo các hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ ngoại trừ trong ca phẫu thuật cấp cứu. Sau ca phẫu thuật tôi yêu cầu bác sĩ cung cấp hướng dẫn cho tôi bằng văn bản. Tôi cũng thường đôn đốc kiểm tra công việc, phát hiện sai sót gì đều sửa chữa. Các y tá thường bất bình vì các bác sĩ kê nhiều thuốc hơn cần thiết chỉ vì số tiền hoa hồng.

Tôi liền giảng về quan hệ được mất cho họ nghe, và họ đều minh bạch rằng không nên lấy những gì không đáng được lấy, và đều minh bạch ra đạo lý bất thất bất đắc.

Khi tình trạng hỗn loạn trong bệnh viện đến tai người viện trưởng, ông đã yêu cầu có một cuộc họp, lần đó trưởng khoa đã báo cáo với viện trưởng: “May mắn là khoa chỉnh hình có một y tá trưởng rất trách nhiệm. Bác sĩ là những người cần phải xem lại, còn các y tá đều rất tuân thủ. Có như vậy, chất lượng công việc của chúng ta mới được đảm bảo và không xuất hiện vấn đề.” Viện trưởng tỏ ra hài lòng khi nghe báo cáo.

Thể hiện sự vô tư của các học viên

Bệnh viện dành ra một khoản tiền thưởng cho mỗi bộ phận. Tiền thưởng được chia dựa theo chức vụ cao thấp, trên thực tế chính là biến tướng của hiện tượng phân phối bình quân. Hai y tá trong khoa của tôi làm việc tốt hơn hai y tá có chức danh. Nếu tiền thưởng được chia dựa theo chức vụ thì sẽ không công bằng. Tôi đã trích ra hai phần trăm tiền thưởng của tôi, chia làm hai phần và thêm vào khoản tiền thưởng hàng tháng cho hai y tá đó. Tiền thưởng hàng tháng tuy thấp nhưng nó đã khích lệ cả hai làm tốt công việc. Một số y tá nói rằng: “Y tá trưởng, hàng tháng chị lấy tiền của mình cho những người khác. Chị sẽ mất bao nhiêu tiền? Không có nhiều người giống như chị đâu.” Tôi thường nói với họ: “Sư Phụ của Đại Pháp dạy chúng tôi rằng tiền là vật ngoại thân khi sinh không mang theo đến, khi tử không mang theo đi. Chỉ cần đủ tiền để nuôi bản thân mình thôi. Chúng ta nên coi nhẹ lợi ích của cá nhân.” Nghe vậy, họ đều nghĩ Pháp Luân Đại Pháp là tốt và đều muốn học. Tôi liền giúp họ lấy cuốn Chuyển Pháp Luân và bảy y tá trong bộ phận của tôi đã bắt đầu tu luyện.

Một lần, khoa ngoại trú thiếu ý tá và xin một người ở khoa của chúng tôi. Lượng công việc ở khoa ngoại trú tương đối nhẹ nhàng hơn và không phải làm ca đêm vì vậy mọi người đều mong muốn có được một công việc ở đó. Tuy nhiên, nữ y tá được hỏi để chuyển sang đã không muốn đi và nói: “Nếu tôi không thể xử lý được công việc ở phòng  điều trị thì tôi sẽ quay về khoa chỉnh hình.” Người chủ nhiệm bộ phận y tá đã hỏi tôi: “Tại sao chị hay vậy nhỉ? Tất cả y tá trong khoa chị đều không muốn chuyển đi và các y tá trong khoa khác đều muốn chuyển sang khoa chị.” Tôi cười và nói: “Đó là bởi vì tôi tập luyện Pháp Luân Đại Pháp và đối xử với mọi người dựa trên nguyên lý ‘Chân-Thiện-Nhẫn.’”

Hàng năm trong bệnh viện đều có đánh giá thường niên cho các nhân viên. Có ba mức đánh giá khác nhau: xuất sắc, đủ tiêu chuẩn và không đủ tiêu chuẩn. Trong quá trình đánh giá có một đợt bỏ phiếu kín và tất cả các nhân viên trong bệnh viện phải bỏ phiếu. Năm nào tôi cũng đứng đầu danh sách. Vào năm 1999, khi Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp, tôi đã bị xuống hạng. Tuy nhiên tôi vẫn dành được giải thưởng cao nhất.

Nghĩ tới người khác trước

Ở Trung Quốc, phần lớn các y tá là nữ. Khi mang thai, việc sinh đẻ và nuôi dưỡng một đứa bé tạo ra khá nhiều căng thẳng cho một y tá. Có lúc các y tá phải làm ca đêm, trong khi đứa bé cần sự chăm sóc của người mẹ, ví dụ như khi đứa bé bị ốm. Tôi luôn đảm bảo lịch phân công hàng tuần phù hợp với hoàn cảnh của các y tá. Họ luôn được đảm bảo có thể nghỉ khi cần thiết. Đôi lúc có y tá đang làm nhiệm vụ mà bị đổ bệnh và không thể đi làm được thì tôi không bao giờ phàn nàn và sẽ làm thay. Một trong số các y tá đã nói với tôi: “Y tá trưởng, tôi làm việc ở khoa nào cũng đã từng tranh cãi với các y tá trưởng ở đó. Chị là người duy nhất mà tôi đã không tranh cãi đấy.” Tôi hỏi: “Tại sao lại như vậy?” Cô ấy nói: “Đó là bởi vì chị luôn nghĩ đến người khác trước, chị không ích kỷ và chị không muốn chiếm tiện nghi so với người khác.

Tất nhiên, không phải việc gì cũng suôn sẻ và đôi khi cũng có một số vấn đề. Một lần một y tá đã gọi từ phòng cấp cứu nói rằng chưa có ai chuẩn bị da cho bệnh nhân cần phẫu thuật ghép da và xin một y tá của tôi sang hỗ trợ. Một mặt tôi sắp xếp người sang trợ giúp, một mặt tôi kiểm tra yêu cầu của bác sĩ để xem ai là người đã phụ trách thực hiện yêu cầu đó. Đó là y tá Vương, lúc đó tôi được biết là cô ấy đã lơ là công việc của mình. Tôi đã nổi giận, tìm người y tá đó và la mắng cô ấy trước mặt bác sĩ. Việc này đã làm tổn thương lòng tự trọng của cô ấy vì vậy cô ấy đã khóc. Sau đó tôi hướng nội và thấy mình cũng có trách nhiệm trong chuyện này. Tôi đã lơ là vai trò kiểm soát của mình và không kiểm tra công việc của cô ấy. Do đó, tôi đã xin lỗi người y tá đó vào buổi họp khoa sau đó và cô ấy đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Vào tháng 5 năm 1999, tôi đã chuyển tới Khoa Giảng dạy mới thành lập để dạy và làm công tác nghiên cứu. Các ý tá trong khoa của tôi đều không muốn tôi ra đi và tất cả đều khóc trong bữa tiệc chia tay. Trước khi đi, tôi đã chia hết số tiền còn lại từ tiền thưởng của tháng trước và phân phát cho các y tá. Tất cả bọn họ đều nói: “Y tá trưởng, chị không cho chúng tôi thì chúng tôi cũng không thể biết được. Nếu là người khác chắc sẽ biển thủ khoản tiền này. Chị thật đứng đắn.” Tôi nói: “Đây là điều mà Sư Phụ đã dạy chúng tôi. Sư Phụ dạy chúng tôi trở nên vô ngã và vị tha.

Bị giáng chức vì tập luyện Pháp Luân Công

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Cục Y tế địa phương đã ban hành chỉ thị yêu cầu tôi rời bỏ vị trí của mình và chuyển đến khoa phẫu thuật thần kinh, nơi mà khối lượng công việc nặng hơn nhiều so với công việc cũ của tôi. Tôi nghĩ, bất kể bức hại như thế nào, tôi vẫn kiên định tu luyện Đại Pháp.

Ở Khoa phẫu thuật thần kinh có nhiều bệnh nhân bị chấn thương sọ não, nhiều bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch và nhiều trường hợp khẩn cấp hơn. Tình trạng của bệnh nhân có thể xấu đi một cách nhanh chóng và do vậy dẫn đến khối lượng công việc nặng hơn cho các y tá. Tôi nghĩ: “Bất kể chuyện gì xảy ra, tôi sẽ kiên định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.” Trong phẫu thuật thần kinh, thể trạng của các bệnh nhân rất phức tạp và lúc đó các cơ quan nội tạng khác rất yếu nên đòi hỏi phải hành động nhanh chóng. Không chỉ có vậy, các bệnh nhân này không hoàn toàn tỉnh táo và họ thường không thể nói về tình trạng của họ, điều này đôi lúc đã dẫn tới sự chậm trễ trong việc điều trị.

Tôi chân thành và có trách nhiệm trong mọi hành động của mình. Tôi đi thăm các phòng bệnh một cách kịp thời, theo dõi chặt chẽ tình trạng của bệnh nhân, đặc biệt là khi làm việc vào ca đêm. Các bệnh nhân thường tránh được nguy hiểm do ngay lập tức tôi đều thấy được bất cứ sự thay đổi nào trong thể trạng của họ và những vấn đề có thể phát sinh. Giám đốc, các bác sĩ, y tá trưởng cùng các nữ y tá đều khen ngợi công việc của tôi. Một y tá trưởng nói với tôi: “Tất cả các y tá trẻ đều nói rằng chị nên làm một y tá trưởng, công việc chị làm rất xuất sắc.” Cô ấy cũng nói: “Chị không bị mất mặt giữa các y tá trưởng lâu năm khi chị bị mất chức y tá trưởng.” Tôi nói: “Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi có được đạo đức trong nghề và có kỹ năng tốt trong công việc. Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi trở thành một người tốt trong mọi hoàn cảnh.

Làm tốt trong mọi hoàn cảnh

Là một y tá, tôi phải lấy thuốc trong quầy thuốc ở bệnh viện. Y tá phải kiểm tra thuốc trước khi quay trở lại khoa. Có lúc các dược sỹ có thể bất cẩn và đưa thừa hay thiếu thuốc so với đơn thuốc.  Tôi kiểm tra và trả lại phần thừa hay sẽ lấy thêm phần còn thiếu. Sau vài lần, họ nói rằng tôi là một người đáng tin cậy. Vì một số y tá đã giữ lại phần thuốc phát thừa.

Vào tháng 10 năm 2004, một số y tá trưởng lâu năm và tôi đã được chuyển sang khoa ngoại trú. Khoa điều dưỡng đã đưa cho mỗi người trong chúng tôi một bảng điểm và sau đó chúng tôi sẽ chọn công việc của mình theo bảng điểm. Kể từ khi tôi bị chuyển vị trí tôi không có điểm thưởng. Do đó, khi đến lượt tôi thì chỉ còn lại hai vị trí công việc. Một là phòng nội soi và một phòng khác là khu phẫu thuật cho bệnh nhân ngoại trú. Kể từ khi phẫu thuật tiểu phẫu được thực hiện trong khu bệnh nhân ngoại trú, lượng công việc khá là nặng, đặc biệt là kể từ khi y tá phải chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị cho các gói phẫu thuật. Phòng phẫu thuật cách khá xa khu bệnh nhân ngoại trú và nhiệt độ có thể lạnh hoặc nóng, tùy theo mùa nên không ai muốn công việc đặc thù đó. Người cuối cùng trong danh sách có vẻ quen thuộc với phòng nội soi vì vậy tôi đã quyết định đảm nhận công việc ở khu phẫu thuật. Cô ấy rất ngạc nhiên trước sự lựa chọn của tôi. Tôi đã nói với cô ấy rằng Sư Phụ dạy chúng tôi nghĩ tới những người khác trước trong bất cứ công việc gì mà chúng tôi làm. Cô ấy đã rất cảm động. Cô ấy nói: “Nhìn và quan sát hành xử của chị, tôi biết Pháp Luân Đại Pháp hảo.

Trong khoa ngoại trú tôi đã gặp nhiều người tại các bộ phận và các khoa khác nhau trong bệnh viện. Những người này có mức độ tâm tính khác nhau. Bệnh nhân phải trả ít hơn hay không phải mất phí phẫu thuật khi có quan hệ với nhân viên trong bệnh viện. Khi ai đó muốn trả phí thấp hơn đôi lúc họ cố gắng đưa cho tôi một ít tiền một cách bí mật. Tôi nói: “Bất kể chị có đưa cho tôi bao nhiêu tiền thì tôi sẽ không lấy một đồng mà sẽ giao nó cho thu ngân.” Sau vài lần mọi người đều biết rằng tôi không chấp nhận bất cứ sự hối lộ nào. Có rất nhiều loại vật dụng dùng một lần trong phòng mổ. Tôi không bao giờ lấy bất cứ thứ gì để dùng cho cá nhân. Khi các đồng nghiệp và mọi người cần một ống tiêm hay găng tay dùng một lần thì tôi sẽ mua vật dụng đó từ hiệu thuốc. Đó là bởi vì tôi đã học được từ nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp là “bất thất bất đắc”.

Bước vào tập luyện Pháp Luân Công

Mẹ chồng tôi đã qua đời vào mùa thu năm 1996. Chồng tôi đã nói chuyện với bác của anh ấy, đến từ Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Ông ấy đã hỏi chồng tôi: “Sức khỏe của cháu thế nào? Cháu có tin vào khí công không?” Chồng tôi không tin vào khí công. Bác tôi hỏi: “Có phải cháu cảm thấy không thoải mái khi bị ốm?” Chồng tôi trả lời: “Vâng ạ, rất khó chịu.” Sau đó bác tôi đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho chúng tôi, môn tu luyện đã được Sư Phụ Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng. Chồng tôi đã bị bệnh viêm gan B mãn tính trong hơn 10 năm. Cả Tây y và Trung y đều không thể chữa được bệnh cho anh ấy. Do vậy anh ấy đã rất hứng thú trong việc muốn biết xem Pháp Luân Đại Pháp có thể chữa được căn bệnh của anh ấy hay không. Khi anh ấy nghe thấy rằng ai đó có thể trở nên mạnh khỏe từ việc tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi nói “Hãy thử xem. Có thể nó sẽ chữa được bệnh của anh.” Anh ấy nói: “Được, mình tập công cùng nhau nhé, có gì còn giúp đỡ lẫn nhau.” Tôi đã đồng ý.

Lúc đó không có sách Đại Pháp vì vậy đầu tiên chúng tôi luyện công và viết xuống cách thức của mỗi bài tập và ghi nhớ chúng. Bác tôi nói rằng ông ấy có một loạt các băng hình bài giảng của Sư Phụ nhưng ông ấy đã cho ai đó ở trong thị trấn mượn và không chắc rằng liệu có lấy lại được các băng đó không. Chồng tôi đã quyết định lái xe tới thị trấn của bác tôi, mất 40 cây số, tối hôm đó anh ấy đã lấy được băng hình. Anh ấy rất may bởi vì băng hình vừa mới được trả lại. Lúc đó chúng tôi nghĩ rằng đó là ngẫu nhiên nhưng bây giờ chúng tôi nghĩ đó là sự an bài của Sư Phụ.

Sau khi trở về nhà anh ấy đã mượn một đầu đĩa DVD của chị gái tôi và bắt đầu xem các bài giảng Pháp của Sư Phụ. Chồng tôi xem các bài giảng của Sư Phụ rất say mê và không lâu sau anh ấy đã nhìn thấy Pháp thân của Sư Phụ. Lúc đó chúng tôi không biết đó là pháp thân của Sư Phụ. Chồng tôi hỏi: “Tại sao tóc của Sư Phụ lại xoăn và có màu xanh ngọc?” Bác của tôi trả lời “Đó là pháp thân của Sư Phụ. Dường như cháu có căn cơ rất tốt và cháu có tiền duyên với Đại Pháp.” Chị gái tôi và tôi đi ngủ khoảng 11 giờ tối. Chồng tôi và bác tôi đã xem cho đến tận sáng hôm sau mà vẫn chưa xem hết được cả bộ đĩa. Chồng tôi nói: “Pháp Luân Đại Pháp đã giải đáp tất cả các câu hỏi trong tâm của anh. Pháp này thật vĩ đại và anh nhất định sẽ học các bài luyện công.

Chúng tôi đã nhờ một người quen làm việc ở đài phát thanh truyền hình sao chép các đĩa bài giảng. Một ngày chúng tôi xem bài giảng số 7, “Vấn đề trị bệnh.” Sư Phụ giảng:

“Chúng tôi hãy giảng [tình huống] phổ biến nhất; người ta mọc khối u chỗ này, phát viêm chỗ kia, có gai xương ở chỗ nào đó, v.v., nơi không gian khác thì có một con linh thể nằm chính tại chỗ đó, có một con linh thể tại không gian rất thâm sâu. Khí công sư bình thường không thấy được [linh thể ấy], công năng đặc dị bình thường không thấy được, chỉ có thể thấy rằng thân thể có khí đen. Tại chỗ nào có khí đen, thì chỗ đó có bệnh, nói như thế là đúng. Nhưng khí đen không phải là nguyên nhân căn bản tạo thành bệnh, mà là vì ở trong một không gian thâm sâu hơn có con linh thể kia, [chính] là nó phát xuất ra cái trường.” (Chuyển Pháp Luân)

Sau vài ngày tập luyện, chồng tôi nói: “Có cái gì đó đã được lấy đi khỏi gan của anh.” Tôi nói với một nụ cười: “Có thật không?” Tôi không tin lắm vào những gì anh ấy nói. Chúng tôi không có các đĩa luyện công nên không biết chúng tôi nên tập trong bao lâu. Chúng tôi đã tập ba lần mỗi bài và tập nửa giờ hoặc lâu hơn đối với bài công pháp số năm trước khi đi ngủ.

Một buổi tối vào khoảng 11 giờ, chồng tôi cảm thấy khó chịu và bị tiêu chảy. Anh ấy liên tục chạy ra và chạy vào nhà vệ sinh cho đến tận 5 giờ sáng. Anh ấy đã thải ra khoảng ba xô nước xanh lục màu đen. Tuy nhiên, anh ấy không hề cảm thấy đau đớn chút nào và có trạng thái tinh thần rất cao. Anh ấy trông không giống một người bị tiêu chảy. Sau bữa sáng anh ấy đã chuẩn bị rất nhiều giấy vệ sinh để dùng trong ngày nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, từ 11 giờ đêm hôm đó anh ấy lại bị tiêu chảy đến 5 giờ sáng. Việc này diễn ra trong ba đêm liên tiếp và anh ấy đã thải ra khoảng sáu xô nước xanh lục màu đen. Sau đó anh ấy cảm thấy nhẹ nhàng và tràn đầy năng lượng. Anh ấy nói: “Anh đã khỏi bệnh.” Tôi hỏi anh ấy: “Có thật không vậy? Anh có cần đến bệnh viện làm một số xét nghiệm không?” Anh ấy trả lời: “Không cần đâu!” Lần đầu tiên sau một thời gian dài, anh ấy đã thực sự trải nghiệm trạng thái khỏe mạnh. Lúc đó chúng tôi không biết rằng đó là Sư Phụ đã tịnh hóa thân thể cho chúng tôi. Chúng tôi hiểu được việc này sau khi đọc Chuyển Pháp Luân một cách tinh tấn.

Chúng tôi đã nhờ bác tôi mua hộ cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Ông ấy đã mua cho chúng tôi các cuốn sách Pháp Luân Đại Pháp và các đĩa luyện công. Đó là khi chúng tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Từ năm 1984 đến năm 1996, trong mười ba năm dài, lúc nào chồng tôi cũng bị ốm. Anh ấy đã phải chịu đau đớn và phải uống thuốc, tiêm thuốc. Sau khi anh ấy học Pháp Luân Đại Pháp, Sư Phụ đã tịnh hóa thân thể cho anh ấy và tất cả các độc tố trong thân thể của anh ấy đã được loại bỏ. Mười sáu năm qua đi, chồng tôi đã được khỏe mạnh. Tôi đã chứng kiến điều kỳ diệu được triển hiện bởi Pháp Luân Đại Pháp ở chồng tôi. Sức khỏe tốt trở lại cũng loại bỏ được mối lo lớn trong tâm tôi. Việc này quá là kỳ diệu, đặc biệt do tôi làm việc ở một bệnh viện và biết y học hiện đại không thể chữa được bệnh của anh ấy. Chỉ trong vài ngày tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, Sư Phụ đã giúp anh ấy có được sức khỏe tốt. Thật không thể tin được! Pháp Luân Đại Pháp hoàn toàn phá vỡ quan niệm của tôi trong việc chứng thực khoa học phương Tây và sự biết ơn của tôi đối với Sư Phụ thì không có một ngôn ngữ nào có thể diễn tả được.

Các bác sỹ trong Khoa truyền nhiễm tại bệnh viện chúng tôi biết về bệnh của chồng tôi. Khi họ biết rằng anh ấy đã hồi phục sức khỏe nhờ tập luyện Pháp Luân Công, tất cả bọn họ đều kinh ngạc. Sau đó họ thường nói với các bệnh nhân bị viêm gan B rằng Pháp Luân Công đã chữa khỏi bệnh cho chồng tôi và khuyên họ nên tập luyện Pháp Luân Công. Một số bệnh nhân muốn học các bài công pháp vì vậy họ đã đến nhà tôi để tìm hiểu về nó. Chúng tôi cũng giới thiệu Pháp Luân Công và bảo họ để không cầu mà tự đắc!

Năm 1997 chúng tôi mở một điểm luyện công. Chúng tôi tham gia với nhóm tập công vào buổi sáng và nhóm học Pháp vào buổi tối. Chúng tôi cùng chia sẻ và tất cả đều hòa ái. Khi hồi tưởng lại môi trường học Pháp và luyện công tôi vô cùng tiếc nuối khoảng thời gian đó.

Tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi có được cơ hội học Pháp Luân Đại Pháp, điều không dễ mà có được. Một người phải được sinh ra đúng nơi đúng lúc khi mà Pháp Luân Đại Pháp được phổ truyền. Pháp Luân Đại Pháp giúp mọi người đề cao tiêu chuẩn đạo đức, yêu cầu họ trở thành người tốt và sống theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” và nghĩ đến người khác trước khi nói hay làm điều gì.

Trong vòng 20 năm, Pháp Luân Đại Pháp đã được phổ truyền ở trên 100 quốc gia trên thế giới và nhận được hơn hơn 3000 giải thưởng và công nhận. Vào tháng 5 năm 2005, cuốn sách chính Chuyển Pháp Luân của người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp – Ngài Lý Hồng Chí, đã được dịch sang 25 thứ tiếng và được xuất bản trên khắp thế giới. Cuốn sách Pháp Luân Công, cuốn sách giới thiệu việc tập luyện, đã được dịch sang 30 thứ tiếng và có mặt trên khắp thế giới. Việc dịch các cuốn sách Pháp Luân Đại Pháp sang các thứ tiếng khác vẫn đang được thực hiện.

Xin đừng để bị lừa dối bởi những lời dối trá được tuyên truyền bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hãy bỏ đi bất cứ sự thành kiến hay thù hận nào với Pháp Luân Công. Hãy đến và tìm hiểu xem Pháp Luân Công thực sự là gì và đọc cuốn sách chính Chuyển Pháp Luân. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ được lợi ích rất lớn. Đừng để lỡ cơ hội trong đời.

Theo Thông tri kêu gọi gửi bài kỷ niệm 20 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền

————————–

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/5/27/【征稿选登】难得的护士长-257270.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/6/27/134149.html

Đăng ngày: 20 – 8– 2012; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share