Bài He Yuancun
[MINH HUỆ 5-4-2008] Nhật báo Anh Times và một số Nghị sĩ Mỹ đã so sánh Thế Vận Hội Bắc Kinh với Thế Vận Hội Bec Lin 1936. Dĩ nhiên, sự so sánh này đã lôi kéo một sự phản đối tức thời từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhưng còn sự so sánh thì thế nào? Chúng ta hãy nhìn trở lại điều gì đã xảy ra quanh Thế Vận Hội Bec Lin.
Vào tháng năm 1931, Bec Lin thắng Barcelona và được quyền tổ chức Thế Vận Hội thứ mười một. Nát-zi chưa nắm chính quyền và Đức quốc là một nước dân chủ. Đức quốc trước kia đã thắng cái quyền tổ chức Thế Vận Hội 1916, nhưng Thế chiến Thứ nhất đang trên đường, và Thế Vận Hội bị hủy. Ban cho Đức quốc cái quyền tổ chức Thế Vận Hội 1936 được xem như một thứ bù đắp. Vào 2001, ĐCSTQ thắng quyền tổ chức Thế Vận Hội Bắc Kinh chỉ sau khi nó hứa hẹn sẽ thăng tiến nhân quyền tại Trung quốc, vì cộng đồng thế giới bàn cãi về sự thất bại của Trung quốc trong vấn đề nhân quyền, nhắc lại cuộc thảm sát Thiên an môn 1989, và giữa các điều khác, sự khủng bố Pháp Luân Công.
Năm 1933, Nát zi lên nắm lấy chính quyền. Hitler trở thành lãnh đạo Đức quốc. Hitler mau lẹ biến Đức quốc từ một nước dân chủ thành một quốc gia độc tài. Cảnh sát bắt bớ rất nhiều những người phản đối và gửi họ đi trại tập trung mà không án tòa. Đồng thời, Hitler thực hành một sự thanh trừ nhân chủng, tuyên bố sự cao cấp của giống người Aryan, và bắt đầu một cuộc âm mưu có hệ thống để thanh trừ người Do Thái. Các người hát dạo (Gypsies) và đồng tính luyến ái cũng bị thanh trừ, và cũng bị gửi đi các trại chết nổi tiếng.
Chính Hitler cũng không quan tâm lắm về thể thao. Đồng thời, y sợ rằng sự chú ý của quốc tế cho Thế Vận Hội sẽ phơi bày chánh sách kỳ thị chủng tộc của Nát-zi. Vì vậy Hitler vẫn không thích đối với chánh phủ trước của Đức quốc đã nộp đơn để tổ chức Thế Vận Hội. Tuy nhiên, Paul Goebbels, tổng trưởng bộ Tuyên Truyền mạt danh của y, đã thuyết phục Hitler dùng Thế Vận Hội như một dụng cụ để tuyên truyền.
Hitler sau đó trở thành hăng hái về Thế Vận Hội. Chánh phủ của y đổ ra 20 triệu Marks (một số tiền vĩ đại) để giúp Thế Vận Hội Bec Lin. Y ra lệnh một vận động trường được xây cất tại Bec Lin mà có thể chứa đựng một trăm ngàn người. Y muốn Thế Vận Hội Bec Lin là một màu mè cực đoan chánh trị và vượt tất cả các Thế Vận Hội trước về mặt to lớn. Goebbels nói, “Cái mục tiêu duy nhất của thể thao Đức quốc là tăng cường bản tánh của dân Đức.” Điều mà y nói đến đây, dĩ nhiên, là chính chủng tộc Đức. Trên các bích chương thể thao của Nát-zi, các nghệ sĩ được yêu cầu trình bày nam tính và sức mạnh anh hùng của giống dân Aryan.
Sự hăng hái của Nát zi để quảng cáo Thế Vận Hội cả mang đến một sự vượt bực về kỹ thuật truyền tin. Sự truyền tin Nát-zi về Thế Vận Hội trực tiếp (truyền hình chỉ mới xuất hiện tại Đức quốc), vì vậy Thế Vận Hội trở thành một cái đài chánh trị để Hitler và Nát-zi tuyên truyền chương trình chính trị của họ. Khẩu hiệu của họ là ‘Quảng cáo giúp chúng ta cướp lấy quyền bính, quảng cáo giúp chúng ta củng cố quyền bính, và quảng cáo sẽ giúp chúng ta có được toàn thế giới.’ Nát-zi và ĐCSTQ rất giống nhau về mặt này, cả hai đều là thầy của nghệ thuật tà ác gạt gẫm qua tuyên truyền.
Phong trào Nát-zi chống Do Thái bắt đầu bị người dân thế giới chú ý. Sau khi Hitler nắm chính quyền năm 1933, dân chúng bắt đầu bàn có nên để Thế Vận Hội được tổ chức tại một nơi khác, và lời kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội Bá Linh càng ngày càng thêm lớn tiếng. Nhiều tổ chức Do Thái biểu tình. Năm 1935, Avery Brundage, Chủ tịch của Hội đồng Thế Vận Hội Quốc tế Mỹ, đích thân đi đến Bec Lin, và làm một cuộc viếng thăm ngắn dưới sự theo dõi chặt chẽ của Nát-zi. Nát-zi nói với ông ta lập đi lập lại rằng Thế Vận Hội chỉ là một hoạt động đơn thuần là thể thao và sẽ không được dùng để tuyên dương quan điểm chánh trị của nó. Brundage cả tin rằng điều ông ta nhìn thấy là Đức quốc thật sự, và như vậy thay đổi ý tưởng nguyên thủy của ông là tẩy chay Thế Vận Hội.
Nhưng, tại Mỹ, vẫn còn có rất nhiều sự bất đồng ý kiến to lớn. Jeremiah Mahoney, chủ tịch của Hội đoàn Thể thao không chuyên nghiệp của Mỹ, nhất định rằng sự kỳ thị chủng tộc của Nát-zi vi phạm tinh thần Thế Vận Hội. Brundage tin rằng “Chánh trị không nên xen vào thể thao.” Điều này nghe giống hệt những tiếng kêu gào của các vương tước đảng Bắc Kinh, gần như từng lời một, mà đối với thế giới bên ngoài, cho rằng các người phản đối đã làm cho thế vận thành chánh trị. Bên trong Trung quốc, tuy nhiên, ĐCSTQ đã là Thế Vận Hội thành ‘mục tiêu chánh trị số một’ của nó.
Mahoney đã không muốn các thể thao gia Mỹ xen vào ‘bàn cãi giữa Do Thái và Nát-zi.” Ernest Lee Jahncke, một thành viên của Hội đồng Thế Vận Hội Quốc tế (HĐ TVH QT) từ Mỹ quốc, đã bị đuổi khỏi HĐ TVH QT vì ông chống Thế Vận Hội Bec Lin. Như vậy ông trở thành thành viên duy nhất của HĐ TVH QT mà bị đuổi ra khỏi trong lịch sử hơn một trăm năm của nó. Cái ghế trống của ông được thế vào bởi Brundage. Cuối cùng, Mỹ tham gia vào Thế Vận Hội Bec Lin và Tổng thống Roosevelt tham dự lễ. Hành động của Mỹ về Thế Vận Hội Bec Lin đã có một ảnh hưởng lớn lao trên các nước khác. Đi theo lời tuyên bố của Mỹ rằng họ sẽ tham gia, các nước khác cũng tham gia thế vận hội. Có tất cả bốn mươi chín nước mà đã tham gia vào Thế Vận Hội. Tầm quan trọng của nó đã vượt khỏi tất cả các Thế Vận Hội trước đó; nó là chưa từng có.
Ngày 1 tháng tám, Hitler chủ tọa các lễ khai mạc. Thế Vận Hội Bec Lin bắt đầu truyền thống Ngọn đuốc Truyền tay Thế Vận Hội (trước đó, Ngọn đuốc Thế Vận Hội được mang đến nơi tổ chức từ Hy Lạp, nhưng không có truyền tay). Hơn ba ngàn người truyền tay ngọn đuốc trong hai mươi mốt ngày. Đến ngày lễ, khi ngọn đuốc được mang đến trước Hitler, giống như cả thế giới đã quên sự thanh trừ chủng tộc mà vẫn tiếp tục cả dưới lỗ mũi của họ. Sự tuyên truyền Nát-zi đã tuyên dương như điên ngọn đuốc truyền tay. Leni Riefenstahl, nhà làm phim tuyên truyền chánh thức của Hitler, đã sản xuất phim tài liệu trọn ven Olympia, càng mang đến sự vinh quang không xứng đáng cho Hitler và Thế Vận Hội của y. Sự tuyên truyền gạt gẫm của Hitler rất thành công. Đức quốc thắng nhiều mề đay vàng nhất. Hitler và Nát-zi đã cướp lấy ánh đèn chiếu rọi.
Vào tháng tám 1936, Bec Lin được tràng hoa ăn mừng và khắp nơi có bích chương Thế Vận Hội và Nát-zi. Điều mà phần đông du khách không biết là các khẩu hiệu chống Do Thái chỉ mới vừa được dẹp xuống, và không bao lâu lại sau Thế Vận Hội sẽ được trưng lên. Du khách có thể không biết rằng các người hát dạo (Gypsies) đã bị lôi ra khỏi vùng trung tâm thành phố trong một phong trào ‘làm sạch’ thành phố tổ chức bởi bộ Nội vụ. Họ bị giam trong một trại tập trung tạm trong vùng ngoại ô. Các du khách cũng không thể biết rằng Bộ Tuyên truyền của Geobbels đã ra rất nhiều mệnh lệnh để chặt chẽ đánh giá các thông tin mà báo cáo về thế vận hội, như vậy để không để cho người thế giới không thấy dấu hiệu gì về các tội ác chống nhân loại của Nát-zi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/4/5/175864.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/4/12/96385.html
Đăng ngày 26-7-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản