Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-12-2024] Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cùng việc mẹ tôi qua đời khi tôi chưa vào tiểu học khiến tôi luôn có cảm giác tự ti, và điều đó cũng dẫn đến việc tôi có tâm tật đố khá nặng. Thật may là, sau này những người thân trong gia đình tôi đã tu luyện Đại Pháp, Đại Pháp đã mang đến sự hòa thuận và tốt đẹp cho gia đình tôi, theo đó, sự tự ti và đố kỵ của tôi đã phần nào phai nhạt. Nhưng đến tháng 7 năm 1999, tà đảng bắt đầu cuộc bức hại điên cuồng đối với Pháp Luân Công, áp lực của tà ác lên Đại Pháp và người nhà đã khiến tôi, khi ấy mới là một đứa trẻ, càng trở nên tự ti và đố kỵ hơn.

Khi còn là người thường, nghe thấy người khác giỏi hơn mình, trong tâm tôi rất ngưỡng mộ nhưng dường như lại có chút coi thường đối phương, rồi lại cảm thấy thất vọng về bản thân, đến nỗi không thể kiểm soát được lời nói và biểu cảm của mình. Đôi khi tôi thể hiện sự coi thường và thất vọng của bản thân theo cách rất không phù hợp, thậm chí còn để bụng những chuyện nhỏ nhặt, thỉnh thoảng lại nghĩ đến, có khi mãi lâu sau vẫn chưa bình tâm trở lại.

Hồi mới tiếp xúc với Đại Pháp, tôi chưa hiểu được ý nghĩa thực sự của tu luyện, chỉ là nghe theo người ta nói. Khi nghe nói hoặc thấy người khác giỏi hơn mình, tôi sẽ tự an ủi bản thân: “Mình tu luyện rồi, tu luyện là quý giá nhất, những thứ của người thường không thể so sánh được”; nhưng thực ra, tâm đố kỵ chưa được loại bỏ, chỉ là biểu hiện không còn mạnh mẽ như khi còn là người thường. Kỳ thực, lúc này tôi vẫn đem “mình tu luyện” ra so sánh với của cải vật chất của người thường, nói trắng ra là lúc này tôi chỉ đang lợi dụng “mình tu luyện” để ru ngủ và an ủi bản thân. Vì luôn mang tâm lý bất lực và tiêu cực, nên khi đối mặt với tâm tật đố, tôi thường tránh né, không biết phải làm sao. Thực ra trong nhiều trường hợp, sự an ủi ru ngủ này không thể phát huy tác dụng, và tôi vẫn thường cảm thấy tức giận, ấm ức trong lòng.

Sau khi hiểu được một số đạo lý trong tu luyện Đại Pháp, tôi hiểu ra rằng mọi thứ đều có an bài. Tôi đã có thể nhìn nhận được và mất một cách cởi mở hơn, khi gặp ai đó giỏi hơn mình, tôi hiểu rằng mọi thứ đều có nhân duyên, nhưng vẫn không khỏi cảm thấy hụt hẫng trong lòng, cũng không thể thực sự tán thưởng đối phương từ tận đáy lòng. Nhưng lúc này biểu hiện của tâm tật đố đã nhẹ hơn rồi, bản thân tôi cũng có thể nhận thức được trạng thái này là không đúng, có điều vẫn chưa chủ động bài trừ những niệm đầu tật đố, chưa làm được việc chủ động tu bỏ.

Qua một thời gian nghiêm túc học Pháp, tôi đã có nhận thức sâu sắc hơn về tu luyện, về tâm tật đố, hiểu được rằng cần chủ động tu luyện từng ý từng niệm của bản thân. Giờ đây khi gặp người khác giỏi hơn mình, đôi lúc tôi cũng xuất hiện những ý nghĩ đố kỵ, tư tưởng bị cuốn theo những ý nghĩ đố kỵ ấy mà trượt xuống, nhưng tôi rất nhanh đã có thể nhận ra nó, và có thể lập tức dùng chính niệm để đối đãi với những niệm đầu bất chính này; đồng thời tôi cũng rất cảm động “mình tu luyện” rồi, lúc này, “mình tu luyện” là sự may mắn và cảm kích xuất ra từ nội tâm, chứ không phải lấy “mình tu luyện” ra để so sánh với của cải vật chất của người thường; đồng thời tôi cũng hiểu được rằng việc người khác có thể giỏi hơn là do nhân duyên của họ, người tu luyện nên có tâm thái lạc quan, dù giỏi hay kém cũng nên giữ tâm thái bình hòa.

Qua quá trình loại bỏ tâm tật đố, tôi đã dần dần hiểu được thế nào là tu luyện, thế nào là tu từng ý từng niệm, thế nào là chủ động tu luyện. Con xin cảm tạ ân cứu độ từ bi của Sư phụ và Đại Pháp!

Trên đây là một số nhận thức của tôi trong quá trình trừ bỏ tâm tật đố, nếu có gì không phù hợp mong các đồng tu từ bi chỉ chính!

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/16/486093.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/25/223840.html

Đăng ngày 21-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share