Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 09-11-2024]

Bài viết này kể lại quá trình đòi tiền lương hưu trong hơn sáu năm của tôi. Tôi mong rằng những trải nghiệm của bản thân có thể giúp cho những đồng tu đang bị tà đảng cướp đoạt tiền lương hưu nhận rõ đây là một sự bức hại kinh tế, đệ tử Đại Pháp chúng ta tuyệt đối không thể thừa nhận. Tôi ngộ ra rằng, quá trình theo đuổi để lấy lại tiền lương hưu cũng là quá trình cứu độ chúng sinh, cũng là quá trình tu luyện và đề cao.

Vạn sự khởi đầu nan

Năm 2015, vì khởi kiện kẻ đầu sỏ Giang Trạch Dân tội bức hại Pháp Luân Công, tôi đã bị Trung Cộng kết án phi pháp ba năm. Năm 2018, sau khi trở về nhà, tôi phát hiện lương hưu của mình bị đình chỉ phi pháp. Tôi lập tức tìm đến bảo hiểm xã hội địa phương để hỏi nguyên nhân. Nhân viên ở đó nói rằng: “Nhân viên về hưu không được hưởng lương hưu trong thời gian ngồi tù và có văn bản chính thức quy định về việc này”. Khi tôi nói muốn xem quy định này thì anh ta cho hay: “Chỗ chúng tôi không có, bà có thể đến bảo hiểm thành phố tìm xem”.

Tôi tìm đến cửa phát lương hưu của bảo hiểm thành phố. Sau khi tôi nói tình huống của mình, nhân viên công tác ở đó đã tìm cho tôi một xấp văn bản dày, mở ra và chỉ vào một đoạn rồi nói: “Đây là ý kiến phúc đáp của Bảo hiểm Xã hội tỉnh về việc đóng bảo hiểm hưu trí và lĩnh đãi ngộ bảo hiểm hưu trí cho người đang chấp hành án tù, trong đó quy định rằng ‘những nhân viên đang hưởng lương hưu cơ bản sẽ không được hưởng lương hưu trong thời gian chấp hành án tù’”. Tôi nói với họ rằng tôi không phải là tội phạm và tôi bị cầm tù oan uổng… Họ nói: “Bà nói những điều này với chúng tôi chỉ vô ích, đến tòa án mà nói, chúng tôi chỉ làm việc theo quy định chính thức trên giấy tờ“.

Tôi yêu cầu gặp trưởng phòng, họ nói ông ấy đi họp rồi. Tôi muốn tìm gặp giám đốc bảo hiểm, nhưng phòng làm việc của giám đốc ở tầng bốn và mỗi tầng đều có bảo vệ nên nếu không hẹn trước thì họ đều không cho gặp. Mà tôi tìm gặp giám đốc thì họ đều nói là ông ấy đang đi họp.

Sau đó tôi lại quay lại bảo hiểm quận tìm gặp giám đốc, nói rằng tôi sống một mình và lương hưu là nguồn thu nhập duy nhất của tôi, anh ta không thể chặt đứt đường sống của tôi như thế được. Vị giám đốc này bảo trưởng phòng bảo hiểm tính toán xem tôi còn phải bị khấu trừ bao nhiêu tiền nữa thì hết nợ. Trưởng phòng nói: “Chỗ chúng ta không tra được, phải đến bảo hiểm thành phố mới tra ra được”.

Ngày hôm sau, trưởng bộ phận của bảo hiểm thành phố cầm về một tờ quyết toán khấu trừ, nói tôi từ năm nào đến năm nào đã nhận thêm 16 tháng lương hưu và phải trả lại số tiền đó thì mới có thể tiếp tục được phát lương hưu. Tôi nói: “Đó là thời gian tôi ở trong trại tạm giam, tôi vẫn là công dân nên vẫn phải được lĩnh khoản tiền đó, không phải là tôi lĩnh thừa”.

Giám đốc bảo hiểm nói: “Chúng tôi làm việc theo quy định. Hay thế này đi, bà nói chính quyền địa phương cấp giấy xác nhận cho bà, nói rõ cuộc sống bà khó khăn và không thể một lần trả hết ngay được số tiền này. Sau đó, bà và tôi sẽ ký thỏa thuận, rằng mỗi tháng chúng tôi sẽ phát cho bà 650 nhân dân tệ tiền phí sinh hoạt, số còn lại thì trừ dần vào khoản tiền mà bà cần phải trả lại kia, cứ như vậy cho đến khi khoản tiền đó được khấu trừ hết thì thôi”.

Tôi không đồng ý, bởi nếu ký thỏa thuận đó thì đồng nghĩa là tôi thừa nhận mình nợ họ tiền và sau này hàng tháng họ khấu trừ tiền của tôi là hợp lý hợp pháp. Tôi không thể thừa nhận loại bức hại kinh tế này được. Tôi vốn là một công dân tốt tuân thủ pháp luật, chỉ vì kiện Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công mà bị kết án tù oan sai 3 năm. Hiện giờ họ lại muốn phá hoại tài chính của tôi, khiến tôi không có cơm ăn, từ đó “chuyển hóa” tôi, bởi lúc tôi đến tìm đội trưởng đội an ninh nội địa, anh ta bảo tôi cần biểu đạt thái độ (tức là ký tên vào “ngũ thư”), thì mới có thể giúp tôi giải quyết vấn đề lương hưu. Tôi làm sao có thể làm ra cái việc trái lương tâm đó được, sao có thể phỉ báng Sư phụ phỉ báng Pháp được chứ?! Tôi phải đường đường chính chính đòi lại tiền lương hưu của mình.

Sau đó, cứ cách hai ba ngày tôi lại đến tìm giám đốc bảo hiểm xã hội quận và nói rõ rằng: “Văn kiện Số 24 do chính quyền của Đảng X ban hành và văn kiện Số 287 của Bảo hiểm Xã hội Tỉnh là những văn kiện có tính quy phạm hành chính nhưng đều vi hiến vi pháp nên không có hiệu lực pháp luật, và không thể trở thành căn cứ thực thi pháp luật của các hành vi hành chính. Người đang làm sai là các anh”. Giám đốc bảo hiểm nói: “Đây là quy định của bên trên”. Sau đó, ông ấy bắt đầu tránh mặt tôi.

Hơn 20 ngày sau, vị giám đốc này nghỉ hưu và lại có giám đốc mới mới đến. Ban đầu tôi đến tìm gặp giám đốc mới nhưng người này không quan tâm và bảo tôi gặp phó giám đốc để giải quyết. Phó giám đốc nhiệt tình tiếp đón tôi và tôi nói với ông ấy: “Trước đây tôi ốm đau bệnh tật, còn gần như nằm liệt giường. Mọi phương pháp điều trị đều vô dụng và tôi phải xin nghỉ hưu non trước 10 năm vì bệnh tình. Sau này, nhờ luyện Pháp Luân Công mà mọi bệnh tật của tôi đã khỏi. Một công pháp tốt như thế lại bị tập đoàn của Giang Trạch Dân bức hại tàn khốc. Họ theo dõi, bắt giam, xét xử phi pháp các học viên Pháp Luân Công. Họ bức hại những người tốt tín ngưỡng vào Chân-Thiện-Nhẫn đến tàn phế, đến phát điên, đến chết, thậm chí còn bị mổ cướp nội tạng khi vẫn đang còn sống! Tôi chỉ vì kiện Giang Trạch Dân tội bức hại Pháp Luân Công mà bị bắt giam oan sai 3 năm và không dễ gì mà ra khỏi lao ngục trong tình cảnh cửu tử nhất sinh. Hiện lại bị khấu trừ tiền lương hưu, tôi không biết lấy gì để sống đây”. Anh ta cảm thông cho hoàn cảnh của tôi, nhưng cũng không có cách nào.

Anh ta chỉ khuyên tôi ký tên vào thỏa thuận để giải quyết vấn đề miếng ăn trước mắt, sau đó từ từ tìm cách xử lý. Tôi nói: “Tôi tuyệt đối không thể ký được, bởi ký rồi thì chính là thừa nhận về mặt pháp luật rằng tôi thiếu tiền các vị. Tiền lương hưu vốn là tài sản của tôi nhưng lại bị các vị giữ lại, vậy thì là các vị nợ tiền của tôi chứ sao lại còn bắt tôi ký giấy nhận nợ chứ? Đây chẳng phải là đảo lộn trắng đen, sai với sự thật sao?“

Anh ta nói: “Tôi cũng không muốn giữ, nhưng bên trên yêu cầu phải giữ lại, vậy chị hãy tìm bên trên đi”. Có câu nói này của anh ta, tôi có thể tìm đến các cơ quan cấp cao hơn được rồi.

Tôi lập tức đến Bảo hiểm Xã hội Thành phố, trưởng bộ phận lương hưu đón tiếp tôi tại sảnh lớn. Tôi nói với anh ta lý do tại sao tôi tu luyện Pháp Luân Công và tôi bị bắt cóc, soát nhà, ngồi tù oan sai cùng các bức hại mà tôi phải chịu đựng ở trong tù như thế nào. Tôi bảo ông ấy rằng tu luyện Pháp Luân Công không hề phạm pháp. Tôi đưa văn kiện Số [2000] (39) của Bộ Công an cùng Công lệnh Số 50 của Tổng cục Báo chí và Xuất bản cho ông ấy xem, ông ấy kinh ngạc thốt lên: “Còn có cả cái này sao?!” Sau đó nhanh chóng cất ngay hai tài liệu này vào túi (vì sợ người khác nhìn thấy), đồng thời, nét mặt ông ấy cũng biến đổi từ nghiêm túc sang ôn hòa và cuối cùng nụ cười đã xuất hiện trên khuôn mặt của ông ấy. Nhưng ông ấy nói rằng dù là tài liệu kia thì cũng không ai dám làm trái [yêu cầu bên trên]. Ông ấy bảo tôi quay về tìm giám đốc Bảo Hiểm xã hội Quận, ý tứ là ông ấy sẽ trao đổi với giám đốc bảo hiểm xã hội quận để nghĩ cách khác giúp tôi.

Mấy ngày sau, tôi đến tìm giám đốc bảo hiểm xã hội quận. Sau khi xem xét và cân nhắc, họ bảo tôi hãy lên một kế hoạch trả nợ, trong đó sẽ chia khoản nợ đó ra để trả hết trong năm năm, như thế thì mỗi năm tôi chỉ cần trích ra 4.000 tệ là được. Tôi cảm thấy họ đã cố gắng hết sức rồi và rất cảm kích lòng tốt của họ, bởi đây cũng là biểu hiện bề mặt của sau khi họ đã minh bạch chân tướng. Thế nhưng tôi không thể chấp nhận kết quả này, vì như vậy vẫn chưa thật sự giải trừ được bức hại.

Sau đó, tôi lần lượt đi đến cộng đồng dân cư, khu phố, trại tạm giam, sở tư pháp, cảnh sát thành phố, đến văn phòng khiếu nại từ cấp quận, thành phố tới tỉnh để đưa ý kiến của mình; tôi đến chính quyền thành phố, phòng tư pháp, bảo hiểm xã hội quận, phòng nguồn nhân lực và an sinh xã hội quận, sở an sinh xã hội tỉnh để nói lý lẽ, yêu cầu họ giải quyết vấn đề chén cơm manh áo cho tôi. Thế nhưng tất cả nhân viên của các phòng ban đó đều xua đuổi tôi.

Cuối cùng, tôi chỉ có thể đi theo trình tự tư pháp. Nhưng viết đơn kiện như thế nào? Nộp đơn kiện đến phòng ban nào? Tôi không có kiến thức pháp luật. Tôi bắt đầu tìm đọc những bài viết tương tự trên Internet. Cuối cùng một ngày nọ, tôi đọc được bài viết của một đồng tu, nói về trải nghiệm tám năm tìm lại công việc đã mất, rồi đến tuổi nghỉ hưu và trải nghiệm khi làm thủ tục về hưu. Vị đồng tu này cũng từng như tôi vốn không biết gì về pháp luật, rồi vô tình biết đến diễn đàn công lý và bắt đầu hành trình của mình với sự giúp đỡ của diễn đàn công lý, dần dần tường bước đi tới thành công. Con đường của vị ấy rất gian khổ, trong quá trình đó cũng mất đi người thân và tài sản.

Tôi tự hỏi, nếu bản thân cũng cần đến 8 năm, thậm chí là lâu hơn nữa, thì liệu tôi có thể vượt qua khảo nghiệm này không? Sau nhiều ngày cân nhắc, cuối cùng tôi hạ quyết tâm: “Có thể, nhất định tôi có thể làm được. Tôi có Sư phụ, tôi có Pháp, tôi không sợ gì cả”. Nghĩ đoạn tôi liền lên diễn đàn công lý học hỏi và xin tư vấn.

Các học viên trên diễn đàn rất nhẫn nại chỉ dẫn chi tiết cho tôi nên làm thế nào, mỗi một bước còn làm mẫu cho tôi, tôi tải xuống từng cái một. Tôi dành ra một tuần để nghiêm túc đọc, nghiền ngẫm và sau đó làm theo chỉ dẫn trên diễn đàn công lý để viết ra một bản “Khiếu nại hành chính”. Sau khi nhờ đồng tu sửa lại giúp, tôi nộp bản khiếu nại lên tòa án quận.

Ngàn vạn gian khổ đổi lấy một câu: Không thụ lý

Khi đó tòa án quy định: Các vụ án hành chính cần phải thụ lý chéo, tức là vụ án ở khu A sẽ được thụ lý ở khu B. Do đó tôi phải di chuyển xa hơn với giao thông không thuận tiện để nộp đơn kiện. Lần đầu đến tòa án quận, tôi phải xếp hàng đợi gần hai tiếng đồng hồ. Khi tôi nộp đơn, nhân viên công tác chỉ liếc mắt một cái, rồi nói “Không hợp lệ”. Nhưng vì sao không hợp lệ thì lại không nói, chỉ chỉ tay về phía quầy cuối cùng bên phải rồi bảo: “Qua bên kia hỏi”. Sau đó phớt lờ tôi luôn.

Tôi đến đó thì thấy trên bàn có một tấm biển ghi “quầy tư vấn” và một nữ nhân viên có bảng tên trước ngực ghi chữ “thực tập sinh” đang ngồi đó. Khi tới lượt tôi, cô ấy hỏi: “Bà cần giúp gì?” Tôi nhờ cô ấy xem giúp xem đơn kiện có phù hợp hay không. Cô ấy chăm chú xem qua một lượt rồi hướng dẫn tôi cách viết. Theo hướng dẫn của cô ấy thì gần như là tôi phải viết lại từ đầu và tôi không đồng ý.

Về nhà, tôi sửa lại một chút và hôm sau lại đến tòa. Rút kinh nghiệm từ lần trước, lần này tôi đến quầy tư vấn trước và hôm này ở đó là một thực tập sinh nam, cậu ấy chỉ đề xuất gạch bỏ hai chỗ, giữ lại một yêu cầu, và nói rằng nếu không thì sẽ không thể lập án được và không có thẩm phán nào có thể thẩm tra tính hợp pháp của tài liệu của tôi. Những gì cậu ấy nói là thật và tôi làm theo.

Lần thứ ba đi nộp đơn kiện, họ nói rằng tôi bị thiếu mất “mã nhận dạng người dùng website”. Tôi cơ bản không hiểu cái gì gọi là mã nhận dạng và họ giải thích rằng: “Cái đó tương đương với thẻ căn cước của bên bị đơn”. Nhưng biết tìm ở đâu bây giờ? Sau đó có người tốt bụng chỉ cho tôi, bảo tôi có thể đến văn phòng luật sư để hỏi. Tôi đi tới đó, nhưng tra thế nào cũng không ra, không có mã của Bảo hiểm xã hội Quận, nhưng lại có của Bảo hiểm xã hội Thành phố. Cuối cùng, luật sư giúp tôi phân tích, nói rằng có thể Bảo hiểm xã hội Quận không có tư cách pháp nhân, Bảo hiểm xã hội thành phố mới là đơn vị pháp nhân.

Sau khi xác nhận thì quả thực đúng là như thế. Lúc này tôi mới hiểu ra, bên bị đơn phải là đơn vị có pháp nhân. Bảo hiểm xã hội quận là đơn vị trực thuộc, không có tư cách pháp nhân và không thể là bị đơn, tôi phải khởi kiện Bảo hiểm xã hội thành phố.

Sau khi sửa lại đơn kiện một lần nữa, tôi nộp nó lần thứ tư và họ lại nói với tôi: Tài liệu đính kèm (tức bản sao phán quyết của bản án phi pháp) không đạt yêu cầu, trên đó không có dấu mộc của phòng lưu trữ của tòa án (tôi sử dụng bản sao bản án mà tôi có), phải đến phòng lưu trữ của tòa án để xin bản phô-tô thì người ta mới đóng dấu cho. Đủ loại yêu cầu như thế khiến tôi chạy tới chạy lui đến tòa án sáu lần, mất hai tuần trời.

Cuối cùng, lần nộp đơn thứ sáu cũng được chấp nhận. Nhưng nhân viên cửa nhận đơn bảo tôi phải chờ và anh ta đang cầm hồ sơ vào trong xin ý kiến. Nửa giờ sau, nhân viên quầy quay lại bảo tôi: “Bà qua phòng làm việc ở khu khác, có hai thẩm phán muốn nói chuyện với bà”. Lúc tôi đến thì thấy có ba người ở đó, sau khi giới thiệu thì biết họ gồm hai thẩm phán và một văn thư.

Thẩm phán trịnh trọng lấy tài liệu ra xem rồi nói: “Đây là ‘ý kiến phúc đáp của Sở An sinh xã hội và Nhân lực Tỉnh liên quan tới vấn đề đóng bảo hiểm và lĩnh đãi ngộ hưu trí của các nhân viên đang chấp hành án tù’, trong đó quy định ‘nhân viên đang hưởng lương hưu cơ bản sẽ không được lĩnh lương hưu cơ bản trong khi đang chấp hành án tù’. Chúng tôi thực thi theo quy định, đơn kiện của bà sẽ không thể được thụ lý”. Tôi nói với họ: “Văn kiện này vi hiến vi pháp, mâu thuẫn với luật cao hơn nên nó vô hiệu. Ông xem đơn kiện của tôi đi, trong đó viết rất rõ ràng”. Ông ta nói: “Chúng tôi không thể nghe bà, chúng tôi chỉ nghe theo cấp trên. Nhiều năm như vậy chúng tôi vẫn luôn làm theo quy định này, trừ phi quy định này hết hiệu lực”. Tôi yêu cầu họ trả lời “Từ chối thụ lý” đơn kiện của tôi bằng văn bản, nhưng họ từ chối.

Tôi trăm đắng ngàn cay vất vả chạy đi chạy lại hàng trăm dặm, mất cả nửa tháng, nhưng kết quả nhận được là “Không thụ lý”, tôi quả thực là muốn khóc quá mà không khóc được.

Tận dụng cơ hội để truyền chân tướng, cứu chúng sinh

Trong 9 đến tháng 12 năm 2019, tôi hai lần mua vé tàu đi Bắc Kinh đòi công lý. Vì thẻ căn cước của tôi bị cơ quan công an tà đảng động tay động chân nên tôi đã bị chặn lại tại cửa soát vé và bị trại tạm giam nơi ấy tạm giữ.

Lần đầu khi tôi bị công an khu vực đưa về khu phố, bí thư khu phố rất sợ hãi. Hơn 7 giờ tối thấy tôi vẫn chưa về nhà, cô ấy đứng ở cổng chờ tôi. Ngay khi tôi vừa bước vào sân, cô ấy liền trách: “Chị đến Bắc Kinh sao không nói với tôi một tiếng? Lỡ chị xảy ra việc gì thì tôi mất chức đấy.”

Tới văn phòng, tôi hòa nhã kể cho cô ấy nghe tình hình thực tế của tôi, từ việc tôi bị bức hại, soát nhà, ngồi tù chịu giày vò như thế nào và thoát chết trong gang tấc ra sao. Tôi không dễ gì còn sống để ra khỏi lao ngục trở về, hiện giờ tiền lương hưu của tôi lại bị khấu trừ, không biết sống bằng gì (trước đây tôi đã từng nói qua, nhưng không chi tiết). Tôi cũng đưa cho cô ấy xem đơn kiện của mình cùng văn kiện Số [2000] (39) của Bộ Công an cùng Công lệnh Số 50 của Tổng cục Báo chí và Xuất bản, bản biện hộ của luật sư nổi tiếng đại lục Dư Văn Sinh, Quách Liên Huy biện hộ cho học viên Pháp Luân Công, lần lượt đưa cho bí thư và công an khu vực giữ lại một bộ (tôi chuẩn bị đi Bắc Kinh khiếu nại lên nhiều phòng ban hơn nên đã chuẩn bị thêm nhiều bộ tài liệu).

Bí thư khu phố rất xúc động và hứa sẽ nghĩ cách giúp tôi. Hai tháng sau, cô ấy xin giúp tôi 2.000 nhân dân tệ trợ cấp khó khăn, còn cùng với công an khu vực đưa tôi đến Bảo hiểm xã hội Quận. Tuy vấn đề chưa được giải quyết, nhưng cô ấy đã hiểu chân tướng cuộc bức hại Pháp Luân Công. Sau này, tôi đưa cho họ một bộ đơn tố tụng hình sự và tố tụng hành chính, họ đã xem rất nghiêm túc. Đôi khi họ còn hỏi tôi một số vấn đề về pháp luật và khen tôi: “Sao chị biết nhiều vậy!”

Sau khi hai bài kinh văn mới “Vì sao có nhân loại” và “Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh” của Sư phụ được công bố, tôi đã đưa cho họ đọc. Khi tôi mới đưa cho bí thư và nhân viên phụ trách chung cư nơi tôi ở, còn chưa kịp đến phòng cảnh vụ, công an khu vực đã đến văn phòng của bí thư làm việc, vừa gặp tôi đã hỏi: “Phần của tôi đâu?” Tôi nói: “Tôi chưa kịp đưa đến văn phòng của các anh”. Tôi đưa cậu ấy một bộ, cậu ấy vui vẻ cầm lấy rồi rời đi. Sau này vị bí thư khu phố minh bạch chân tướng thiện đãi đệ tử Đại Pháp ấy đắc phúc báo, được điều đến phòng văn thư làm việc (vào biên chế làm công chức nhà nước).

Thời gian đó, tôi lấy danh nghĩa mời luật sư để thưa kiện để đi tới hơn 20 văn phòng luật sư giảng chân tướng. Phần lớn luật sư đều không dám nhận vụ này, có người còn nói thẳng: “Công an thành phố có quy định là không cho phép nhận vụ án liên quan đến Pháp Luân Công”. Có người thì viện đủ loại lý do để khéo léo từ chối; có hai hãng luật đồng ý nhận với phí luật sư là 30.000 tệ, nhưng bảo rằng không chắc chắn thành công; cũng có người mắng chửi tôi, tôi chỉ cười trừ, nói chung là gặp đủ mọi tình huống.

Tuy là không thể giải quyết vấn đề, nhưng dù sao rất nhiều nhân sĩ ngành luật đều đã nghe chân tướng cuộc bức hại Pháp Luân Công, tôi chuẩn bị vài chục bộ bản biện hộ của luật sư nổi tiếng đại lục Dư Văn Sinh, Quách Liên Huy biện hộ cho học viên Pháp Luân Công, phát đi được một lượng lớn. Như vậy tôi có thể giúp họ mở rộng tầm nhìn, để họ biết và hiểu về những bản biện hộ của những luật sư nổi tiếng. Pháp Luân Công thật sự không phạm pháp, học viên Pháp Luân Công là một nhóm người tốt thiện lương. Có những văn phòng nhỏ chỉ có một, hai người trực ban, nhàn rỗi không có việc gì. Khi đó tôi ngồi lại rồi từng bước giảng chân tướng cho họ và có người đã làm tam thoái (rời khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của Trung Cộng).

Thời gian đó ấy, mỗi khi ra ngoài là tôi đi hết cả ngày, ngày nào cũng mệt mỏi rã rời. Tôi nhớ Sư phụ giảng: “Giảng chân tướng, cứu chúng sinh, đó chính là điều chư vị cần làm, trừ đó ra thì không có điều chư vị cần làm, trên thế gian này không có điều chư vị cần làm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015, Giảng Pháp tại các nơi XIII). Tôi cũng nghĩ đến câu chuyện tu luyện của Milarepa, một chút khổ này của tôi đáng gì chứ?

Tu Nhẫn trong khi chịu khổ

Trong hành trình lấy lại tiền lương hưu của mình, tôi cũng thường hay bị khinh bỉ, xem thường, uy hiếp. Có lần, tôi đi tới gặp giám đốc Bảo hiểm Xã hội Thành phố để tặng tài liệu chân tướng thì bị an ninh chặn lại ở cửa thang máy tầng bốn và nói giám đốc đi họp rồi. Tôi nhờ anh ta đưa giúp thư hoặc nhét vào khe cửa văn phòng giám đốc giúp, nhưng anh ta nói: “Không được”. Tôi muốn đợi giám đốc nhưng anh ta không cho và còn gọi điện cho chủ nhiệm văn phòng đến đuổi tôi. Khi tôi nhờ chủ nhiệm chuyển giúp, cô ta cao giọng mắng tôi, nói rằng sẽ đem thư này đi báo cảnh sát rồi đẩy tôi vào trong thang máy. Sống mũi tôi cay cay và mắt tôi ngấn lệ, nghĩ sẽ không bao giờ quay lại đây nữa.

Khi này, bên tai tôi vang lên đoạn Pháp:

“Hàn Tín dù sao thì cũng chỉ là người thường, chúng ta là người tu luyện, chúng ta còn phải hơn cả ông ta nữa. Mục tiêu của chúng ta là đạt đến tầng siêu xuất khỏi người thường, hướng đến tầng cao hơn mà tiến đến. Việc như [Hàn Tín] thì chúng ta không gặp, [nhưng] người tu luyện tại người thường khi chịu khuất nhục, khi chịu tủi nhục, cũng không nhất định là thua kém. Ma sát tâm tính giữa người với người, tôi nói rằng cũng không kém sự việc trên, có [việc] còn hơn cả như thế, cũng rất khó khăn.“ (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Ôi! Sư phụ luôn ở bên cạnh, biết đệ tử đang nghĩ gì. Đây chẳng phải hoàn cảnh tu luyện mà Sư phụ cấp cho tôi giúp tôi đề cao lên hay sao?! Không có sự việc này thì tôi làm sao có thể tìm đến người của nhiều phòng ban như vậy để họ nghe được chân tướng chứ! Cơ quan công an, người của cơ quan chính quyền các cấp, bình thường là họ luôn ngồi tít trên cao, quần chúng rất khó tiếp xúc tới, làm sao cứu được chứ?

Sư phụ giảng:

“Con người trên thế gian đều là thân nhân của tôi” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Người thân của Sư phụ chính là người thân của tôi, họ bị tập đoàn tà ác của Giang Trạch Dân trói trên thuyền hải tặc, tham gia vào việc bức hại đệ tử Đại Pháp, chẳng phải sau này họ sẽ bị đào thải sao? Tôi có thể thấy chết mà không cứu ư? Đệ tử theo Sư phụ hạ thế chính Pháp, chỉ gặp chút khó khăn là đã không muốn làm nữa sao? Sau trận đại chiến chính-tà khốc liệt trong tâm, cuối cùng “chân ngã” đã chiến thắng.

Tôi điều chỉnh lại những suy nghĩ bất chính của mình. Tôi là người tu luyện, xem như là đang vân du đi. Hành trình này giúp tôi ma luyện mà tu bỏ đi tâm ủy khuất, tâm ưa thể diện, tâm tranh đấu, tâm lười nhác. Hôm sau, tôi tiếp tục tiến bước, chính lại cơ điểm của mình, dùng lý trí và trí huệ để chứng thực Pháp, cứu người.

Ánh sáng của hy vọng

Theo thời gian, đệ tử Đại Pháp bị bức hại kinh tế càng ngày càng nhiều, diễn đàn công lý liên tục đưa ra giải pháp cho những học viên bị tước đoạt tiền lương hưu trong thời gian bị cầm tù oan sai. Tước đoạt lương hưu là một phần của chính sách tuyệt diệt “hủy hoại kinh tế”, sự bức hại gấp đôi đối với học viên Pháp Luân Công.

Tôi hiểu đây có thể cũng là hình thế Chính Pháp yêu cầu chúng ta phải phản bức hại toàn diện. Lúc này thời hạn truy tố việc lương hưu của tôi bị khấu trừ đã vượt quá hai năm, nhưng các đồng tu có hiểu biết về pháp luật đưa trên diễn đàn công lý đã đưa ra một biện pháp có thể bỏ qua giai đoạn truy tố, đó là thông qua “Đơn đăng ký Công khai thông tin chính phủ” hoặc các hình thức khác để khởi xướng các thủ tục pháp luật.

Tôi bị cưỡng chế khấu trừ tiền lương hưu mà không qua một thủ tục pháp lý nào, vậy nên trình tự của tôi như sau: Bước một, gửi qua đường bưu điện với hình thức thư bảo đảm “Đơn xin hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật” tới Bảo hiểm Xã hội Thành phố nộp và giữ lại biên nhận gửi thư; Bước hai, gửi “Đơn yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội đó trả lương hưu cho tôi theo quy định của pháp luật” theo đường bưu điện đến Bảo hiểm Xã hội Thành phố, cũng bằng đường thư bảo đảm, giữ giấy biên nhận; Bước ba, bắt đầu khởi kiện.

Ở bước ba, tôi đi đến tòa án trung cấp của thành phố để được tư vấn làm thủ tục khởi kiện hành chính. Cán bộ ở cửa tiếp nhận hồ sơ nói “Các vụ án hành chính hiện giờ đều phải gửi tới Tòa án Vận tải Đường sắt để thẩm tra xử lý”. Quy định này áp dụng trên toàn quốc và bắt đầu thực thi từ ngày 1 tháng 5 năm 2021. Tôi hỏi địa chỉ và đường đi đến Tòa án Vận tải Đường sắt rồi về nhà chuẩn bị khởi kiện. Tôi cảm thấy khá thoải mái. Lần này có thể tránh được việc tòa án quận “từ chối thụ lý” rồi.

Vì đã có nền tảng của lần khởi kiện hành chính đầu tiên, nên lần này tôi đã quen xe thuộc đường rồi. Tôi đi đến phòng lập án của Tòa án Vận tải Đường sắt xx hai lần, nhân viên ở cửa tiếp dân đã nhận đơn. Một tháng sau, tôi nhận được thông báo qua đường chuyển phát nhanh rằng tòa án vận tải đường sắt đã tiếp nhận vụ án này và tôi đi đến ngân hàng đóng 50 nhân dân tệ phí khởi kiện, vậy xem như đã lập án thành công. Tôi có thể ở nhà chờ thông báo chuyển phát nhanh về thời gian mở phiên tòa.

Thời gian này, tôi nhiều lần gọi điện thoại hẹn gặp thẩm phán. Tôi muốn giảng chân tướng cho bà ấy và gửi cho bà ấy một chiếc đài nhỏ hoặc thẻ nhớ có chứa các bài chuyên đề “Hồi ức về Sư phụ” và tài liệu chân tướng. Bà ấy bảo tôi: “Tòa án có quy định là trước phiên tòa không được tiếp xúc riêng với bất kỳ ai dù là phía nguyên cáo hay bị cáo”.

Tôi nghĩ các cách để gửi tài liệu cho bà ấy, nhưng bà ấy nhất quyết không gặp. Cuối cùng tôi đã gửi qua đường bưu điện thông qua phòng thu phát thư tín và bưu kiện của tòa án. Tôi gửi thư khuyến thiện và bài viết có tiêu đề “Vị khí công sư nào đã được Đại sứ quán Trung Quốc ở Paris mời?” cho bà ấy, đồng thời gửi chân tướng qua đường bưu điện các thành viên tham gia phiên xét xử. Sau đó tôi gọi điện thoại hỏi bà ấy: “Chị có nhận được thư không?” Bà ấy nói: “Tôi nhận được rồi” và dặn tôi: “Chị đừng gửi tài liệu gì cho tôi nữa, những thứ này đều phải đưa vào trong hồ sơ vụ án”. Tôi nói với bà ấy: “Tài liệu đó là tôi gửi cho cá nhân chị, là duyên phận đưa chúng ta lại với nhau, tôi mới quan tâm chị như thế”. Bà ấy tỏ ra rất cảm kích.

Lời nhắc nhở thần kỳ

Phiên tòa được tổ chức vào một buổi chiều của tháng 12 năm 2021. Một chuyện thần kỳ cần kể lại, đó là hai ngày trước phiên toà, có một vụ án về một nữ y tá ở Nam Xương đã lấy lại lương hưu và luật sư biện hộ cho cô ấy nói: “Quy định về thời gian có hiệu lực của các văn bản có tính quy phạm và quy định của tỉnh Giang Tây: Văn kiện có tính quy phạm được áp dụng trong một thời kỳ nhất định, thời gian có hiệu lực phải được quy định rõ ràng. Đối với những văn bản mang tính quy phạm không quy định thời gian có hiệu lực cụ thể, thời gian hiệu lực sẽ là 5 năm; Nếu văn kiện đó được ghi chú là ‘tạm thời’, ‘thí điểm’, thì thời gian có hiệu lực không vượt quá 2 năm. Nếu thời hạn hiệu lực đã hết thì văn kiện có tính quy phạm đó sẽ tự động mất hiệu lực. Bị cáo không thể lấy văn kiện đã hết hiệu lực để làm căn cứ khấu trừ tiền lương hưu của nguyên cáo.”

Qua việc này tôi nghĩ rằng những tỉnh khác cũng có văn kiện kiểu như thế này và tỉnh chúng tôi cũng nên phải có! Thế là tôi lên mạng tìm kiếm “Quy định về thời gian có hiệu lực của các quy định và văn kiện có tính quy phạm của tỉnh khi thanh lý định kỳ”, và tôi thật sự đã tìm được! Lúc đó đã là 11 rưỡi đêm, tôi lập tức in nội dung đó ra.

Hôm sau, lúc khai mạc phiên tòa, thẩm phán chủ tọa muốn nguyên cáo tóm tắt lại lý do và tôi đã tổng kết thành ba điểm như sau:

1. Hành vi hành chính khấu trừ tiền lương hưu của Bảo hiểm Xã hội xx là không có căn cứ thẩm quyền pháp lý. Bảo hiểm Xã hội Huyện là phòng ban trực thuộc cơ quan bảo hiểm xã hội, không có thẩm quyền quản lý hành chính và xử phạt hành chính. Ngay cả cơ quan bảo hiểm xã hội cấp trên của nó cho dù có thẩm quyền quản lý và xử phạt hành chính thì cũng phải có quyền hạn chức năng rõ ràng, xử lý trong phạm quy quyền hạn được quy định của phòng ban, quy định của luật hành chính và pháp luật hiện hành. Việc tước đoạt tiền lương hưu rõ ràng là hành vi là cướp đoạt quyền tài sản của công dân.

2. Căn cứ pháp lý Bảo hiểm Xã hội xx là văn kiện Số 24 và Công hàm Số 287 của Sở Nhân sự và An sinh xã hội. Hai văn kiện này đều không có căn cứ pháp luật và pháp quy cao hơn, thế nên nó thuộc loại vượt quyền hành chính. Văn kiện này đã tự ý tước bớt quyền lợi công dân, đặt ra các biện pháp cưỡng chế hành chính, nên nó đã vi phạm Khoản 2 Điều 80 của “Luật Lập pháp” và Khoản 4 Điều 10 của “Luật Cưỡng chế Hành chính”, do đó nó là một văn bản hành chính vô hiệu.

3. Điều 10 quy định về thời hạn hiệu lực của các văn bản mang tính quy phạm của tỉnh (Công lệnh Chính phủ xxx Số 237), theo đó văn kiện mang tính quy phạm được áp dụng trong một thời hạn nhất định, do đó cần phải quy định thời hạn cụ thể. Đối với những văn bản mang tính quy phạm không quy định thời gian có hiệu lực cụ thể, thời gian hiệu lực sẽ là 5 năm. Nếu những văn kiện đó được ghi chú là ‘tạm thời’, ‘thí điểm’, thì thời gian có hiệu lực không vượt quá 2 năm. Nếu thời hạn hiệu lực đã hết thì văn kiện có tính quy phạm đó sẽ tự động mất hiệu lực.

Căn cứ pháp luật của bị cáo: Văn kiện Số 24 [2001] mà chính quyền X công bố chính xác là thuộc loại văn bản “thí điểm” và thời hạn hiệu lực của nó đã vượt quá 2 năm. Theo Khoản 10 của Công lệnh Chính phủ Số 237 tỉnh xx, thì văn kiện này sẽ phải tự động vô hiệu; hơn nữa, sáu tháng trước khi hết hiệu lực văn bản này đã không được công bố lại. Vì thế, bị cáo không thể dùng một văn bản hết hiệu lực để làm căn cứ khấu trừ tiền lương hưu của nguyên cáo.

Nghe tôi nói đến điểm này, thẩm phán chủ tọa rất chấn động và hỏi: “Nguyên cáo, trong đơn khởi tố của bà không có điều này nhỉ?” Tôi trả lời: “Đúng vậy, xin lỗi thẩm phán chủ tọa, phần này là tối hôm qua 11 giờ rưỡi đêm tôi mới đọc thấy trên mạng, không kịp báo cáo với thẩm phán chủ tọa. Giờ tôi xin gửi tài liệu này lên cho quý tòa”. Tôi đã đưa tài liệu đó cho trợ lý thẩm phán để đưa cho thẩm phán chủ tọa. Khi tôi ngước mắt nhìn lên phía bàn của thẩm phán chủ toạ, tôi thấy sự tán dương trong ánh mắt mà bồi thẩm đoàn dành cho tôi. Cả căn phòng im như tờ, yên lặng trong vài phút.

Đây là trí huệ mà Sư phụ đã khai mở cho tôi. Lúc trước tôi không biết cách lên các trang web của người thường để tìm kiếm tài liệu, lần này tôi vừa tra cứu liền thấy, chính là Sư phụ đã giúp tôi.

Khi thẩm phán trưởng hỏi bị cáo vài vấn đề, luật sư đại diện trả lời. Luật sư đại diện đó có vẻ chuẩn bị chưa được kỹ lắm nên nói quanh co không gãy gọn và cuối cùng cũng không nói được câu nào trọn vẹn, thẩm phán trưởng phải nói giúp cô ấy. Một người khác đại diện cho phía bị cáo và cũng chính là trưởng phòng của phòng cấp phát lương hưu mà tôi đã giảng chân tướng, không nói một lời nào và chỉ cúi đầu xuống. Rõ ràng là vị trưởng phòng này đã minh bạch chân tướng, đã xếp đặt được cho bản thân một vị trí tốt cho chính mình.

Trong toàn bộ phiên toà, rõ ràng là bên nguyên cáo tôi đây chiếm thế chủ đạo, đây cũng là kết quả của sự phối hợp chỉnh thể của các đồng tu. Hôm đó gió tuyết đan xen, trời lạnh căm căm, nhưng có rất nhiều đồng tu đến phát chính niệm ở cự ly gần và còn có những đồng tu mà tôi không quen biết cũng dùng thẻ căn cước của mình để vào trong tòa án phát chính niệm cho tôi. Thẩm phán chủ tọa biết chân tướng cũng bày tỏ thiện ý, phá lệ cho phép một đồng tu vào trong phòng xét xử cùng với tôi. Tôi cảm thấy vụ kiện này rất thành công.

Trên đường về nhà, tôi hỏi đồng tu cùng vào trong phòng xử án với mình: “Sao giọng của luật sư bên bị cáo lại run vậy nhỉ? Hai vấn đề cuối cùng thậm chí còn nói lắp ba lắp bắp?” Đồng tu nói: “Tôi phát chính niệm khiến cô ấy im lặng, không cho phép phạm tội với Đại Pháp!” Tôi rất xúc động, vào thời khắc quan trọng sự phối hợp của đồng tu quan trọng biết bao.

Tâm hoan hỷ khởi lên, ma nạn liền tới

Khi tôi đang tràn đầy tự tin chờ đợi kết quả phán quyết, không thể ngờ được là kết quả lại ngược lại với mong muốn, vụ kiện bị bác bỏ. Lúc ấy tôi thật sự không chấp nhận nổi, tại sao lại như thế?! Tôi đã làm không ít việc, trước đó còn giảng chân tướng cho năm người tham gia phiên tòa; trong phiên tòa, biểu hiện của tôi cũng không tệ, rất bình tĩnh và lời nói có lý có cứ.

Vào ngày diễn ra phiên tòa, gió tuyết đan xen, đường rất trơn, hai đồng tu vào đại sảnh nơi chờ xét xử đã gọi taxi đưa tôi về nhà và còn cùng tôi chia sẻ một hồi lâu, đều nói rằng lần khởi kiện này rất thành công, nhưng vẫn cần nâng cao nhận thức, xác định đúng cơ điểm, mục đích là cứu độ chúng sinh.

Ngày hôm sau, ngày hôm sau nữa, họ đều đến nhà tôi giao lưu, muốn tôi viết ra câu chuyện này để động viên nhiều đồng tu hơn nữa bước ra phản bức hại …… ai dè, tính một đằng lại ra một nẻo.

Đêm đó tôi chán nản cực độ, vừa khóc vừa viết thư gửi cho diễn đàn công lý, nói đại ý là không còn mặt mũi nào để gặp họ! Đây rõ ràng là tâm tôi bất chính, quá coi trọng thể diện nên mới nói những lời đó. Có mấy đồng tu trả lời tôi trên diễn đàn công lý, chỉ ra “tự ngã” của tôi quá mạnh. Lời nói của đồng tu rất sắc nét, đánh một phát trúng vào yếu điểm của tôi – đó là chấp trước vào tự ngã.

Liên tiếp mấy ngày sau, tôi lặng lẽ đọc đi đọc lại thư hồi âm của các đồng tu, ai cũng nói rất đúng. Tôi vừa đọc vừa khóc, đồng thời hướng nội tìm: tâm thể diện, tâm hoan hỷ, tâm hiển thị, tâm tranh đấu,… quá nhiều tâm. Tôi cho rằng biểu hiện của mình trên tòa tốt thế này thế kia, có lý có cứ, đánh cho đối phương thương tích đầy mình, rất đắc ý mà quên mất là Sư phụ đang cứu chúng sinh. Nếu không có sự điểm hóa và gia trì của Sư phụ, không có sự giúp đỡ hết lòng của các đồng tu, tôi có thể làm được gì cơ chứ? Đến một lá đơn kiện cũng không viết nổi. Tôi có gì đáng để tự hào chứ?!

Tôi nói với Sư phụ: “Sự phụ! Đệ tử biết sai rồi! Con sẽ quy chính trong Pháp, dùng hành động thực tế để từng bước từng bước chứng thực Pháp.

Chú ý quá trình, không chấp vào kết quả

Tôi nghiêm chỉnh nhận thức, điều chỉnh lại tâm thái, phấn chấn trở lại, tiếp tục đưa đơn khởi kiện lên tòa án đường sắt cấp trung. Trải qua hai lần tòa sơ thẩm, qua thẩm tra tòa trung cấp hai lần, cuối cùng vào tháng 11 năm 2023, tôi nhận được phán quyết của tòa án đường sắt trung cấp, bổ sung thêm yêu cầu kiện tụng: 1. triệt tiêu phán quyết của tòa sơ thẩm; 2. bổ sung thêm tài liệu khấu trừ lương hưu sau khi ra tù. Chính là nói, không được trả lại phần tiền trong giai đoạn tôi ngồi tù.

Nếu là trước đây, vì tôi rất chấp trước vào tiền bạc, đòi lại được dù chỉ một đồng thì tôi cũng rất vui sướng. Nhưng giờ không có chuyện như vậy nữa, lòng tôi không gợn sóng. Tôi nghĩ, đây chính là cảnh giới tư tưởng đã đề cao lên rồi.

Tôi thể ngộ sâu sắc rằng: Nếu không có ma nạn này, sự việc thành công suôn sẻ thì tôi sẽ chỉ vui mừng vì nhận lại được một khoản tiền, còn sẽ sinh ra các loại tâm chấp trước như tâm hiển thị, tâm lợi ích, tâm tranh đấu… tôi sẽ không những không đề cao lên được, ngược lại còn sẽ bị rớt xuống. Sau lần ma nạn này, các đồng tu đã dùng Pháp của Sư phụ kịp thời nhắc nhở tôi. Hiện tại mỗi khi gặp chuyện, tôi không đặt chữ “tôi” lên trước nữa, mà có thể dùng Pháp để đo lường. Đại Pháp yêu cầu tôi làm thế nào, tôi sẽ lập tức làm mà không chút do dự Tôi là một lạp tử của Pháp, thuộc về Đại Pháp quản.

Hiện tôi đang nộp đơn xin tái thẩm lên tòa án cấp cao trên tỉnh, tiếp tục theo đuổi việc lấy lại phần lương hưu bị giữ lại trong thời gian tôi bị cầm tù oan sai. Lúc này, tôi đã hoàn toàn không còn khái niệm “thua” “thắng” gì nữa, điều tôi nghĩ đến là cứu chúng sinh, có thể cứu thêm được người nào thì hay người đó. Tôi sẽ nhớ mãi lần giáo huấn này, từ nay về sau tôi cần xem trọng quá trình, không chấp trước vào kết quả, làm mọi việc với tâm thái cứu người.

Lời kết

Nhớ lại quá trình sáu năm đeo đuổi việc lấy lại tiền lương hưu, tôi thật sự đã phải chịu không ít khổ cực, mưa mưa gió gió, nóng nực rét buốt, cùng những thời khắc trong tâm thấy lạnh lùng chua chát – những điều mà suốt mấy chục năm trước đó tôi chưa từng nếm trải. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy đã khiến tôi trở nên kiên cường, cương nghị, có thể nhẫn nhục chịu đựng, thay đổi bản tính vị tư vị ngã của mình.

Tôi vốn dĩ là một người nhát gan sợ phiền phức, xem thể diện quan trọng như mạng sống vậy. Sư phụ thông qua sự việc này để tôi tu bỏ chấp trước của mình và thành tựu tôi. Sự việc này lúc bắt đầu quả thực rất gian nan, nhưng sau khi thật sự tiến vào trong quá trình thì miễn là dùng cái tâm muốn cứu độ chúng sinh mà làm thì sẽ không còn khó khăn gì nữa. Hiện tại tôi thấy bao nhiêu khó khăn cũng chẳng là gì nữa.

Hy vọng những đồng tu vẫn đang bị tà đảng Trung Cộng bức hại tước đoạt lương hưu nhanh chóng bước ra, hiểu rõ rằng đây là một sự bức hại kinh tế, đệ tử Đại Pháp chúng ta tuyệt đối không thể thừa nhận. Quá trình chúng ta đứng lên giảng chân tướng cho chúng sinh, vạch trần tà ác, khắc chế tà ác, cứu độ chúng sinh, cũng là quá trình tu luyện đề cao bản thân.

Con đường của tôi vẫn chưa đi hết, tôi trước sau như một, vẫn bước từng bước từng bước tiến về phía trước, chỉ với một tâm nguyện trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh.

Tầng thứ có hạn, nếu có chỗ nào chưa phù hợp, mong các đồng tu từ bi góp ý.

Đệ tử xin khấu tạ Sư tôn!

Cảm ơn tất cả các đồng tu đã từng giúp đỡ tôi!

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/9/484644.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/10/221581.html

Đăng ngày 20-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share