Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Nhật Bản

[MINH HUỆ 26-11-2024] Pháp hội Trung Quốc lần thứ 21 trên Minh Huệ có 43 bài chia sẻ được đăng vào tháng 11 năm 2024. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) tại Trung Quốc đã chia sẻ trải nghiệm trong việc đề cao bản thân trong những hoàn cảnh khác nhau.

Nhiều học viên Nhật Bản đã chia sẻ về việc các bài viết đã khiến họ cảm động như thế nào. Họ thấy các học viên ở Trung Quốc có lý giải sâu sắc về Pháp và dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt vẫn có thể hướng nội đề cao bản thân. Một số học viên ở Nhật Bản cho biết trong hoàn cảnh tương đối bình ổn, họ cũng nhận ra những thiếu sót và tâm an dật trong tu luyện, và cần ý thức hơn nữa về sự cấp bách và sứ mệnh của bản thân, càng về cuối càng phải tinh tấn.

Kiên định chính tín và chính niệm

Sau khi đọc bài viết Từ xơ gan đến ung thư gan 26 năm trước, cô Kawamura cho biết: “tác giả đã trở thành đối tượng bị truy nã chỉ vì muốn trở thành một người tốt hơn sống theo Chân-Thiện-Nhẫn. Trong khi hoàn trả nợ nghiệp, anh đã phải chịu rất nhiều ma nạn, nhưng luôn kiên định với Đại Pháp. Anh cũng kết được thiện duyên với nhiều người, hồng Pháp, giảng chân tướng và giúp họ làm tam thoái (thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó).

“Đối mặt với hoàn cảnh như vậy, ngay cả khi biết chính Pháp tất thành, thì cũng không dễ để nói: ‘Được, tôi sẽ thử xem.’ Sau khi đọc cuộc trò chuyện giữa tác giả và luật sư, nội tâm tôi vô cùng chấn động. Tôi đã làm các việc Đại Pháp được bao nhiêu? Liệu có đi chệch khỏi chính đạo? Là người tu luyện, liệu tôi có thể tự tin mỉm cười không? Tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé và trong tâm vô cùng hổ thẹn.

“Thông qua lời văn, tôi cảm nhận được chính tín và chính niệm kiên định của tác giả, điều đó đối với tôi mà nói vô cùng ý nghĩa. Quyết tâm kiên định và hành động tốt đẹp đã triển hiện ra ngay thời khắc đó, như ánh mặt trời ấm áp cảm hóa lòng người. Một nạn qua đi, nạn khác lại đến. Tôi đã không nhận ra rằng giữa chừng mình đã ngừng hướng nội, thậm chí còn bỏ cuộc.

“Trong khi ngón tay bị thương và chảy máu không ngừng, tác giả đã ngộ ra được Pháp lý nên một lần nữa được cùng các đồng nghiệp chứng kiến ​​sự siêu thường của Đại Pháp. Cuối cùng, tác giả cho biết: ‘Từ nay về sau, bất kể con đường tu luyện còn bao xa, còn bao khó khăn, tôi vẫn tiếp tục kiên định bước đi, hoàn thành sứ mệnh của mình: Trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh, đoái hiện thệ ước tiền sử, theo Sư phụ về nhà’.

“Trong thâm tâm, tôi thực sự bội phục tác giả và cũng rất cảm ơn tác giả. Ngay từ ban đầu, tác giả đã buông bỏ hết thảy, chân tâm vì người khác và đồng hóa với Đại Pháp dưới sự chỉ dẫn của Sư phụ. Tuy xa cách ngàn trùng, nhưng tôi vẫn có thể đọc được một bài tâm đắc thể hội tu luyện hay như vậy, quả thực tôi vô cùng cảm kích.

“Hiện tại, tôi đang trong quá trình tiêu nghiệp. Khi tôi viết bài chia sẻ này, đồng tu đã nhắc nhở tôi phải học Pháp nhiều hơn và làm tốt ba việc. Tôi nhớ lại tâm mình thuở ban đầu đắc Pháp, nhất định tôi sẽ kiên định tu luyện đến cùng. Và ngay khi tôi viết những dòng này, thân thể tôi đã hoàn toàn bình phục.”

Hy vọng bản thân cũng đạt được cảnh giới mà năng lượng từ bi có thể thể hiện ra một cách tự nhiên

Cô Yamakawa cho biết lần đầu tiên cô đọc cuốn Chuyển Pháp Luân là khi cô còn học trung học. Cô cho biết: “Khi tôi đọc bài viết Hành trình tu luyện của chúng tôi trong khi giải cứu các học viên bị giam giữ’, trong đó một đồng tu đã bị bức hại đến thần trí mơ hồ, nhưng khi đồng tu khác đến thăm anh, bỗng nhiên anh lấy lại được chính niệm, hoặc khi các đồng tu phát chính niệm ở cự ly gần nhà tù, thái độ của cảnh sát cũng dịu đi. Điều này khiến tôi cảm nhận được sâu sắc rằng từ bi và chính niệm của người tu luyện là có năng lượng và tác dụng vô cùng mạnh mẽ.

Khi kêu gọi người nhà hoặc đồng tu ở các khu vực khác cùng phát chính niệm, mọi người có thể nhanh chóng hình thành được chỉnh thể, điều đó cho thấy mỗi người trong tu luyện cá nhân đã buông bỏ được chấp trước và tư tâm mới có thể làm được như vậy.

Tác giả của bài Cảm ngộ sức mạnh của từ bi đã viết: “Tôi mãi vẫn chưa ngộ ra sức mạnh của từ bi, khi gặp mâu thuẫn, khi bị bức hại, tôi vẫn cứ dùng lý của người thường để nhìn nhận vấn đề, thế nên không thể tránh khỏi việc xuất hiện tâm tranh đấu, tâm oán hận, và các chấp trước khác.”

Cô Yamakawa cho biết cô cũng giống như tác giả, khăng khăng cố thủ vào cái gọi là chính nghĩa.

Qua việc đối mặt với ba đối tượng như cảnh sát, đồng tu và người thường, tác giả đã suy ngẫm về tâm thái và chấp trước của bản thân khi giao tiếp với người khác và loại bỏ chúng, cuối cùng đã tu xuất được tâm từ bi thực sự nghĩ cho người khác. Cô Yamakawa cũng nhận ra rằng khi bản thân thay đổi, người khác cũng sẽ thay đổi và việc cứu độ chúng sinh cũng sẽ thuận lợi hơn. Cô hy vọng bản thân cũng có thể giống như tác giả, đạt đến được cảnh giới mà năng lượng từ bi có thể thể hiện ra một cách tự nhiên.

Nỗ lực tu xuất thiện tâm và từ bi

Sau khi đọc bài viết Từ xơ gan đến ung thư gan 26 năm trước, cô Fujita đã chia sẻ: “Để tránh bị cảnh sát bắt giữ phi pháp, tác giả đã buộc phải sống trôi giạt, trải qua những gian khổ khó có thể tưởng tượng nổi, cuối cùng đồng tu đã ở nhờ nhà của một người họ hàng. Tôi vô cùng xúc động khi đọc đến chỗ viết rằng tác giả đã lặng lẽ ra ngoài luyện công sau khi mọi người đã ngủ. Tác giả tin tưởng vững chắc rằng Sư phụ luôn ở bên cạnh bảo hộ cho chúng ta. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đều kiên trì làm những gì bản thân nên làm. Tâm thuần tịnh đó khiến tôi không kìm được nước mắt.”

Các đồng tu Trung Quốc dù bị bắt giữ phi pháp, họ vẫn kiên trì luyện công trong tù, ý chí và chính niệm kiên cường đó khiến người ta nể phục. Tinh thần đó thật vĩ đại, tôi tin họ là đệ tử Đại Pháp được Sư phụ thừa nhận. Cuối bài, tác giả viết: “Từ nay về sau, bất kể con đường tu luyện còn bao xa, còn bao khó khăn, tôi vẫn tiếp tục kiên định bước đi, hoàn thành sứ mệnh của mình: Trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh, đoái hiện thệ ước tiền sử, theo Sư phụ về nhà.” Những lời này khiến tôi xúc động sâu sắc.

Trong bài viết Cảm ngộ sức mạnh của từ bi, từ nhỏ tác giả đã thích ở một mình, ông cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc giúp đỡ học viên khác hay cùng nhau đề cao. Nhưng thông qua việc học Pháp, tác giả đã dần ngộ được Pháp lý, tâm tự tư dần biến tan biến và việc giải quyết vấn đề trở nên dễ dàng hơn.

Cô Fujita cho biết cô và tác giả từng có tâm lý giống nhau: “Tôi cảm thấy sống một mình thoải mái hơn, không bị quấy nhiễu. Khi tác giả tu xuất được thiện tâm thì thấy bản thân không còn bận tâm đến điều đó nữa, chỉ có một niệm cứu người, mọi thứ trở nên đơn giản. Tôi cũng hy vọng bản thân có thể tu xuất được thiện tâm và từ bi, đối với ai cũng tràn đầy yêu thương và không mang theo tư tâm. Tôi sẽ nghiêm khắc yêu cầu bản thân hơn để đạt tới viên mãn chân chính.”

Kính Sư kính Pháp

Việc đọc bài viết Mắt tôi đã sáng lại rồi đối với một người gần đây đang buông lơi việc phát chính niệm và luyện công như ông Abe mà nói quả là vô cùng xúc động. Tác giả viết: “mọi người luyện mà mình thì nằm, thế chẳng phải là bất kính với Sư phụ, bất kính với Pháp sao? Thế là tôi liền ngồi dậy.”

Ông Abe chia sẻ: “Trước đây tôi chưa bao giờ thực sự nghĩ đến việc kính Sư, kính Pháp. Tuy tôi luôn có suy nghĩ muốn kiên tín Sư phụ và Đại Pháp nhưng vẫn chưa đạt đến sự tôn kính. Hiện tại, tôi cảm thấy khi có sự tôn kính này, tâm tôi tự nhiên sẽ trở nên khiêm nhường và sẽ dễ dàng buông bỏ tâm hữu cầu. Sau này, tôi cần phải kính Sư kính Pháp hơn nữa.”

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/26/485415.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/29/221869.html

Đăng ngày 20-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share