Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Nhật Bản
[MINH HUỆ 25-11-2024] Pháp hội Trung Quốc lần thứ 21 trên Minh Huệ đã có 43 bài chia sẻ được đăng vào tháng 11 năm 2024. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) tại Trung Quốc đã chia sẻ trải nghiệm trong việc đề cao bản thân trong những hoàn cảnh khác nhau.
Nhiều học viên Nhật Bản đã chia sẻ về việc các bài viết đã khiến họ cảm động như thế nào. Họ thấy các học viên ở Trung Quốc có lý giải sâu sắc về Pháp và dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt vẫn có thể hướng nội đề cao bản thân. Một số học viên ở Nhật Bản cho biết trong hoàn cảnh tương đối bình ổn, họ cũng nhận ra những thiếu sót và an dật trong tu luyện, và cần ý thức hơn nữa về sự cấp bách và sứ mệnh của bản thân, càng về cuối càng phải tinh tấn.
Bình tĩnh đối mặt với khó khăn
Bà Xuất Khiết (hóa danh), học viên Nhật Bản, cho biết: “Câu chia sẻ ‘Tôi chỉ mỉm cười bỏ qua, chuyện gì tôi cũng đều đã gặp cả rồi’ trong bài viết ‘Con đường dài đằng đẵng cuối cùng sẽ có điểm kết’ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Đối mặt với tình cảnh khó khăn khi bị tước đoạt lương hưu, tác giả vẫn kiên định nỗ lực, kể cả khi phải nhiều lần đến cơ quan hành chính khiếu oan, cố gắng khởi kiện nhưng đều gặp nhiều trở ngại, chẳng hạn như khiếu nại không thành và không được thụ lý. Mặc dù vậy, bà chưa bao giờ bỏ cuộc.
Qua câu nói “Tôi chỉ mỉm cười bỏ qua” có thể thấy khi đối mặt với khó khăn, từ đầu đến cuối đồng tu luôn bảo trì tâm thái tích cực, kiên trì không buông lơi trước thách thức phía trước. Còn qua câu nói “chuyện gì tôi cũng đều đã gặp cả rồi” có thể thấy khả năng vượt qua khổ nạn cùng nghị lực và chính niệm mạnh mẽ của tác giả. Có thể nói đó chính là uy đức của đệ tử Đại Pháp mà tác giả có được thông qua việc không ngừng tu luyện bản thân và làm theo lời dạy của Sư phụ. Thông qua những gì tác giả đã trải qua, chúng ta có thể học được rằng khi gặp khó khăn, chớ dễ dàng bỏ cuộc mà cần nỗ lực kiên trì không buông lơi, con đường sẽ rộng mở. Từ tiêu đề của bài viết ‘Con đường dài đằng đẵng cuối cùng sẽ có điểm kết’ có thể thấy đó chính là chủ đề của toàn bộ bài viết.
“Mỉm cười bỏ qua” ấy không chỉ nói lên rằng chúng ta cần mỉm cười đối mặt, mà còn cần bảo trì tâm thái bình hòa, biến thái độ “mỉm cười bỏ qua” đó thành sức mạnh tinh thần để vượt qua khó khăn. Khi đọc đến những lời chia sẻ này, tôi đã tự hỏi bản thân: “Tôi đối đãi thế nào khi gặp khổ nạn? Liệu tôi có được tâm thái bình tĩnh như tác giả không?
Trong một cuộc phỏng vấn với tư cách là một phóng viên, tôi đã gặp một khó khăn lớn – tàu Shinkansen ngừng hoạt động. Ý niệm của tôi khi phát chính niệm không phải là “nhất định tôi phải đến đó đúng giờ” mà tôi xuất một niệm “bất kể thế nào tôi đều phải phỏng vấn thành công”. Vì vậy, tôi đã khẩn cầu Sư phụ gia trì để “phỏng vấn thành công”, đồng thời tôi cũng phát chính niệm cho trợ lý phỏng vấn. Bài phỏng vấn sau đó đã được đăng trên trang nhất của trang web. Đó là kết quả của sự chung sức nỗ lực của tất cả những người tham gia. Về phía bản thân tôi, sự lựa chọn khi đó không phải là tốt nhất. Tôi đến địa điểm muộn hai tiếng rưỡi so với thời gian tập trung của sự kiện.
Khi đối mặt với khó khăn, “liệu có thể bình tĩnh đối mặt hay không” là những gì tôi học được khi đọc các bài chia sẻ của Pháp hội Trung Quốc. Nếu như khi đó tôi có thể bình tĩnh suy xét thì tôi tin rằng mình sẽ có được lựa chọn tốt nhất.
Phối hợp hình thành chỉnh thể, buông bỏ tự ngã
Cô Ishibashi, một học viên Nhật Bản, cho biết sau khi đọc bài viết ‘Nấu ăn’ cho chúng sinh, ‘nấu ăn’ cho đồng tu’, sự phó xuất và tâm từ bi mà tác giả đã tu xuất được đối với chúng sinh, đối với đồng tu, cũng như ý thức về sứ mệnh của bản thân với tư cách là một đệ tử Đại Pháp đã khiến cô cảm động sâu sắc.
Tác giả được an bài làm điều phối viên chỉ vài tháng sau khi đắc Pháp, tuy cảm thấy rất khó khăn, nhưng tác giả đã mang một niệm thuần chính: “Chỉ cần Đại Pháp cần là tôi làm.” Chính điều này đã giúp tác giả trong hoàn cảnh bức hại khốc liệt sau này, không quên ý nguyện ban đầu của mình, kiên trì cứu người, hơn nữa còn có thể không oán không hận phối hợp với hình thế Chính Pháp.
Trong quá trình tu luyện, tác giả đã tổ chức nhóm học Pháp, thành lập điểm sản xuất tài liệu, học kỹ thuật để làm các loại tài liệu và khi cuộc bức hại trở nên nghiêm trọng bà bắt đầu in cuốn “Cửu Bình”. Khi đồng tu lo ngại tài liệu nhạy cảm không dám phát, bà đã phát hết số tài liệu còn lại. Sau đó, tác giả đã có một giấc mơ: “Tôi bán đồ ăn, có lẽ là bán bánh bao, một binh sỹ đã đến thẳng cửa hàng tôi rồi vội lấy thức ăn rời đi. Sau khi tỉnh dậy, tôi biết Sư phụ đang khích lệ mình, những tài liệu này có thể cứu được nhiều chúng sinh. Vì vậy, tác giả nói mình “nấu ăn” cho chúng sinh, “nấu ăn” cho đồng tu.
Cô Ishibashi chia sẻ: “Cùng tu một bộ Đại Pháp, tôi đã đối chiếu một chút với trạng thái tu luyện của bản thân, cảm thấy cảnh giới chênh lệch rất lớn. Tuy hàng ngày tôi đều đang học Pháp, nhưng cảm giác cấp bách và ý thức về sứ mệnh của bản thân trong việc cứu người của tôi chỉ dừng ở hạng mục mà tôi tham gia.”
“Ở một hoàn cảnh cứu người tương đối thoải mái ở nước ngoài, nhưng tôi lại không thể đường đường chính chính giảng chân tướng cho những người xung quanh và những ‘người Trung Quốc đáng quý’ mà tôi gặp. Khi phát tài liệu và thu thập chữ ký thỉnh nguyện tại các điểm du lịch, thậm chí tôi còn bỏ qua khách du lịch Trung Quốc, tư tâm và tâm sợ hãi vẫn còn rất nặng. Kỳ thực, lần này tôi vốn không định gửi bài chia sẻ về cảm nhận của mình tới Pháp hội Trung Quốc như trước đây. Nhưng khi nghĩ về bài viết trên, tôi cảm thấy bản thân mình như một người ngoài cuộc, chỉ nhìn qua là thấy ngay sự chênh lệch. Tôi ngộ ra rằng mỗi một lần phối hợp chính là đang hình thành chỉnh thể, buông bỏ tự ngã và đề cao trong tu luyện. Mỗi một lần cơ hội đều là một nấc thang lên thiên hượng, và thời gian vĩnh viễn sẽ không mãi ở đó chờ đợi bất kỳ ai.”
“Cảm ơn các đồng tu đã giúp đỡ và nhắc nhở tôi trong suốt chặng đường qua. Tu luyện là nghiêm túc. Cứu người là cấp bách. Tôi cần phải không ngừng quy chính bản thân trong Pháp để xứng đáng với Sư phụ, với chúng sinh, với đồng tu, và với chính bản thân mình.”
Từ bi đối đãi với người nhà
Người nhà cô Thanh Quang vẫn luôn ủng hộ cô tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cách đây vài năm, vì vấn đề sức khỏe, chồng và mẹ cô cũng bắt đầu tu luyện. Sức khỏe của họ đều có những thay đổi kỳ diệu và họ đã hiểu được sự mỹ hảo của Đại Pháp.
Cô Thanh Quang chia sẻ: “Thế nhưng, tôi luôn bị cái tình chi phối, vội vàng đưa ra những gợi ý không cần thiết nên kết quả thường hoàn toàn ngược lại”. Sau khi đọc bài viết Cảm ngộ sức mạnh của từ bi, cô Thanh Quang nhận ra rằng: Tuy họ là người nhà của tôi, nhưng trước hết, tôi cần ghi nhớ họ là chúng sinh trân quý của Sư phụ. Tôi cần phải tu xuất tâm từ bi thuần khiết hơn nữa.
Tác giả của bài viết từ nhỏ đã thích ở một mình, cách biệt với mọi người và từng cho rằng đó là biểu hiện của trạng thái không có “tình”. Thế nhưng, là một đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, tác giả đã nhận ra rằng đó là thể hiện của tư tâm. Sau đó, mỗi khi làm việc gì tác giả đều nghĩ cho người khác trước, tu xuất được tâm từ bi.
Trong khi chia sẻ với đồng tu, khi đồng tu không tiếp nhận và nổi giận, tác giả đã nhanh chóng nhận ra đó không phải là chân ngã thực sự của đồng tu mà là biểu hiện khi bị chấp trước chi phối, vì vậy tác giả không hề động tâm.
Cô Kiyomitsu chia sẻ: Tôi được truyền cảm hứng sâu sắc bởi bài chia sẻ này. Giữa các đồng tu cũng xảy ra tình huống nảy sinh mâu thuẫn do bất đồng ý kiến. Đôi lúc, thậm chí còn tranh cãi kịch liệt như những người thường, nhưng nếu như chúng ta không xem đó là “bản thân đồng tu” mà coi đó là “biểu hiện của tâm chấp trước”, thì sẽ không bị động tâm và có thể đối đãi bằng tâm thái bình hòa.
Cuối cùng, tác giả tổng kết: “Tôi còn ngộ rằng tu luyện của chúng ta sớm đã không chỉ là việc của bản thân chúng ta nữa, mà nó liên quan đến sự tồn vong của vô lượng vô số chúng sinh, càng tu lên cao càng cảm thấy trách nhiệm của mình thật to lớn, thế nên cần phải nghiêm khắc yêu cầu chính mình, tu tốt chính mình mới có thể trợ Sư chính Pháp và hoàn thành sứ mệnh tốt hơn nữa.” Sau khi đọc những lời này, cô Thanh Quang càng lý giải thêm được rằng việc cứu độ chúng sinh cần phải có tâm từ bi, và cô cần suy ngẫm lại về ngôn hành lúc bình thường của mình, liệu có phải xuất phát từ tâm từ bi hay từ tình cảm của người thường.
Suy ngẫm sau khi đọc bài viết ‘Từ xơ gan đến ung thư gan 26 năm trước’
Đã 20 năm và 5 tháng kể từ khi bà Tanimoto bắt đầu tu luyện. Hiện tại, hàng ngày bà thức dậy lúc 5 giờ rưỡi, đả tọa trong một giờ. Buổi sáng bà đi làm sau khi luyện các bài động công trong một tiếng rưỡi. Buổi tối, bà học Pháp và tham gia hạng mục chứng thực Pháp.
Bà Tanimoto cho biết: “Đọc bài viết Từ xơ gan đến ung thư gan 26 năm trước, tác giả vốn mắc xơ gan cổ trướng nặng chuyển thành ung thư gan, không thuốc nào chữa khỏi. Sau khi biết đến Đại Pháp, minh bạch được ý nghĩa nhân sinh chân chính là phản bổn quy chân, bà đã bước vào tu luyện Pháp Luân Công 26 năm qua. ”
“Để tránh bị bắt giữ phi pháp, các học viên Pháp Luân Công ở Đại lục, gồm cả tác giả, thường phải sống cuộc sống trôi giạt. Đôi lúc tác giả phải ngủ qua đêm ở ngoài trời, khi trời trở lạnh phải trốn trong nhà kính của nông dân để sưởi ấm một lúc rồi phải rời đi trước bình minh. Cho dù bị bắt nạt khi làm việc nơi công trường xa lạ, ông vẫn có thể tận tụy làm việc. Ngoài ra, khi tác giả bị giam giữ phi pháp, việc học Pháp, luyện công đã khó lại càng thêm khó. Vì vậy, một số đồng tu có thể thuộc Chuyển Pháp Luân đã viết ra những gì đã học thuộc, sau đó bổ sung, chỉnh sửa cho nhau, và vậy là toàn bộ cuốn Chuyển Pháp Luân đã được viết ra. Thực sự quá tuyệt vời! Ngược lại, chúng tôi ở Nhật Bản không phải lo sợ việc bị bắt giữ, có thể tự do tu luyện. Tôi vô cùng cảm động khi đọc bài viết này. Việc đó truyền cảm hứng cho tôi đặt toàn tâm toàn ý hơn nữa cho hạng mục chứng thực Đại Pháp. ”
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/25/485414.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/27/221848.html
Đăng ngày 19-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.