Bài viết của Lý Ngộ, đệ tử Đại Pháp tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-09-2024] Từ lâu tôi đã sinh tâm oán hận đối với hai anh trai, hai chị gái và em dâu, nguyên nhân sâu xa là họ nợ tiền tôi mà không trả, còn thường xuyên đối xử thô lỗ với tôi, lợi ích của tôi bị tổn hại, tôi cảm thấy bất bình trong tâm, rồi vì thế mà sinh ra tâm oán hận mạnh mẽ.

Tôi tu luyện đã nhiều năm như vậy, ba việc cũng đều đang làm nhưng học Pháp không nhập tâm, thân thể thường xuất hiện trạng thái không đúng đắn. Đặc biệt là năm ngoái tôi gặp tai nạn xe hơi, chỉ thiếu chút nữa là mất mạng. Tất cả là nhờ Sư phụ từ bi vĩ đại đã cứu mạng tôi. Vì sao lại như vậy? Là người tu luyện, tôi cần hướng nội vô điều kiện.

Hôm nay khi đọc Tuần san Minh Huệ, tôi đọc được một bài viết trong đó đồng tu đã chia sẻ rất hay: “Sao bạn lại có thể hận người khác chứ? Đó là vì bản thân bạn chưa đạt tiêu chuẩn, cũng chính là vì bạn cứ mãi không đạt tiêu chuẩn, vậy nên người khác mới có biểu hiện như thế, chính là đến cấp cho bạn một cơ hội để đề cao, tạo ra một điều kiện để đề cao. Bạn sao có thể hận người khác chứ? Bạn cần cảm tạ người ta mới đúng! Khi bạn thực sự đề cao lên rồi, đạt được tiêu chuẩn rồi, bạn xem người khác có còn như vậy chăng?”

Những lời này khiến tôi chấn động, tôi thực sự cảm ơn tất cả những người mà tôi từng cho rằng họ đã gây “tổn hại” cho tôi, vì sự đề cao của tôi mà họ đã phải phó xuất và chịu khổ, tôi sao còn có thể hận người khác chứ! Tôi cần cảm ơn họ! Khi tôi thực sự xuất tự nội tâm nghĩ như vậy, tâm tôi tràn ngập cảm giác tường hòa và từ bi, tôi còn cảm thấy áy náy, có lỗi vì đã gây tổn thương cho họ. Cái tâm oán hận ngoan cố này đã tan thành mây khói.

Những chia sẻ của đồng tu cũng giúp tôi tiến thêm một bước nữa, tôi nhận thức được rằng: Họ lấy tiền của bạn mà không trả, liệu phải chăng đời trước bạn đã nợ họ tiền? Nếu hôm nay họ lấy tiền của bạn để kết toán món nợ, thì bạn còn có gì để bất bình nữa chứ? Nếu trong những đời trước bạn không nợ họ tiền, mà hôm nay họ lấy tiền của bạn, thì họ sẽ cấp đức cho bạn. Chúng ta khi chịu đựng thống khổ còn có thể tiêu nghiệp, Sư phụ sẽ giúp chúng ta chuyển hóa nghiệp thành đức. Nếu chúng ta có thể xem bản thân là người tu luyện, còn có thể đề cao tâm tính, thì Sư phụ sẽ giúp chúng ta chuyển hóa đức thành công, thực sự là nhất cử đa đắc. Hết thảy những người và sự việc mà bạn vốn cho rằng đã gây tổn hại cho bản thân thì thực ra đó là đang tạo cơ hội để sinh mệnh của bản thân bạn có thể đề cao, thăng hoa và viên mãn.

Theo quan sát của tôi, hầu hết các đồng tu đã qua đời ở khu vực của chúng tôi đều trường kỳ ôm giữ tâm oán mà không buông. Tâm oán giận còn liên quan đến tâm tật đố và tâm tham. Là một đệ tử Đại Pháp, những tâm đó đều phải bỏ.

Sư phụ giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Chúng ta cần phải thời thời khắc khắc dùng Pháp của Sư phụ để đo lường bản thân, dùng tiêu chuẩn của bậc Giác giả để yêu cầu chính mình, như vậy mới có thể không ngừng đồng hóa với Pháp, mới có thể không ngừng đề cao bản thân, mới có thể trở về vũ trụ mới.

(Phụ trách biên tập: Nhậm Gia)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/9/7/481613.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/18/221275.html

Đăng ngày 05-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share