Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đường Sơn

[MINH HUỆ 03-02-2008] Trong quá trình phơi bày sự bức hại và giảng rõ sự thật, tôi đã nhận ra một số vấn đề “tiểu tiết” mà các đệ tử Đại Pháp cần chú ý. Nếu chúng ta lưu ý hơn đến các “tiểu tiết” này, chúng ta có thể cứu độ thêm các chúng sinh trong thời gian hiện nay trong khi sử dụng trí huệ và uy lực thần thánh.

Giảng chân tượng từ giác độ chính nghĩa, đạo đức và thiên lí, chứ không phải từ tự ngã hay đoàn thể nào (vấn đề sử dụng từ ngữ).

Trong một bài chia sẻ kinh nghiệm gần đây có ghi lại rằng khi một cảnh sát nói với một học viên, “mày là con chó của Sư Phụ của mày”. Học viên đó đã trả lời, “Tôi rất vinh hạnh là một con chó của Sư Phụ.” Từ bài báo này, chúng ta có thể nhận thấy sự kiên định của học viên vào Sư Phụ và vào Pháp. Nhưng mặt khác, tôi nghĩ rằng học viên có thể trả lời cảnh sát một cách khôn ngoan hơn và bao dung hơn và điều này sẽ không chỉ giúp thanh trừ nhân tố tà ác mà còn giúp người thường, bao gồm cả các cảnh sát hiểu hơn sự thực về Đại Pháp, giúp cứu độ tối đa các chúng sinh.

Ví như, học viên đó có thể nói, “Tôi tin tưởng các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và Sư Phụ chúng tôi dạy. Tôi sẽ vô cùng vinh hạnh nếu có thể bảo vệ Chân-Thiện-Nhẫn.” Như thế, một câu hỏi cá nhân sẽ được trả lời từ giác độ chính nghĩa và thiên lí. Câu trả lời này sẽ thuyết phục hơn và bao dung hơn.

Trong một chương trình truyền hình do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) sản xuất để tấn công Đại Pháp, một cảnh sát đã hỏi một bà ở nông thôn (có thể là học viên) là bà ta đến từ đâu. Người này đã trả lời, “Tôi đến từ vũ trụ.” Lúc này Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bức hại các học viên một cách tàn bạo và mọi người chưa phân biệt được cái gì là tốt và cái gì là xấu. Sau đó, nhiều người đã dùng câu trả lời này để châm chọc các học viên Đại Pháp.

Thật sự, thì điều mà người này trả lời không có sai. Tại tầng đó, điều người này nói có mang sức mạnh của tầng đó. Nhưng người khác không thể hiểu người này, bởi vì họ không ở tầng đó và những điều họ nói không mang sức mạnh của Pháp. Điều này chỉ làm cho mọi người tin rằng các học viên là “không bình thường.” Người này có thể trả lời theo một cách khác, ví như, “Tôi là một người lương thiện và vô tội đang bị bức hại.” Nói cách khác, chúng ta không thể copy lời của các học viên khác vì chúng ta không cùng trên một tầng. Hơn nữa, nếu chúng ta có cùng trên một tầng thì cũng vẫn cần phải chú ý thể hiện mình theo cách mà người thường có thể hiểu được. Sư Phụ giảng, “Quý vị không thể coi một tác phẩm nghệ thuật không đủ chín và không hoàn hảo là tốt chỉ vì nó là sở hữu của một vị Thần. Một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo với sự hiện diện của một vị Thần là điều thiêng liêng nhất.” (Giảng Pháp tại buổi thảo luận về sáng tạo nghệ thuật thẩm mỹ)

Có nhiều ví dụ tương tự như vậy. Ví dụ, sẽ tốt nếu nói là “không có gì sai nếu tôi kiên định vào niềm tin của mình” hoặc “không có gì sai nếu muốn làm một người tốt” hơn là, “Tôi không có gì sai khi tập luyện Pháp Luân Công.” Lý do là, người thường vẫn tin vào “tự do tín ngưỡng là đúng “và không có gì sai khi là một người tốt.” Nó có thể xuất hiện vấn đề chọn lựa từ ngữ khác nhau, nhưng nó cũng phản ánh cảnh giới của học viên. Nó thể hiện việc chúng ta hiểu chúng sinh được bao nhiêu và bao dung họ đến mức nào. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện mức độ chúng ta hiểu Pháp. Một lần, khi tôi đang giảng chân tượng về Đại Pháp, tôi chợt nhận ra giảng rõ sự thật là gì. Chúng ta nói về giảng rõ sự thật rất nhiều. Nhưng chân tượng là cái gì? Cái gì là bản chất của chân tượng? Điều này chỉ đơn giản là nói với mọi người về sự thực là Pháp Luân Công chính là “Chân-Thiện-Nhẫn.” Nó chỉ là một câu đơn giản, nhưng phản ánh khí phách vĩ đại của một sinh mệnh chân chính. Người thường có thể cảm nhận được năng lượng chân chính làm chấn động trời đất.

Không sử dụng ngôn từ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP).

Nhiều học viên sử dụng từ “chuyển hoá.” Đôi khi, nhiều người chúng ta cảm thấy không thoải mái vì nó do Đảng Cộng sản Trung Quốc tạo ra và sử dụng để bức hại và lăng mạ Đại Pháp. Nghĩa thực sự của “chuyển hoá” là “ép buộc mọi người từ bỏ đức tin của họ.” Do đó, khi tôi thảo luận hay viết bài về các tình huống bức hại, tôi thường nói, “anh ấy bị ép buộc từ bỏ đức tin” hay “anh ấy từ chối việc từ bỏ đức tin của mình vào ‘Chân-Thiện-Nhẫn’.” Nếu mọi người biết chúng ta ngay chính, họ sẽ không có quá nhiều thắc mắc hay sự hiểu sai. Tôi nghĩ rằng trong quá trình chúng ta giảng chân tượng, chúng ta nên cố gắng sử dụng các cách mà người thường có thể chấp nhận được. Nếu chúng ta có thể thể hiện cho mọi người thấy cái mà chúng ta làm là ngay chính nhất, thậm chí cả giọng nói, thái độ và ngôn từ chúng ta sử dụng cũng là ngay chính nhất, không phải đó cũng là giảng chân tượng?

Đối với một câu hỏi tuyệt đối, chúng ta cũng không nhất thiết phải đưa ra một câu trả lời tuyệt đối. Như trong một bài báo của một học viên có nói rằng khi một cảnh sát hỏi, “Sư Phụ của mày đã phạm sai lầm nào chưa?” Hay thỉnh thoảng một số người thường hỏi chúng tôi, “có phải những gì các vị đã từng nói là đúng tuyệt đối không?”
Nếu chúng ta nói rằng Sư Phụ của chúng ta là đúng tuyệt đối, nhiều người có thể nghi ngờ chúng ta có những suy nghĩ nổi loạn. Chúng ta có thể nói, “Một người theo đạo Thiên Chúa sẽ không nghi ngờ gì về các Thiên Thần và Chúa Jêsu. Tất nhiên tôi có thể hiểu suy nghĩ của một người vô thần như bạn.” Theo cách này, họ có thể cảm nhận được sự bao dung và sự lòng tốt của chúng ta, đồng thời chúng ta cũng tránh khỏi phải trả lời họ một cách trực tiếp. Họ đang muốn hiểu các vị Thần từ tầng thứ con người. Không có người nào là đúng tuyệt đối. Đó là một câu hỏi mà chỉ có thể được giải thích rõ ràng từ tầng thứ của các vị Thần.

Giảng Chân Tượng một cách phù hợp với nhân tình.

Nếu chúng ta có thể giảng chân tượng một cách hợp lý, thì bước đầu mọi người sẽ không phản đối chúng ta. Có một số người không muốn đọc hay xem Cửu Bình. Nếu chúng ta quá say sưa hay quá ép họ đọc nó, kết quả có thể không tốt. Có một học viên có một bài chia sẻ kinh nghiệm rất tốt về vấn đề này. Đối với những người già mà không muốn đọc cửu bình, người học viên này thường nói bằng một giọng điệu rất kính trọng: “Thưa ông/bà nhiều tuổi hơn tôi và cũng có nhiều kinh nghiệm hơn. Vậy hãy đọc các bài bình luận này như một cuốn truyện lịch sử”.

Học viên này rất đúng mực và không ép buộc người khác về việc này.

Có một học viên một lần nhận thấy rằng với con người ngày nay thì tình cảm đi trước và lý lẽ đi sau. Đa số mọi người sẽ không chấp nhận ý kiến của chư vị nếu họ không chấp nhận chư vị. Họ sẽ không quan tâm những điều chư vị nói nếu họ không thích chư vị hay cái cách mà chư vị thể hiện mình. Nó đúng như điều Sư Phụ đã giảng, “con người ngày nay rất khó cứu độ. [Dường như là] họ chỉ nghe nếu điều chư vị nói là phù hợp với tư tưởng của họ, và họ chỉ nghe nếu như chư vị nói với họ theo cách mà họ thích. Nói cách khác, nếu chư vị muốn cứu độ họ, thì họ sẽ ra điều kiện để chư vị làm việc đó.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế tại New York năm 2004).

Sư Phụ cũng dặn chúng ta nên giảng chân tượng theo chấp trước của con người. Chấp trước lớn nhất của con người hiện nay là “tình cảm”. Con người muốn được tôn trọng và ghét khi bị gây áp lực. Một số học viên có xu hướng áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đặc biệt là cho gia đình và bạn bè của họ. Họ nói những điều như là “sự hiểu biết của chư vị sai rồi” hay “làm sao mà chư vị vẫn còn hiểu nó theo cách ấy”. Họ kết luận vội vàng và làm tổn thương người khác. Ví dụ, một học viên lớn tuổi cố gắng thuyết phục chồng mình thoái đoàn thanh niên cộng sản nhưng thất bại. Sau này, tôi tìm ra nguyên nhân là do bà này đã áp đặt ý kiến đối với chồng mình.
Tôi đã đến nói chuyện với chồng bà ta. Đầu tiên tôi nói, “Ông không muốn thoái bởi vì ông không phải là kiểu người chỉ nghe theo người khác. Ông có ý kiến của mình. Tôi kính trọng những người hiểu biết như ông.” Ông ta rất vui vẻ nói chuyện với tôi, và thậm chí chơi một nhạc cụ yêu thích của ông và hát cho tôi nghe. Sau đó tôi nói, “Những điều vợ ông nói là vì muốn điều tốt cho ông. Ông nên quan tâm đến những điều bà ấy nói. Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quá đồi bại rồi nên không thể tồn tại lâu nữa. Tôi chắc rằng ông biết điều này rõ hơn tôi. Tôi cũng biết ông không phản đối thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vậy tại sao ông còn không thoái?” Ông ta gật đầu vui vẻ và nói, “OK, OK.”

Khi chúng ta có thiện tâm đối với chúng sinh, tâm hồn chúng ta trở nên rộng mở và bao dung. Chúng ta sẽ mở mang thêm nhiều các phương pháp (mà thực sự đến từ Pháp). Ví dụ, nếu đầu tiên chúng ta khen ngợi người khác, thì cuộc nói chuyện trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nếu chúng ta bắt đầu bằng chủ đề họ quan tâm, như công việc, học hành, con cái, cha mẹ hay các sở thích, họ sẽ hiểu rằng chúng ta thực sự quan tâm đến họ. Nếu chúng ta chỉ muốn nói liên tục về những thứ chúng ta muốn nói, họ sẽ cho rằng chúng ta lạnh lùng, mặc dù ý định của chúng ta là vì những điều tốt và cứu độ họ.

Trong quá trình giảng chân tượng, chúng ta cần phải liên tục đề cao bản thân. Đối với người thường, nếu họ cảm thấy chúng ta kiên nhẫn hơn và thông cảm hơn, thì họ sẽ tin tưởng rằng những điều chúng ta nói là hợp lý. Do đó, kết quả giảng chân tượng sẽ càng tốt hơn và tốt hơn, vì nó có sức mạnh của Pháp. “Vì tầng càng cao, mật độ của nó càng lớn và càng tinh tế, uy lực càng lớn.” (Chuyển Pháp Luân)

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/2/3/171667.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/2/17/94432.html

Đăng ngày 19-3-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share