Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 10-05-2024] Gần đây, một đồng tu trong nhóm học Pháp chúng tôi đột ngột qua đời vì nghiệp bệnh, khiến mỗi người trong chúng tôi đều hết sức bàng hoàng. Trong việc cứu độ chúng sinh của đệ tử Đại Pháp, việc mất đi một thành viên là một tổn thất. Nhìn lại, có thể có nhiều nguyên do khiến cô ấy qua đời, bản thân tôi nghĩ tâm oán hận chính là một trong số đó.
Mặc dù mẹ chồng cô ấy đã qua đời nhiều năm trước, nhưng cô vẫn ôm giữ tâm oán hận đối với bà. Trong các buổi học Pháp, cô nhiều lần nhắc đến việc từng bị mẹ chồng đối xử tệ bạc như thế nào, và sự oán hận này đã trở thành một nút thắt trong tâm cô. Một hôm, khi chúng tôi đang đọc Pháp, cô bắt đầu ho, cô phải lấy chai nước uống để làm dịu cơn ho. Sau đó, trước khi đi thăm gia đình ở nước ngoài, cô đi khám sức khỏe và được thông báo có khối u trong phổi. Khi tình trạng của cô trở nên tệ hơn, chúng tôi nhắc nhở cô về tâm oán hận. Cô thừa nhận nhưng vẫn không buông bỏ.
Trong kinh văn gần đây, Sư phụ giảng:
“cựu thế lực tại sao nghiêm khắc với đệ tử Đại Pháp đến thế? Một mặt là từ tâm tật đố đối với chư vị, mặt khác là coi thường những đệ tử Đại Pháp mà nhân tâm quá nhiều, quá nặng, gặp các việc không [nhận thức] theo Pháp, dùng nhân tâm xét vấn đề. Cho nên [ai] làm không tốt thì nạn sẽ lớn, trường kỳ như thế sẽ rất nguy hiểm!” (Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc)
Suy ngẫm về sự nguy hại của tâm oán hận
Ngẫm lại những năm tháng tu luyện gần đây, tôi thấy tâm oán hận gây ra hậu quả to lớn cho các đồng tu. Có rất nhiều nguyên nhân sinh ra tâm oán hận: một số là do chồng của họ ngoại tình; một số khác cảm thấy mẹ chồng hay soi mói và bất công; một số lại oán hận anh chị em, người thân và bạn bè do xung đột về lợi ích hoặc nói những lời xúc phạm mà bị tổn thương v.v. Nhìn chung, nguyên nhân thường là do những mâu thuẫn nhỏ trong gia đình hoặc với bạn bè thân hữu.
Trong những năm qua, một số đồng tu trong khu vực của chúng tôi đã qua đời hoặc ngừng tu luyện, khiến tôi có ấn tượng sâu sắc. Tôi cho rằng một trong những nguyên nhân chủ yếu chính là tâm oán hận. Khi gặp phải những vấn đề cụ thể, họ không đối đãi với chúng dựa trên Pháp, mà bằng nhân tâm. Hệ quả là những vấn đề đó trở thành những nút thắt trong tâm không thể giải quyết, rồi bị tà ác dùi vào dẫn đến những ma nạn nghiêm trọng. Những gì xảy ra với họ cũng gây ra tác động tiêu cực đáng kể đến những người xung quanh, khiến tà đảng lợi dụng họ để phỉ báng Đại Pháp và cản trở nỗ lực cứu độ chúng sinh của đệ tử Đại Pháp.
Tôi thể ngộ rằng tu luyện là một quá trình dần dần trừ bỏ các tâm chấp trước, và cũng là một quá trình để thành thục hơn. Cực thế lực lợi dụng tà đảng để bức hại các đệ tử Đại Pháp, mượn cớ là “khảo nghiệm” họ. Nếu chúng ta không xem mình là người tu luyện, và không thể kiểm soát bản thân dựa trên Pháp, thì những nhân tâm cố hữu sẽ làm chủ và chiếm thế thượng phong, khiến chúng ta có thể gặp những rắc rối không lường trước được.
Tôi viết bài chia sẻ này cũng là để nhắc nhở bản thân luôn phải tiếp thu bài học giáo huấn đau thương của các đồng tu, thời thời khắc khắc đo lường bản thân theo tiêu chuẩn của Đại Pháp, tu khứ các quan niệm và chấp trước người thường, hiểu rõ tính nghiêm túc của tu luyện, và cố gắng tận lực chiểu theo tiêu chuẩn của một người tu luyện.
Ngẫm lại về tâm oán hận của tôi
Tôi thường nghĩ mình không có tâm oán hận. Nhưng khi ngẫm lại những gì xảy ra với các đồng tu, tôi nhận ra mình nên xem lại bản thân và hướng nội tìm. Khi suy nghĩ kỹ càng, tôi nhận ra trong cách tôi tương tác với người khác có ẩn chứa tâm oán hận.
Chẳng hạn, một hôm, tôi và đồng tu chồng đi đến một khu chợ để giảng chân tướng. Lúc về, trong khi chờ xe buýt, ông ấy làm vài việc trái ý tôi, và tôi trở nên bực bội.
Một lần khác, chồng tôi bảo con gái chúng tôi đến giúp làm bánh bao. Trong lúc làm bánh, con gái tôi mở bản nhạc mà tôi không thích, còn mở rất to khiến tôi cảm thấy oán hận chồng mình, trách rằng ông ấy không quan tâm đến việc dạy bảo con gái. Sau khi con gái về rồi, tôi lớn tiếng trách móc chồng vô cảm và không khiển trách khi con gái nghe bản nhạc đó.
Năm 2020, COVID bùng phát nhanh chóng, tôi sợ phong tỏa và thiếu lương thực nên đã mua thêm ba bao gạo để sự phòng. Một ngày mùa đông năm 2023, chồng tôi hét lên: “Nhà mình có chuột và nó đã cắn thủng mấy bao gạo rồi! Hãy đến xem những bao gạo bà đã mua này.”
Tôi thấy hai trong ba bao gạo có những lỗ thủng lớn. Chồng tôi phàn nàn lẽ ra tôi không nên tích trữ nhiều gạo như vậy. Tôi biện minh rằng mình đã làm điều đúng đắn, và thật bất công khi ông ấy trách tôi. Một lần nữa, tôi lại cảm thấy bực bội.
Sau khi lên nắm quyền, ĐCSTQ đã sử dụng chiến dịch “Cải cách ruộng đất” để diệt trừ “giai cấp địa chủ”. Gia đình tôi có mấy mẫu đất, nhà neo người nên thuê người làm mà suýt nữa bị gắn nhãn phú nông, “kẻ thù giai cấp”. Sau khi thành lập công xã, ĐCSTQ tịch thu toàn bộ đất đai của gia đình chúng tôi, và chúng tôi phải kiếm sống bằng cách làm thuê cho các nông trại khác. Nghĩa trang của dòng họ chúng tôi bị giao cho nông dân ở làng khác canh tác, các phần mộ bị san bằng khiến gia đình chúng tôi không thể đến dọn dẹp khu mộ hay thắp hương cho tổ tiên nữa. Nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi không thể không oán hận ĐCSTQ.
Trong cuộc sống hàng ngày, tâm oán hận của tôi thường xuyên bộc lộ ra, và theo thói quen nó đã trở thành tự nhiên. Khi không nhận được sự đền đáp cho những nỗ lực mình đã bỏ ra; tôi cảm thấy bực bội. Khi người khác nói hoặc làm những điều bất lợi cho tôi, dù là về vật chất, tinh thần hay danh dự, tôi liền sinh oán hận; và khi có việc gì đó không phù hợp mong muốn và ý nguyện của tôi, tôi cũng sẽ oán hận.
Nhận thức sâu sắc hơn về tâm oán hận
Tôi hiểu tâm tật đố là ác, oán hận cũng là ác, vì chúng đều đi ngược với Thiện, vốn là đức. Tâm tật đố nảy sinh khi bạn không muốn người khác vượt qua mình, và tâm oán hận nảy sinh khi chúng ta phải chịu một tổn thất nào đó. Cả tâm tật đố và oán hận đều liên quan đến tư tâm. Khi người khác nói hoặc làm không phù hợp với suy nghĩ của chúng ta, chúng ta cảm thấy khó chịu, bất bình và không muốn chấp nhận nó.
Để trút giận, giải quyết nỗi bất bình hoặc tránh bị lợi dụng, chúng ta có xu hướng tìm lý do để biện minh cho những hành động không đúng đắn của mình. Đôi khi, chúng ta tranh cãi với người khác, đôi khi chúng ta chịu đựng trên bề mặt để giữ thể diện, hoặc lờ đi và không nói gì, nhưng lại cảm thấy không vui hoặc khó chịu. Khi xung đột và bất bình tích tụ lại, chúng có thể khiến chúng ta bùng nổ. Một vài người không thể chịu đựng được việc bị đối xử bất công, và khi họ không thể kềm chế, họ trút giận lên người khác, gây xích mích thị phi, tạo ra mâu thuẫn, gia tăng nghiệp lực, v.v.
Khi tâm oán hận xuất hiện, nó thường đi kèm với tâm tật đố, tranh đấu, hiển thị, v.v. Nó có liên quan đến rất nhiều chấp trước người thường. Là đệ tử Đại Pháp, thông qua tu luyện, chúng ta phải buông bỏ tất cả những nhân tâm này và chiểu theo các yêu cầu của Đại Pháp.
Tâm oán hận là một chấp trước mạnh mẽ, và là một loại biểu hiện cái tình của con người dựa trên tư tâm và tự ngã. Đây là một đặc điểm vị tư của cựu vũ trụ. Nó không chỉ được hình thành một lần, mà có thể được tích lũy và bổ sung từ vô số kiếp sống của chúng ta. Nó đã trở thành một quan niệm cố chấp, và được biểu hiện đầy đủ trong văn hóa Đảng.
Đôi khi, tôi thấy rất khó để tĩnh lại khi luyện công, và nghĩ đến những việc từng làm. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi ôm giữ oán hận khi đang luyện công? Sư phụ không thể chuyển hóa tâm oán hận thành công được. Nó có thể nghiêm trọng hơn cả “luyện tà pháp” mà Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân, và hậu quả thực sự có thể không thể hình dung nổi.
Oán hận, cũng như tất cả các chấp trước khác, là điều cấm kỵ lớn đối với người tu luyện. Bởi vì oán hận và hận thù là điều trái ngược với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn mà người tu luyện tuân theo.
Tất nhiên, khi giao tiếp với người thường, hoặc với các đồng tu, việc chúng ta có các quan điểm khác nhau về một vấn đề là điều tự nhiên. Thông qua chia sẻ, chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau và cùng đề cao. Những tương tác như vậy không có sự oán hận.
Làm sao để buông bỏ tâm oán hận
Tâm oán hận là một tâm chấp trước rất mạnh và là quan niệm ngoan cố. Muốn buông bỏ chấp trước và quan niệm người thường, chúng ta cần làm tốt ba việc mà Sư phụ yêu cầu, và đồng thời ghi nhớ Pháp bảo hướng nội tìm. Tại sao lại nói như vậy?
Trước tiên, hãy nói về việc phát chính niệm. Vì tâm oán hận là một quan niệm cố hữu tích tụ qua nhiều năm, và bởi nó là một sinh mệnh, có sự sống, nên cần phải thanh trừ linh thể bất hảo này khỏi bản thân chúng ta.
Khi phát chính niệm, chúng ta phải thanh trừ tà linh cũng như hắc quỷ và lạn thủ của ĐCSTQ, và hết thảy tà ác đang phá hoại Đại Pháp. Bởi vì những tà linh này đã hình thành trong một thời gian dài, tồn tại trong nhiều tầng thứ, nên chúng ta cần phải phát chính niệm nhiều lần để thanh trừ toàn bộ chúng. Nếu chúng ta không tiêu diệt chúng, cựu thế lực sẽ lợi dụng chúng để bức hại chúng ta.
Tất nhiêm, tâm oán hận không phải là chấp trước duy nhất mà các đệ tử Đại Pháp cần phải trừ bỏ trong khi tu luyện. Tại đây, tôi chỉ thảo luận về tâm oán hận và sự nguy hại của nó. Còn có rất nhiều tâm chấp trước mà chúng ta cần tu bỏ. Khi gặp vấn đề, chúng ta cần thanh tỉnh trước mọi niệm đầu của bản thân, và xét xem liệu chúng là nhân niệm hay chân niệm. Liệu chúng có phù hợp với Pháp lý không? Nếu là nhân niệm, chúng ta cần lập tức thanh trừ nó.
Nói thêm một chút về giảng chân tướng, cứu chúng sinh. Đó là việc mà mỗi đệ tử Đại Pháp cần phải làm. Chỉ có chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp và thể hiện tâm đại từ bi tu xuất trong Đại Pháp, chúng ta mới có thể thực sự cứu được chúng sinh. Liệu một người ôm giữ tâm oán hận, thù ghét và những niệm đầu xấu có thể cứu chúng sinh không? Nó hoàn toàn là điều không thể.
Trong khu vực chúng tôi có một đồng tu bị bắt cóc và giam giữ phi pháp trong một trại tạm giam, và bị một số ác cảnh đánh đập dã man. Nhưng cô ấy không hề sợ hãi. Một cảnh sát quát lớn: “Lột quần áo của cô ta ra và đánh cô ta đến chết!” Cô ấy nghĩ: “Mình đã buông bỏ sinh tử. Tại sao tà ác vẫn muốn lấy mạng mình? Nếu mình chết, thì làm sao có thể cứu chúng sinh được nữa?”. Ngay khi cô xuất niệm đầu này, cảnh sát thay đổi ý định và đưa cô trở lại phòng giam. Ý niệm về cứu độ chúng sinh trong thời khắc nguy hiểm đó đã cứu cô.
Một hôm, một đồng tu khác trong khu vực của chúng tôi bị đau răng dữ dội. Cô ấy đột nhiên nghĩ: “Răng của mình cũng là chúng sinh cần được cứu.” Vậy nên, cô nói với cái răng đau của mình: “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Gần như ngay lập tức, cơn đau răng của cô chấm dứt.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ cho thấy tầm quan trọng của việc nhớ đến Pháp vào những thời khắc nguy nan. Chúng ta phải học Pháp cho tốt, và dùng Pháp chỉ đạo hành động của bản thân. Khi gặp phải trở ngại, khổ nạn, hoặc khi mọi việc không như ý, miễn là chúng ta ghi nhớ Pháp lý mà Sư phụ giảng, thì tất cả chấp trước người thường, như tâm oán hận, tâm nóng giận, tật đố, v.v sẽ nhanh chóng bị thanh lý, vì Pháp là toàn năng.
Ngẫm lại, một số đồng tu qua đời vì không thể buông bỏ tâm oán hận. Là người tu luyện Đại Pháp, họ hẳn đã nhận ra tâm oán hận của mình. Tuy nhiên, có thể quan niệm người thường của họ quá mạnh, và họ không thể vượt qua được quan này. Cuối cùng, quan niệm người thường chiếm lĩnh và thống trị, và chủ ý thức của họ (phần tu luyện tốt) không thể kiểm soát được thân thể. Vì vậy, tà ác lợi dụng sơ hở này để gia tăng bức hại.
Tôi cũng ngộ ra rằng tầng thứ tu luyện, mức độ tín Pháp, sự kiên định và mức độ của khổ nạn mà một đồng tu gặp phải đều liên quan đến sự tín Sư tín Pháp và mức độ đồng hóa với Pháp của đồng tu đó.
Nếu một người không tín Sư tín Pháp, hoặc có nghi tâm, thì người đó không phải là đệ tử Đại Pháp. Họ cũng không thể thực hiện được thệ ước tiền sử đã ký kết với Sư phụ.
Việc học Pháp là rất quan trọng, và chúng ta phải học cho tốt mới có thể đề cao được. Chỉ khi chúng ta có 100% tín tâm với Pháp, chúng ta mới có thể học Pháp tốt. Nếu không học Pháp, chúng ta không hiểu Pháp và đương nhiên sẽ lạc lối khi gặp vấn đề.
Tất cả đệ tử chúng ta đều đọc Pháp và học Pháp, và biết các Pháp lý. Tuy nhiên, khi gặp vấn đề, nếu chúng ta không thể nhớ đến Pháp hoặc không hành động theo Pháp lý, thì chúng ta vẫn chưa thực sự đồng hóa với Pháp.
Chỉ có giữ vững Pháp trong tâm, vận dụng Pháp lý trong mọi lời nói và hành động thì chúng ta mới có thể thực sự đồng hóa với Đại Pháp. Sư phụ liên tục nhắc nhở chúng ta học Pháp nhiều hơn, học Pháp cho tốt. Nếu không có sự chỉ đạo của Đại Pháp, chúng ta hoàn toàn không thể tu luyện.
Sư phụ an bài mọi việc trong tu luyện của chúng ta. Vậy nên, bất kỳ khổ nạn hay mâu thuẫn nào chúng ta gặp phải trong cuộc sống đều là để giúp chúng ta đề cao. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được Sư phụ đã hy sinh và chịu đựng bao nhiêu đau khổ để thành tựu chúng ta và giúp chúng ta đạt viên mãn. Chúng ta chỉ có thể bày tỏ lòng cảm ân vô hạn đối với Ngài. Không tu trong Pháp, không trừ bỏ bất cứ nhân tâm nào, thì đều là bất kính đối với Sư phụ, đối với Đại Pháp.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/10/475789.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/20/218687.html
Đăng ngày 05-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.