Bài viết của Minh Chân và Huệ Trân
[MINH HUỆ 05-05-2024] Sau khi đọc xong bài viết hay Xã hội “người người đều xem nhau như kẻ địch” được hình thành như thế nào, tôi đã đọc hai lần. Nhưng câu nói “tiêu chuẩn đạo đức và tinh thần không cách nào khôi phục lại như trước thời đại cách mạng văn hóa được nữa”, tôi cảm thấy câu nói “trước thời Cách mạng Văn hóa” nên sửa thành “trước khi Trung Cộng cướp chính quyền”, hoặc là viết thành “thời kỳ dân quốc” thì thỏa đáng hơn. Vì Trung Cộng làm bại hoại đạo đức nhân loại, khiến con người đấu đá lẫn nhau, nên từ khi thành lập, nó đã làm như thế. Từ thời kỳ đầu đánh “Đoàn AB” đến “Chỉnh phong Diên An”, từ trước đến nay đều dùng tranh đấu, sát hại để thay thế cho truyền thống “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, “hòa vi quý” của Trung Quốc.
Có thể những người trẻ tuổi chưa trải qua những việc ấy cho rằng từ sau Cách mạng Văn hóa thì đạo đức của toàn bộ người Trung Quốc mới bị bại hoại.
Tháng 11 năm 1949 khi Trung Cộng chiếm lĩnh Trùng Khánh, tôi mới mười tuổi, học tiểu học lớp năm. Trung Cộng một mặt tiến hành giáo dục văn hoá đảng, quán triệt “nghe lời của đảng”, tiểu học cũng không nằm ngoài. Cưỡng chế truyền bá cho trẻ em rằng: Trung Cộng phục vụ cho công nhân, nông dân; giai cấp bóc lột như địa chủ, nhà tư bản đều lòng dạ độc ác. Thầy giáo giảng: công nhân tình nguyện làm việc trong các công xưởng quốc doanh dù mức lương thấp, đều không muốn làm cho các nhà tư bản. Tổ chức cho xem vở kịch “Bạch mao nữ”, tổ chức đến các “cô nhi viện” gần trường học mở hội đấu tố phê bình, nói là “nữ tu sỹ Cơ đốc giáo ăn thịt trẻ em”, nói dưới giếng sâu có rất nhiều thi thể của trẻ con, khơi dậy sự thù hận với các nữ tu sỹ Cơ đốc giáo ngoại quốc.
Năm 1950-1951, Trung Cộng tiến hành “cải cách ruộng đất”, “trấn phản”, “túc phản”, “đàn áp các môn đạo phản động” (đàn áp tôn giáo). Các loại vận động đều đã giết rất nhiều người Trung Quốc. Trường học phải tổ chức các hội phê phán cho học sinh tham gia, cho học sinh xem “Gõ bình cát” (xử bắn người), thuần túy là để tiến hành huấn luyện khủng bố.
Trường học cũng tổ chức hoạt động đánh địa chủ
Tôi nhớ một người bạn học lớn hơn tôi một tuổi hồi năm lớp sáu, đã đứng giữa đại hội do trường học tổ chức mà phê phán bố mẹ mình là địa chủ bóc lột nông dân. Khi ấy, tôi cảm thấy rất kỳ lạ: Sao lại có thể mắng chửi bố mẹ của mình kia chứ? Ấn tượng cũng rất sâu đậm.
Vào năm 1953 “tam phản ngũ phản”, tổ công tác khu đã gọi bốn chị em nhà chúng tôi đến họp, yêu cầu chúng tôi vạch rõ ranh giới, giao ra hết tất cả tiền bạc trong nhà. Tôi cũng về nhà lục tung cả nhà tìm vàng bạc, thật sự không có thì mới kết thúc.
Khi ấy, hiệu trưởng trường chúng tôi thường có câu cửa miệng: “Các bạn học của tôi”, cũng bị phê phán, nói bạn học không phải là cậu, là đảng. Còn nói giáo viên môn hóa lấy trộm ống nghiệm.
Năm 1955, tôi học trung học, Trung Cộng phê phán “tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong” trong những phần tử trí thức, gọi các nhóm học sinh cán bộ đến trực ban, nghe lén những “ngôn luận phản động” của giáo viên bên ngoài cửa sổ phòng giáo viên. Khi ấy tôi là lớp phó học tập của lớp, cũng bị liệt tên, đến trực ban hai giờ đồng hồ bên cửa sổ phòng giáo viên hai tiếng. Đương nhiên không nghe thấy gì cả, cũng không thể có gì được.
Năm 1957, sau “đấu tranh phản hữu”, căn bản giữa người với nhau lại càng không dám nói lời chân thật.
Thực ra, khiến con cái đấu với cha mẹ, học sinh đấu với giáo viên, đều không phải là vào thời “Cách mạng văn hóa” mới bắt đầu, mà sớm đã có rồi, chỉ là vào thời “Cách mạng văn hóa” thì càng điên cuồng hơn thôi.
Tôi bị khẩu hiệu “Ba năm xây dựng nông thôn mới” của Trung Cộng mê hoặc mà đi về vùng nông thôn. Vốn dĩ nông dân rất chất phác, coi trọng nhất là tình thân, cũng bị Đảng giáo dục (thực ra là bị bức ép) thành không nhận cả lục thân.
Ở nông thôn, người cùng một thôn phần nhiều đều là quan hệ họ hàng, đều quan tâm yêu thương lẫn nhau. Nhưng dưới sự “giáo dục” của đảng, căn bản cũng không còn coi trọng tình thân nữa, hoàn toàn biến thành công cụ phục tùng cho Đảng. Thời Đại nhảy vọt năm 1958, buổi tối tăng ca thậm chí còn thâu đêm suốt sáng, có khi buổi tối còn họp đến rất khuya, có người ngủ gật liền bị phê bình, gọi là “giơ cờ trắng”, không coi trọng tình thân gì nữa.
Sau năm 1959, mọi người đều không được ăn no. Hồi ấy, nông thôn Xuyên Đông mỗi ngày mỗi nông dân nói là được cho hai lạng lương thực, mỗi tháng định lượng sáu cân được phát đến nhà ăn công cộng, nhưng có lúc không có, hoàn toàn là canh đại dương với chút xíu lương thực nổi lềnh bềnh, nhìn không ra là thức ăn, thật đúng là “chảo canh trong xanh đầy nước” (không phải “cơm tập thể”).
Trung Cộng sợ nông dân trộm đồ mang đi nấu, liền thực hành “cấm lửa”, khiến nông thôn trở về cuộc sống nguyên thủy. Cấm dùng lửa, nông binh nếu phát hiện có nhà nào có ánh lửa, liền kéo ra phê bình đấu tố, chính là đánh, phần lớn là đổ nước sôi vào chân — dân quân cũng hạ thủ được với cả người cùng làng.
Sau này, nông dân chết đói rất nhiều. Vì để tránh việc nông dân trộm hạt giống ăn, nên trước hết đem ngâm hạt giống đậu tằm, đậu hà lan vào nước tiểu rồi trộn với phân tro, rồi mới trồng xuống đất. Có người thật sự đói không chịu nổi, đành bới dưới đất lên để ăn, nhưng bị tố cáo hoặc bị dân quân bắt đi, lập tức ăn một trận đánh, thậm chí có nơi còn dùng dây thừng treo lên cột đi diễu hành thị chúng, nói là “phá hoại sản xuất”. Những hành vi tàn bạo này trước đây là tuyệt đối chưa ai nghĩ ra.
Bị chết đói nhưng lại không dám quan tâm yêu thương cùng vượt qua hoạn nạn, còn nghe lời đảng mà đấu với nhau, chấp hành chính sách hại chết người. Chủ nghĩa cộng sản là do hận cấu thành, trước cách mạng văn hóa, Trung Cộng sớm đã gieo “hận” sâu trong lòng toàn dân Trung Quốc, xã hội “người người như địch”, sớm đã được hình thành rồi.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/5/476016.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/7/219416.html
Đăng ngày 31-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.