Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 22-08-2024] Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, có trụ sở chính tại New York, là đoàn nghệ thuật âm nhạc cổ điển và múa cổ điển Trung Quốc hàng đầu thế giới. Dưới sự dẫn dắt của đích thân Sư phụ Lý Hồng Chí, Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun đã từ không thành có, từ một đoàn lên tới tám đoàn, từ Hoa Kỳ ra đến toàn thế giới. Không chỉ tạo ra phông nền động công nghệ cao đầu tiên trên thế giới, Shen Yun còn trình diễn tuyệt kỹ “thân dẫn tay, hông dẫn chân” đã thất truyền từ lâu trên vũ đài thế giới. Trong mùa diễn 2024, tám đoàn Shen Yun đã biểu diễn tổng cộng 810 suất diễn tại hơn 200 thành phố ở 20 quốc gia trên năm châu lục, mang đến phúc lành cho hơn một triệu khán giả tại các nhà hát trên khắp thế giới.

Shen Yun đã vươn lên từ hoàn cảnh khốn khó cái gì cũng không có, không có nhân lực, không có tiền, không có vật chất, trước tình hình nghệ thuật biểu diễn toàn cầu nói chung đang xuống dốc. Với sức mạnh của tín ngưỡng, Shen Yun đã bất ngờ nổi lên, chỉ trong vài năm ngắn ngủi đã sáng tạo nên hàng loạt kỳ tích đáng kinh ngạc. Điều này cũng khiến Trung Cộng ban đầu dự tính “tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng” rơi vào tình thế như gà mắc tóc, sốt sắng muốn trừ bỏ Shen Yun càng sớm càng tốt.

Trung Cộng chỉ đạo tất cả các đại sứ quán và lãnh sự quán ở nước ngoài, mua chuộc một lượng lớn các hãng truyền thông nước ngoài và phái đi vô số đặc vụ, gián điệp can nhiễu phá hoại các chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của Shen Yun. Gần đây, Trung Cộng còn mua chuộc cá biệt một số cựu học viên Fei Tian và cựu diễn viên Shen Yun nhằm công khai chỉ trích, bôi nhọ Shen Yun trên truyền thông nước ngoài, hòng kích động thù hận. Dưới đây, tôi xin chia sẻ một số nhìn nhận ​​từ góc độ tu luyện.

Sóng lớn cuốn cát đi là quá trình tự nhiên

Ở bất kỳ trường học nào trên trái đất này, từ tiểu học lên trung học cơ sở, từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông, từ trung học phổ thông lên đại học, đều có một quá trình chọn lọc mạnh thắng yếu loại. Không thể nào ai cũng đỗ hết vào một trường đại học danh tiếng, cũng không thể nào ai cũng trở thành ngôi sao lớn. Tương tự, các học viên ở Học viện Nghệ thuật Fei Tian cũng không thể nào cả 100% đều đáp ứng được tiêu chuẩn diễn viên chính thức của Shen Yun. Các diễn viên của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn nữa, thì cũng sẽ bị loại. Cũng như trên mảnh đất màu mỡ, không phải cứ cái gì sinh trưởng được thì đều là lúa, mà sẽ có cả cỏ dại cũng mọc lên.

Như mọi người biết, Shen Yun không chỉ là một đoàn biểu diễn, mà hầu hết các diễn viên còn là người tu luyện. Thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền pháp ở Ấn Độ cổ đại, trong các đệ tử xuất gia của Ngài cũng có người không tuân thủ giới luật nơi cửa Phật mà rời đi, thậm chí còn có những kẻ phản bội Phật môn như Đề Bà Đạt Đa (Devodatta). Thời Chúa Jesus truyền giảng, môn đồ Judas của Ngài đã phản bội Chúa chỉ vì 30 đồng bạc. Bức tranh sơn dầu nổi tiếng thế giới “Bữa tiệc cuối cùng” đã lột tả những biểu cảm khác nhau của 12 môn đồ sau khi Chúa Jesus phán rằng: “Một người trong các con sẽ phản bội ta.”

Trong Kinh Thánh còn có dụ ngôn về Chúa Jesus gieo hạt: Có hạt rơi bên vệ đường, rồi bị chim bay đến ăn; có hạt rơi trên đất đá, mà đất lại chẳng được bao nhiêu, lại mọc lên ngay được, nhưng vì đất không sâu, khi mặt trời lên, chúng bị phơi nắng đến khô héo vì vốn không có rễ; có hạt rơi vào bụi gai, cây gai mọc lên làm chúng mắc kẹt; nhưng có hạt rơi vào chỗ đất tốt, không ngừng đơm hoa kết trái, có chỗ trổ nhiều gấp cả trăm lần, có chỗ sáu chục, có chỗ ba chục lần.

Chúa Jesus khai thị bằng dụ ngôn gieo hạt giống rằng: Ai nghe được Đạo của Thiên quốc mà không lĩnh ngộ, thì ma quỷ sẽ đến cướp đi hạt giống đã gieo trong tâm người ấy, ấy là hạt giống được gieo nơi “đất vệ đường”. Còn hạt giống được gieo trên “đất đá” là người như thế này: anh ta nghe được đạo thì lập tức vui mừng tiếp thụ, nhưng vì không có rễ nên chẳng trụ được lâu, hễ gặp hoạn nạn hay bị bức bách vì đạo thì liền từ bỏ. Còn hạt giống gieo vào “bụi gai” là người đã nghe được đạo, nhưng vì những ưu lo đời này và sự mê hoặc của giàu sang mà uốn nắn đạo, nên không không kết trái được. Hạt giống được gieo vào “đất tốt” là người nghe đạo liền lĩnh ngộ, tất nhiên sẽ kết trái, có hạt kết trái nhiều gấp trăm lần, có hạt gấp sáu chục, có hạt gấp ba chục lần.“

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi tập đoàn chính trị lưu manh của Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công, người đầu tiên tiến hành cái gọi là vạch trần và phê phán trên kênh truyền thông dối trá “Nhất Ngôn Đường” cũng là mấy kẻ bại hoại tay trong ở Trường Xuân từng viết “huyết thư” gửi Sư phụ, còn thề thốt phải tu đến cùng. Đến hôm nay, trong các lớp tẩy não các nơi ở Đại lục, cũng vẫn có một số “Judas” tà ngộ, vẫn đang trợ giúp tà đảng Trung Cộng cưỡng bức “chuyển hóa” những học viên Đại Pháp kiên định với tín ngưỡng của họ.

Căn cơ khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau

“Đạo Đức Kinh” nói: “Thượng sỹ văn đạo, cần nhi hành chi; trung sỹ văn đạo, nhược tồn nhược vong; hạ sỹ văn đạo, đại tiếu chi, bất tiếu bất túc dĩ vi đạo.” Sư phụ trong “Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002]” cũng giảng rằng các đệ tử Đại Pháp có ba bộ phận, trong đó, tuyệt đại đa số các học viên thuộc bộ phận thứ ba là chưa từng kết duyên trực tiếp với Sư phụ trong lịch sử. Lần truyền Pháp này, cửa đã mở, cựu thế lực không ngăn trở nên họ tiến vào. Còn làm không tốt cũng là xuất hiện ở bộ phận học viên thứ ba này, do làm không tốt, nên bức hại càng nghiêm trọng, vì thế khiến hình thế Đại Pháp trông như bị bức hại vô cùng hiểm ác.

Kỳ thực, khá lâu trước khi cuộc bức hại bắt đầu, Sư phụ đã cảnh tỉnh những học viên ôm giữ chấp trước căn bản không chịu buông rằng:

“Đại Pháp có thể cứu độ hết thảy chúng sinh, đối mặt với sự thật vĩ đại, thì thậm chí cả những cái gọi là sinh mệnh cao tầng vốn chui vào tam giới và vốn ở trong tam giới đang phá hoại Đại Pháp cũng không phủ nhận nổi. Như thế đưa đến một vấn đề đang biểu hiện ra trong người thường, ví như có một số người nguyên từ đầu phản đối Đại Pháp hoặc không tin Đại Pháp mà nay đến học luyện Đại Pháp. Đại Pháp có thể độ hết thảy chúng sinh, tôi không phản đối bất kỳ ai đến học, tôi chính là đưa Đại Pháp ra truyền cho chúng sinh, mấu chốt là những người kia trong tâm không nhìn nhận tôi là Sư phụ chân chính của họ, mục đích học Đại Pháp là lợi dụng Đại Pháp để bảo hộ những thứ mà bản thân họ không buông bỏ trong tâm cũng như những gì đó trong tôn giáo, hoặc Thần trong tâm của họ. Ấy là hành vi trộm Pháp.” (Đại Pháp không thể bị lợi dụng, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Vì bộ phận học viên này căn cơ kém, nghiệp lực lớn, ngộ tính thấp, năng lực chịu đựng và nhẫn nại đều cực kỳ hữu hạn, nên thường không trụ được trước các loại khảo nghiệm sóng gió, không chịu đựng được các loại gian khổ trở ngại, cũng không trụ vững được trước đủ thứ cám dỗ của danh lợi. Cũng như “trung sỹ” và “hạ sỹ” mà Lão Tử giảng, cũng như hạt giống gieo bên vệ đường, trên đất đá, và trong bụi gai mà Chúa Jesus giảng, hễ gặp ma nạn và áp lực, họ liền lùi bước, thậm chí đi sang phía phản diện.

Tôi nhớ trong cuốn “Câu chuyện tu luyện của Phật Milarepa (Mật Lặc Nhật Ba)”, Sư phụ của ông, vì để trừ sạch tội nghiệp sâu nặng mà ông đã mắc nợ trong quá khứ, đã ba lần sai ông một mình vác đá từ chân núi lên đỉnh núi để xây nhà, sau đó còn cố ý tìm cớ khiến ông xây lên rồi lại đập đi, đập rồi lại xây; xây rồi lại đập. Cho dù trên lưng có ba vết loét lớn đầy máu mủ, nhưng Milarepa vẫn không được nghỉ làm việc. Có lần, Sư phụ của Milarepa đột nhiên nổi trận lôi đình với ông, không vì lý do gì, còn vô duyên vô cớ mắng nhiếc thậm tệ, thượng cẳng chân hạ cẳng tay với ông, thậm chí còn đuổi ông ra khỏi Hội Cung Luân trước mặt mọi người không biết bao nhiêu lần. Điều đó khiến Milarepa xấu hổ không biết giấu mặt vào đâu, đến mức nhiều lần đã nghĩ đến tự sát. Cuối cùng, lại vẫn là Lama Oba (Nga Ba Lạt ma) khuyên can, cảnh báo ông rằng tự sát là có tội giết Phật, lúc ấy, Milarepa mới từ bỏ niệm đầu tự sát.

Đâu ngờ rằng, Sư phụ của Milarepa chỉ là thông qua phương pháp khổ hạnh này để tiêu trừ tội nghiệp sâu nặng mà ông đã gây ra qua bao đời, nếu ông có thể chịu đựng được chín lần đại thống khổ, đại cực hình, thì liền có thể lập tức thành Phật, vĩnh viễn không còn chịu cái khổ của luân hồi địa ngục nữa. Chỉ tiếc là vì Sư mẫu mềm lòng mà chút xíu tội nghiệp còn lại chưa thanh trừ kiền tịnh được, vì thế mà trong giai đoạn tu hành sau này, Milarepa phải chịu cái khổ của đói khát mà người thường khó có thể tưởng tượng được. Cũng như Đường Tăng sang Tây phương lấy kinh phải trải qua chín lần chín tám mốt nạn, thiếu một nạn cũng không được, đều phải bù đủ. Chẳng thể ngờ rằng yêu cầu nghiêm khắc của các giảng viên Fei Tian đối với học viên lại trở thành cái cớ để một số người công kích Shen Yun.

Tuy vậy, cuối cùng Sư phụ của Milarepa cũng dặn dò ông: Về muôn vàn khổ nạn của Tổ sư Đế Lạc Ba (Tilopa) và Đại sư Na Nặc Ba (Naropa), cũng như đủ loại cực hình mà ta đã gây ra cho con, những phương pháp này không ích gì với người có căn cơ thấp hơn sau này, cho nên không thể dùng được nữa.

Về việc các diễn viên vũ đạo Shen Yun bị thương trong quá trình huấn luyện, biểu diễn, đây là hiện tượng phổ biến không đáng nói ở bất cứ trường nghệ thuật hay nhóm biểu diễn nào. Đặc biệt là ở Trung Quốc đại lục, diễn viên vũ đạo nổi tiếng và nhà vô địch thể dục thể thao thế giới nào mà chưa từng chịu đau đớn và bị thương?

Ngày 27 tháng 7 năm 2008, trong buổi diễn tập cho lễ khai mạc Olympic do Trương Nghệ Mưu đạo diễn, Lưu Nham (Liu Yan), nhà vũ đạo nổi tiếng tốt nghiệp Học viện Múa Bắc Kinh, do bất cẩn mà ngã từ sân khấu cao ba mét, đập gáy xuống đất, rồi bị gãy đốt sống cổ, xương chậu vỡ nát.

Vận động viên nhảy cầu Đổng Minh được tuyển vào đội nhảy cầu Phục Minh Hà từ lúc 6 tuổi. Trong một lần thi đấu, vì cứu đồng đội mà cô không may bị ngã xuống từ vị trí cao và bị liệt tứ chi. Để ngăn cô khiếu nại, cơ quan chính quyền Trung Cộng đã cử người chuyên môn giám sát khu nhà của cô 24/24 trong mười năm liền. Sau này, để đăng ký tham gia Thế vận hội Olympic, Trung Cộng đã lập tức đổi thủ thuật, chỉ định cô làm người rước đuốc cho Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 và làm đại sứ hình ảnh cho Thế vận hội Paralympic Bắc Kinh 2008, còn được Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo tiếp kiến.

Trung Quốc còn có cựu nữ vận động viên thể dục dụng cụ Sang Lan, cũng rơi vào tình huống tương tự, v.v.

Lại nói các giảng viên múa Shen Yun hết sức nghiêm khắc với học sinh trong quá trình huấn luyện thì cũng không có gì đáng để dị nghị. Người ta thường nói: “Thầy nghiêm dạy ra trò giỏi”, người xưa có câu: “Hoa mai thơm nhờ cái lạnh buốt giá, bảo kiếm sắc nhờ mài kỹ”. Một đoàn lưu diễn thế giới, nếu như không có quản lý nghiêm khắc, không có huấn luyện khắc khổ, thì sao có thể đạt đến danh tiếng toàn cầu, sao có thể trở thành nghệ thuật vĩ đại nhận được làn sóng khen ngợi tới tấp?

Cứ nhìn Trung Quốc đại lục xem, tháng 6 năm 2023, một cậu bé 8 tuổi ở Thanh Đảo đã bị huấn luyện viên đánh chết sau khi mẹ cậu đưa đến một trường võ thuật. Những vụ việc xấu ác như thế, cũng như những trường hợp đánh đập, mắng mỏ, và nhục hình học sinh trong huấn luyện quân sự trên cả nước nhiều vô số kể, không thể kể hết từng vụ. Không biết những người vạch lá tìm sâu, nhặt xương trong trứng, nói mà không nghĩ ấy có dụng tâm gì khác.

Chỉ có kẻ không biết ơn mới lấy oán báo ân

Từ xưa đến nay, tri ân báo ân vẫn là đức tính truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa. Ngạn ngữ có câu: “Một ngày là thầy, cả đời là thầy”, đệ tử Quy cũng có lời răn kinh điển “Muốn báo ân, phải quên oán; Báo oán ngắn, báo ân dài”. Huống hồ quạ còn có nghĩa trả ơn cho ăn, dê còn biết đền ơn cho bú.

Như chúng ta đã biết, trong lịch sử Trung Quốc có tích “Bữa ăn ngàn vàng”. Đại tướng quân Hàn Tín thay Lưu Bang bình định thiên hạ, lúc tuổi nhỏ chưa thỏa chí, hoàn cảnh khó khăn, ông thường ôm bụng đói ngồi câu cá dưới thành. May thay, bên bờ sông nơi ông câu cá thường có các bà mẹ ra giặt đồ, trong đó có một vị vô cùng thương cảm Hàn Tín, thường mang đồ ăn ở nhà đến cho Hàn Tín ăn đỡ đói lòng. Hàn Tín cảm kích nói, sau này con nhất định sẽ báo đáp ân huệ của bà. Bà không đồng tình nói: “Ta cho con ăn vì thương hại công tử, chứ không phải vì tham hồi báo sau này của con.” Sau này, Hàn Tín đã đổi tước hiệu từ Tề Vương thành Sở Vương để tỏ lòng nhớ ơn bà mẹ ấy, còn ban thưởng ngàn vàng để báo ơn bà đã cho cơm ăn năm ấy. Từ đó, câu chuyện này đã trở thành giai thoại thiên cổ, tục gọi là “Mang ơn một giọt, báo ơn cả dòng.”

Tất cả sinh viên thi đậu vào Đại học Feitian đều được miễn toàn bộ học phí, cũng như chi phí ăn ở, trang phục. Không những vậy, ngay cả tiền tiêu vặt của sinh viên cũng là Sư phụ Lý Hồng Chí lấy tiền xuất bản sách của mình ra cấp phát. Ngoài ra, diễn viên thực tập của Shen Yun còn nhận được tiền trợ cấp hàng tháng, nếu không tiêu hết thì có thể gửi về nhà cho bố mẹ. Những diễn viên cá biệt đã rời bỏ Shen Yun không những không giữ tâm cảm ân, không biết đủ mà tích phúc, lại còn vong ân phụ nghĩa, lấy oán báo ân; còn công khai bôi nhọ, tùy tiện bóp méo về Sư phụ và Shen Yun trên truyền thông cá nhân, còn nhận lời tham gia cuộc phỏng vấn đầy thành kiến với kênh truyền thông “New York Times”; thậm chí đảo lộn trắng đen, hết sức ác ý mà đem đánh đồng Đại Đạo Chính Pháp cứu độ hàng triệu người với thứ tà giáo thực sự giết hàng triệu người. Đó là bất nhân bất nghĩa, là đánh mất lương tâm, đánh mất đạo đức lương tri tối căn bản để làm người.

Hiện nay, cuộc bức hại của chính quyền Trung Cộng tà ác đối với nhóm tín ngưỡng Pháp Luân Công, từ chỗ công khai trong nước, che giấu ở nước ngoài, đã mở rộng thành công khai ở nước ngoài ─ từ ngấm ngầm chuyển sang công khai, từ báo đảng chuyển sang truyền thông cá nhân, những tưởng dùng đặc vụ tiềm phục trong nội bộ học viên để tạo ra đủ loại hỗn loạn, hòng tiếp tục chia rẽ, giải thể học viên Pháp Luân Công; đồng thời tố giác vu cáo với chính quyền Mỹ, mưu đồ mượn dao giết người.

Tuy nhiên, “Ma cao một thước, Đạo cao một trượng”. Cách đây không lâu, hai đặc vụ của Trung Cộng hiệp trợ Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công xuyên quốc gia đã phải nhận tội tại Tòa án Liên bang Quận Nam New York, và sẽ phải đối mặt với mức án tối đa là 25 năm tù giam. Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã nhất trí thông qua Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công. Người tín Thần và người không tín Thần có nhận thức khác nhau về thế giới và sự vật, đó cũng là một phần của hiện thực khách quan. Song, Thần sẽ không vì con người không tin mà không tồn tại nữa, Thiên Đạo cũng như vậy.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/22/481085.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/26/219679.html

Đăng ngày 28-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share