Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục
[MINH HUỆ 12-04-2024] Gần đây, khi học Pháp hướng nội tìm bản thân, tôi có một vài thể hội mới.
Sư phụ giảng:
“Có những người lúc bắt đầu tu luyện thuở đầu, tâm rất kiên định. Nhưng có người mà các loại chấp trước hình thành trong thời gian dài, trong tu luyện cũng rất khó buông bỏ, thời gian lâu rồi, có những người bèn phóng túng chính mình…” (Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc)
Tôi chính là trường hợp này, trong ba việc mà đệ tử Đại Pháp nên làm, tôi không thể bảo trì một mạch tinh tấn, sát sao thì ít, phóng túng lại nhiều, thường hay ở trong trạng thái không khởi tinh thần lên được. Đối với loại giải đãi này, tôi có cảm giác bất lực, không thể nhận thức rõ ràng rằng đây là một loại “ma nạn”, không thể dùng chính niệm kiên định để nghiêm túc phủ định và đột phá nó.
Giai đoạn này tôi ngộ ra rằng: đây là điều mấu chốt cuối cùng, chính là yêu cầu người tu luyện không được phóng túng, ngàn vạn lần không được phóng túng. Quay ngược trở lại mà nhìn, có những chấp trước chủ yếu nào đã hình thành trong thời gian dài mà chưa buông bỏ được, khiến tôi phóng túng tu luyện đây?
Mấy hôm trước, đọc được bài viết thể hội của đồng tu về phương diện “oán”, tôi đã suy nghĩ về vấn đề của bản thân. Đột nhiên cảm thấy có một lớp vỏ bọc được mở ra, lộ ra một khối “oán” lớn, trong khi trước đây tôi không nhận thức rõ ràng về nó. Khi cẩn thận hướng nội tìm, tôi lại thấy trong các phương diện của rất nhiều sự việc đều thể hiện ra cái “oán” này.
Dùng một câu để khái quát cái oán này thì chính là cố thủ nhân niệm của bản thân, nó có những biểu hiện nào đây? Chính là điều gì phù hợp với mình thì vui vẻ, còn không thì bất mãn. Ví như, không được thỏa mãn được dục vọng (nghe lời dễ nghe); không hợp với ý thích bản thân; tâm không sao cân bằng được; bất mãn với những phương diện mà mình chưa bằng người khác; bất mãn với khuyết điểm của bản thân; chấp trước vào thời gian khi hình thế cuộc bức hại vẫn kéo dài; học Pháp không nhập tâm; luyện công không khởi được tinh thần thì rơi vào trạng thái bất lực; giảng chân tướng gặp mâu thuẫn thì nổi cáu, chán nản; phối hợp với đồng tu mà bị oán hận thì bất mãn, v.v… Trên thực tế, một khi có bất mãn, hễ không vui thì chính là đã không phù hợp với tiêu chuẩn của người tu luyện, chính là chấp trước rồi. Chưa học Pháp tốt thì không thể chân chính từ trong Pháp mà nhận thức Pháp; khi làm việc sẽ hồ đồ bị chấp trước dẫn động.
Cái oán này vốn đến từ tư, tình, tật đố, cũng là nghiệp lực tích lại từ đời đời kiếp kiếp. Khi ta tu thì nó sẽ bị tiêu diệt; ta tu thì sẽ bị nó cản trở. Không buông xuống, càng tích càng dày, nó càng thao túng bạn dễ dàng. Một niệm xuất ra sẽ phân định ra Thần hay người, không xuất ra chính niệm thì chính là nhân niệm, khiến người ta thường bị vây hãm trong cái nạn “phóng túng”, không có chính niệm thì không thể hạ quyết tâm tu. Trong bất lực mà càng thỏa mãn tâm an dật, không nghiêm túc xem nó là tâm chấp trước để hạ quyết tâm tu bỏ. Chính là bằng với không muốn bước qua ma nạn này. Không muốn tiêu cái nghiệp này.
Xem xét lại gốc rễ của các loại tâm chấp trước, đều là “tư”, đều chuyển động xung quanh cái “ngã”. Vị tư là đặc tính của cựu vũ trụ, tại chốn con người này lại là tư cộng với tình mà hình thành nên các loại quan niệm của con người. Điều trở ngại người tu luyện đồng hóa Pháp để sang vũ trụ mới đều là chấp trước, là ma nạn, trong nạn không chịu dứt bỏ thì không cách nào đề cao.
Sư phụ giảng:
“…mặt khác là coi thường những đệ tử Đại Pháp mà nhân tâm quá nhiều, quá nặng, gặp các việc không [nhận thức] theo Pháp, dùng nhân tâm xét vấn đề. Cho nên [ai] làm không tốt thì nạn sẽ lớn, trường kỳ như thế sẽ rất nguy hiểm!” (Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc)
Vì sao lại nguy hiểm? Tôi có thể thể ngộ rằng, phóng túng thì không cách nào làm được “Tu luyện như thuở đầu” (“Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc”)
Không học Pháp tốt, không nhập tâm, thì trong tu luyện làm không tốt, cũng không đạt được ý chí chân tu thực tu. Nếu như không phải trạng thái “phóng túng”, thì là trạng thái chịu khổ, có thể thoải mái chăng? Thân thể không thoải mái, tâm cũng chẳng thoải mái. Ấy là phải có thể nhẫn nại với hết thảy, không an dật. Khi không buông bỏ được liền cảm thấy tu luyện thật khó. Chính là nghiệp lực khiến bạn thấy “khó chịu”, không để cho bạn buông bỏ, thật sự có ý chí mới buông bỏ được.
Thoải mái, khó chịu có lẽ cũng là sinh mệnh sống, so với Pháp lý của vũ trụ thì là phản lý với lý của con người. Bạn phóng túng thì sẽ đưa vào cơ thể vật chất của bạn một loại cảm thụ thoải mái, bạn tinh tấn trừ bỏ chấp trước thì sẽ cho bạn một cảm giác khó chịu, thậm chí cảm thấy như xẻo tim khoan xương. Trong mê, trong phản lý, xem bạn tu thế nào. Khi tôi không thanh tỉnh thì dễ coi nhân tâm thành bản thân, mãi không đề cao được. Nghiệp lực đã theo bạn đời đời kiếp kiếp, đã tồn tại trên nhục thân của bạn một cách vô cùng “tự nhiên”, nếu không chú ý sẽ không phát giác được, không phát giác ra thì sẽ bị nó dẫn động. Chiểu theo yêu cầu của Pháp, tu luyện là ngược dòng mà lên, tôi ở đó phóng túng, an dật thì có ngược dòng nổi không? Chính là không tu.
Tôi cần phải nỗ lực, đồng tu chúng ta cần phải cùng nhau tinh tấn trong Pháp.
Tầng thứ có hạn, có điều gì không ở trong Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/12/475141.html
Đăng ngày 28-07-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.