Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 15-03-2024]
Tối hôm qua, tôi đến nhóm học Pháp thì vừa lúc gặp mẹ tôi đi chợ về qua. Bà không về nhà mà đi thẳng đến nhóm học Pháp. Mẹ nói với tôi rằng bà mua một túi củ cải lớn, còn nói nó ngon thế nào thế nào, giá lại rất rẻ, bảo tôi mang về nhà để, hôm sau cầm đến cho bà vì bà không thể xách lên gác được. Tôi nghe thấy thế thì bực bội nói: “Con không cầm đâu. Con đã nói với mẹ rồi, không nên mua thêm, mà mẹ vẫn cứ mua!” Tôi biết bà tham chấp vào giá rẻ. Bà nghe xong có vẻ không vui, bảo tôi: “Mẹ mua để đỡ phiền các con mua giùm mẹ, mẹ không muốn làm phiền người khác”. Tôi thấy mẹ không vui, liền nhanh chóng hướng nội tìm ở bản thân.
Tôi không nên như vậy với mẹ, một bà lão đã 80 tuổi mất công đi đến còn bị tôi nói cho một trận. Ít nhất thì tôi đã không làm được thiện. Hơn nữa, tôi vẫn chưa bỏ được tật xấu là bùng nổ ngay lập tức; vừa nghe mẹ nói mua một túi lớn, tôi liền không vui, tự nhủ: “Đã bảo không mua mà vẫn cứ mua, còn muốn mình mang lên gác cho nữa”. Tôi nhận ra mình có tâm sợ mệt, sợ phiền toái, không sẵn sàng giúp đỡ người khác. Tôi biết tôi không chỉ có tâm ngại phiền bản thân, mà còn có tâm sợ phiền đến người khác.
Học Pháp xong, mẹ tôi ra về. Một đồng tu nói: “Mua rẻ thì có gì sai? Cũng không thể thấy đồ rẻ không mua, rồi tốn nhiều tiền đi mua đồ đắt sao?” Tôi không tranh cãi nữa.
Sư phụ giảng:
“Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã
Tranh thậm ma“Tạm dịch:
“Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa”
(Thùy Thị Thùy Phi, Hồng Ngâm III)
Nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ với đồng tu kia một chút, bởi vì tôi cho rằng cô ấy không đúng. Tối về nhà nằm trằn trọc, tôi nghĩ: Cô ấy vì sao lại nói vậy nhỉ? Có chấp trước nào mình cần tu đây?
Sau khi luyện công buổi sáng xong, tôi mới ngộ ra, tôi có tâm tham rẻ hay không? Đúng rồi. Khi đi siêu thị mua đồ, chẳng phải tôi cũng cái gì rẻ mới mua, không rẻ không mua đó sao? Không cần biết có nhu cầu hay không, cứ thấy rẻ là tôi mua. Lúc mang áo khoác đến tiệm giặt đồ, chẳng phải tôi đã đến một số cửa hàng và hỏi giá sao? Tiệm nào rẻ hơn thì tôi giặt. Vậy chẳng phải cũng là tâm lợi ích sao? Bản thân cứ thích mang Pháp ra đối chiếu người khác, cho rằng người khác hành xử không chiểu theo Pháp, nhưng chính bản thân lại làm như vậy. Tôi đã dùng Pháp để đo lường người khác chứ không dùng Pháp nghiêm khắc yêu cầu bản thân. Trong tâm tôi thầm nói với Sư phụ: Sư phụ ơi, con đã sai rồi.
Tôi thấy mẹ còn có tự ngã rất mạnh, thích thể hiện bản thân. Bà nói liên hồi, nói ra là những lời của người thường, như thể trên đời này không ai biết nhiều bằng bà. Tôi đối chiếu bản thân, chẳng phải tôi cũng có tâm thể hiện bản thân đó sao? Không tìm không biết, một khi tìm rồi, tôi phát hiện thấy chính mình chẳng những cũng có tâm đó, mà còn rất mạnh. Tôi biết đã đến lúc tôi phải tu đi cái tâm này. Chẳng trách gần đây, các đồng tu thường hay nhắc nhở tôi đừng dùng Pháp để tu người khác. Tôi nhận thấy có một số đồng tu cũng biểu hiện tâm này trước mặt tôi.
Tôi cũng luôn thể hiện bản thân trước mặt mẹ, cứ như thể tôi minh bạch nhiều Pháp lý hơn bà. Kỳ thực, chỉ là trên bề mặt tôi biết nhiều hơn bà một chút mà thôi, còn những nhân tâm khác qua thực tu bà tu được rồi thì tôi không biết. Tôi cứ nhắm vào điểm biểu hiện trên bề mặt mà bà chưa ý thức được ấy, và còn mang theo cái tình rất mạnh, dùng tâm giữ thể diện mà đối đãi việc này. Tôi không thể lại bỏ qua cơ hội lần này nữa, tôi nhất định phải ngộ từ trong Pháp.
Tâm sợ phiền toái, vừa nghe nói liền phát hỏa, tâm tham rẻ, tâm sỹ diện, tâm thích phân tranh đúng sai, tâm dùng Pháp áp đặt người khác, đều là những tâm tự ngã rất mạnh. Những tâm này thật sự còn rất nghiêm trọng, tôi phải nhanh chóng ở trong Pháp mà tu khứ chúng, đó không phải chân ngã của tôi. Tôi muốn từ trong Pháp quy chính bản thân, mau chóng đề cao lên.
Hôm nay trong lúc chia sẻ, đồng tu đưa ra một vấn đề. Tôi vốn định chiểu theo Pháp của Sư phụ cùng đồng tu trao đổi một chút, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, thấy anh ấy rất chấp trước vào sự việc này, không cần trao đổi cùng anh ấy nữa. Mỗi người có quan điểm riêng, ngộ thế nào mà chẳng được. Một đồng tu khác lại bảo: “Anh ấy ngộ như vậy cũng đúng”. Trong tâm tôi thực sự không tán thành, nhưng lại không muốn nói ra vì sợ phiền toái, sợ anh ấy nói lại tôi, chính là có tâm bảo vệ bản thân. Rốt cuộc, tôi hỏi: “Sao anh cứ nói mãi về chuyện này vậy?” Ý tứ là không cần chia sẻ về vấn đề này nữa. Anh ấy nghe vậy có chút không hài lòng. Nhưng tôi không nhận ra, tôi đã không cân nhắc từ góc độ của đồng tu. Anh ấy nói lớn với vẻ nghiêm nghị: “Vậy hôm nay chị tới làm gì? Không phải là tới để chia sẻ sao?” Tôi nghe xong, trong lòng có phần không vui. Sự không vui này chính là cái tâm không chịu để người khác nói. Lúc đó tôi lại chưa ngộ ra ngay.
Một lúc sau, anh ấy còn nói: “Chị rất chấp vào tự ngã, luôn cho rằng mình đúng, chả trách ngày đó, A (một học viên mới) đã nói về chị như vậy”. Vừa nghe những lời này, tôi lại muốn bốc hỏa. Đột nhiên tôi ý thức được không thể để cái tâm này phát tác. Đã trải qua một thời gian dài như vậy, anh ấy còn nhắc đến việc này, chứng tỏ rằng trong tâm tôi vẫn còn có, cần mau chóng buông xuống, tu khứ tâm chấp trước này. Tôi không nói năng gì, chỉ mỉm cười.
Cái tự ngã này xem ra thật ngoan cố, giữa lúc không chú ý sẽ biểu hiện xuất lai. Nếu không phải là đồng tu chỉ ra cho, tôi vẫn không ý thức được. Nó là tâm không nguyện ý nghe những lời nói phải, còn có cả tâm biện giải. Hôm nay tôi đã tóm được nó, nó đang định tác quái, là tâm chấp vào tự ngã, không cho người khác nói, vừa nghe nói liền nổi nóng, còn muốn biện giải, bảo hộ bản thân không muốn bị tổn thương. Tâm chấp vào tự ngã quả là rất mạnh!
Hôm nay, với sự giúp đỡ của đồng tu, tôi rốt cuộc đã tóm được nó và hạ quyết tâm tu khứ nó, nó không phải là tôi, tôi không muốn nó. Tôi muốn tu thành vô tư vô ngã, là sinh mệnh vị tha trong tân vũ trụ.
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/15/474160.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/9/218546.html
Đăng ngày 29-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.