Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 16-04-2024] Trong trận động đất ngày 21 tháng 9 năm 1999 tại Đài Loan, tôi đã chứng kiến cảnh tượng hoang tàn bi thảm khắp nơi lúc bấy giờ, trong tâm đau xót, cảm thấy nhân sinh vô thường, bèn quyết định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Đúng thời điểm đó tại công viên phụ cận có nhóm luyện công sáng sớm, nên tôi cũng tham gia.

1. Tham gia điểm luyện công buổi sáng, thực sự hạnh phúc

Dậy sớm đến công viên luyện công, địa điểm miễn phí, không khí trong lành, có tiếng chim hót và hương hoa thơm, gió mát hây hây, thật thoải mái hơn cả điều hòa ở nhà. Tôi thực sự hạnh phúc.

Tôi nhớ có lần, tôi hỏi các đồng tu: “Chúng ta có thể luyện bài công pháp thứ năm trong một tiếng rưỡi được không?” Vì không có ai trả lời, tôi tự nhủ thôi cứ thế vậy. Tuy nhiên, vì tôi có mong muốn này, nên trong Pháp sẽ có cơ chế giúp tôi thực hiện được. Ngày hôm sau, tôi đả tọa xong một tiếng và âm nhạc kết thúc. Tôi muốn đứng dậy nhưng không cách nào đứng dậy được. Dường như có một lực rất mạnh giữ tôi lại. Vì vậy, tôi tiếp tục tĩnh tâm và từ đó tôi tận hưởng một tiếng rưỡi thiền định mỗi ngày.

Có lúc luyện công bị muỗi đốt, tôi nghĩ gặp phải can nhiễu này là đang trả nghiệp, cũng là một loại hảo sự. Thậm chí có hôm tôi đang ngồi đả tọa, thình lình xuất hiện một con chuột đâm thẳng vào gan bàn chân tôi, chạy tới lui. Tôi lại nghĩ, Sư phụ giảng chúng ta “là các Pháp Vương của tương lai” (Tinh tấn yếu chỉ III-Lời chúc). Tôi sao lại sợ một con chuột chứ! Cho nên tôi không bị động tâm bởi nó, tiếp tục luyện tĩnh công sáng sớm.

Luyện công nếu trạng thái tốt, người thường không tu luyện cũng có thể nhận ra. Tôi còn nhớ có lần tôi mang xe máy đi sửa, bà chủ cửa hàng sửa chữa mới nhìn tôi từ phía sau đã nhận xét: “Da dẻ chị càng ngày càng trắng, hơn nữa còn thay da đổi thịt, càng ngày càng hoạt bát trẻ trung”. Kỳ thực, mỗi ngày tôi đều luyện công dưới nắng, da rám đen. Sau này tôi nghĩ lại, đó cũng là lời khích lệ của Sư phụ.

2. Tham gia học Pháp nhóm, hoàn cảnh dung luyện người

Sau này tôi chuyển tới Đài Bắc, tham gia điểm học Pháp nhóm gần nhà, rất thuận tiện. Việc học Pháp nhóm vô cùng hữu ích và cần thiết. Các đồng tu khích lệ lẫn nhau. Có đồng tu trải qua quan nghiệp bệnh, anh ấy kể chịu đựng mọi đau đớn, vô cùng khó chịu, thực sự chỉ muốn buông bỏ sinh mệnh. Các đồng tu không ngừng cổ vũ cho anh, cuối cùng anh ấy đã vượt qua được quan này. Có đồng tu bị chồng ngăn cản không cho đi học Pháp, thậm chí còn uy hiếp đồng tu ấy: “Em mà đi anh nhảy lầu liền”, khiến đồng tu vô cùng khổ não. Tại điểm học Pháp chung, cô ấy chia sẻ cùng mọi người, rồi đề cao lên, quan ải gia đình cũng vượt qua. Do vậy, chúng tôi thực sự muốn đến học Pháp nhóm, miễn là có đủ dũng khí để chia sẻ vấn đề, mọi người sẽ từ trong Pháp mà giao lưu, vấn đề đều sẽ dễ dàng giải quyết.

Việc chúng tôi học Pháp giao lưu cùng nhau thật vô cùng trân quý. Tôi nhớ có một lần, tôi thấy một đồng tu, anh ấy khá là thông minh, nhưng tôi lại không ưa anh ấy. Bây giờ nghĩ lại, thực sự vấn đề là ở tôi, đối với anh ấy tôi có tâm tật đố. Tôi biết mình không nên chỉ trích anh ấy, nên tôi đã phát chính niệm hướng đến anh ấy với hy vọng anh ấy sẽ đối xử với mọi người tốt hơn một chút. Rút cuộc là một niệm bất chính này đã tạo thành hậu quả không tốt.

Tôi nhớ rằng lúc tôi đang làm việc, đột nhiên từ trong não xuất ra rất nhiều vật chất đen. Bình thường tôi không khai mở thiên mục, nhưng lúc đó đột nhiên tôi nhìn thấy vật chất đen ở không gian khác, tiếp theo toàn bộ bài thơ “Tâm tự minh” của Sư phụ xuất hiện, sau đó bức tranh các tiên nữ trong bài thơ cũng xuất hiện! Tôi lập tức cảm thấy thật sự vô cùng xấu hổ! Lúc đó thực sự cảm ân điểm hóa của Sư phụ!

Tôi hướng nội và nhận ra tu luyện chính là tu từng niệm của con người, cần phải chuyển biến căn bản trong tư tưởng. Tu luyện là phải thuần tịnh, thuần khiết, làm được vậy mới chính. Sư phụ đều đang dõi theo chúng ta, nhưng tôi lại có những ý niệm bất hảo đối với đồng tu, có vẻ như tôi đang không tu được gì cả. Tôi cảm thấy vô cùng hổ thẹn.

Tôi ngộ ra rằng trong vũ trụ này, chúng ta chỉ là một hạt bụi, vì vậy chúng ta cần phải khiêm tốn. Chúng ta không nên có những quan niệm hay suy nghĩ bất hảo về người khác và cần phải có chính niệm. Hơn nữa tâm chúng ta cần bao dung, rộng lượng, thản đãng vô tư, có thể hải nạp bách xuyên (dung nạp trăm sông).

3. Kiên trì khích lệ đồng tu tham gia học Pháp nhóm

Sau khi tôi trở thành phụ đạo viên trong khu vực chúng tôi, tôi quyết tâm làm thật tốt công việc của một phụ đạo viên. Tôi không sợ phiền phức, thuyết phục các đồng tu tham gia học Pháp, luyện công. Có lúc tôi thậm chí gọi điện thoại nói chuyện với đồng tu hết lần này đến lần khác. Đồng tu cũng trả lời: Được rồi, được rồi, tôi biết rồi, không cần phải nói nữa. Tôi biết đồng tu cảm thấy tôi nói nhiều, nhưng chính là tôi một lòng mong muốn giúp đồng tu, cảm thấy bất luận ra sao, cũng một lòng kiên trì thuyết phục họ bước ra, dung nhập vào chỉnh thể.

Tôi nhớ có một đồng tu, sáng sớm đến điểm luyện công, nhưng lại không đến điểm học Pháp, không tham gia học Pháp nhóm. Chúng tôi không ngừng khích lệ đồng tu này, nhưng anh ấy nói mình học Pháp tại nhà, có học Pháp là được rồi. Sau khi chúng tôi thuyết phục anh ấy trong suốt hơn chục năm ròng, rốt cuộc anh ấy đã đến điểm học Pháp! Khi nhìn thấy anh ấy, tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Cho dù quá trình đó thế nào, việc có thể làm được, có thể từng bước bước ra và hòa nhập vào tổng thể là sự khác biệt lớn.

4. Buông bỏ chấp trước và mở rộng tấm lòng

Giữa các đồng tu khó tránh khỏi xuất hiện mâu thuẫn. Một lần, chúng tôi có một hoạt động nhóm và tôi đã liên lạc với các đồng tu về thời gian và địa điểm định trước. Tuy nhiên, lúc đến nơi thì chúng tôi đã mất rất nhiều công sức mới tìm được nhau. Đồng tu chỉ tay nói tôi: “Chị làm không tốt” Tất nhiên, tôi chỉ có thể xin lỗi mà không đưa ra một lý do gì. Chính là tôi đã dụng tâm không đủ.

Có những hoạt động tổ chức cụ thể mà phụ đạo viên cần phải lên kế hoạch trước, thực sự cần phải rất dụng tâm mới có thể sự bán công bội. Nhưng trong quá trình đó, gặp đồng tu đang trong thời kỳ vượt quan thì không thể hình thành quan niệm bất hảo đối với đồng tu. Chẳng hạn như khi đồng tu sửa đi sửa lại số đo trang phục hoặc tham gia hoạt động trễ giờ, tôi bắt đầu thầm phàn nàn trong tâm. Nhưng tôi yêu cầu bản thân cần phóng hạ nhân tâm, đây cũng là một quá trình tu luyện.

Tôi nghĩ đồng tu cũng không phải cố ý làm vậy mà anh ấy thực sự cần số đo thích hợp hơn hoặc anh ấy có lý do khi đến muộn. Sau bao nhiêu năm, tôi đã có thể buông bỏ những thứ này và không còn quan tâm đến chúng nữa. Đến bây giờ, nếu cần tôi trợ giúp để điều phối các hoạt động nhóm, tôi sẽ rất vui lòng được làm điều đó. Có một cơ hội tốt như vậy để đề cao tâm tính, tại sao tôi không làm cho được?

Tôi cũng đều tham gia hoạt động xếp chữ hàng năm. Tại địa điểm sắp chữ, cần phải căng dây, sắp xếp thảm ngồi và còn cần đến nhân viên bảo vệ. Có rất nhiều việc cần làm. Trong quá trình này, nhiều người cần phải nghỉ làm công việc hàng ngày và mọi người đều cố gắng hết sức để phối hợp. Trong quá trình đó, đôi khi tôi phải ngồi trên thảm rất lâu, hoặc phải thường xuyên đứng lên, ngồi xuống. Một số học viên cảm thấy mỏi chân sau khi sắp xếp xong và khó leo cầu thang… Nhưng dù vất vả khổ cực thế nào mọi người vẫn cảm thấy rất thù thắng. Cơ hội này vô cùng quý giá, toàn bộ quá trình tu luyện vô cùng hiếm có và chúng tôi thực sự thấy thú vị.

Vào ngày xếp chữ, hơn 5.000 học viên có mặt, chúng tôi đều đứng vào trong hình vẽ vị trí của mình mà không có diễn tập trước. Tôi nghĩ điều này cho thấy các học viên đã buông bỏ tự ngã và phối hợp với nhau, triển hiện sức mạnh phối hợp của các đệ tử Đại Pháp như một chỉnh thể.

5. Làm tốt công tác trong người thường

Trong công tác xã hội người thường và trong gia đình, chúng ta cũng cần thực hiện cho tốt. Tôi làm kế toán tại một công ty mậu dịch. Tôi nhớ rõ có lần sếp của tôi đột nhiên có thái độ làm việc khác hẳn thường lệ. Khi tôi đi luyện công vào buổi sáng, ngay cả con chó nhỏ nhìn thấy tôi cũng một mực sủa.

Tôi hướng nội thấy trạng thái tu luyện thời gian này không được tốt, xuất niệm bất hảo đối với đồng tu, cộng thêm việc hay quên, không chú ý tiểu tiết, chủ ý thức không mạnh. Sau khi tôi đề cao, hết thảy trở lại suôn sẻ.

Trước khi tu luyện, tôi có tâm lợi ích khá mạnh. Khi cần làm thêm giờ, sếp và đồng nghiệp đều sẽ tìm tôi, tôi cũng vui vẻ làm thêm, kiếm thêm chút tiền. Sau khi tu luyện, chấp trước vào tiền bạc của tôi đã nhạt đi rất nhiều. Tôi nghĩ chúng ta vẫn cần phân bổ thời gian hợp lý. Sư phụ dạy chúng ta:

“những người tu luyện chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Tôi cố gắng hết sức coi nhẹ tâm chấp trước vào lợi ích này và phóng hạ nó.

Tôi cũng thể ngộ rằng chúng ta cần trân quý con đường mình đã đi qua, trân trọng cơ duyên và quá trình tu luyện. Nếu chúng ta bỏ lỡ cơ duyên tu luyện này, chúng ta sẽ không có lại được. Chúng ta hãy nắm bắt thời gian, chân tu thực tu và bước đi thật tốt trên con đường tu luyện, thẳng đến viên mãn và theo Sư phụ về nhà!

(Phụ trách biên tập: Lý Minh)

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/16/469527.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/29/216796.html

Đăng ngày 20-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share