Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-02-2024] Gần đây lúc đang học thuộc Pháp, tôi đã ngộ được một tầng Pháp lý. Đại Pháp đã chỉ rõ cho tôi phải luyện công và tu chính mình như thế nào. Tôi xin viết ra để chia sẻ với các đồng tu và cũng coi đó như một lời nhắc nhở đến các đồng tu đang gặp phải tình trạng tương tự như tôi.

Lúc đó, tôi đang học thuộc đoạn cuối của mục “Luyện tà pháp” trong Bài giảng thứ năm của Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:

“Luyện công cần [coi] trọng đức; khi chúng ta luyện công, chư vị không nghĩ việc tốt, thì cũng không thể nghĩ việc xấu; tốt nhất là đừng nghĩ gì hết. Bởi vì khi luyện công tại tầng thấp cần phải thiết lập một cơ sở; cơ sở ấy phát huy tác dụng hết sức quan trọng, bởi vì ý niệm hoạt động của con người có một tác dụng nhất định. Mọi người thử nghĩ xem, hỏi những gì được thêm vào trong công của chư vị, những điều chư vị luyện xuất ra được có thể là tốt không? Nó có thể không phải là đen đen không? Hỏi có bao nhiêu người không ôm giữ cách nghĩ như trên khi luyện công? Chư vị tại vì sao luyện công mãi mà không hết bệnh? Tại nơi luyện công có một số người không có nghĩ đến việc xấu như thế, tuy nhiên khi luyện [công] họ vẫn cứ ôm giữ mãi [tâm] cầu công năng, cầu điều này cầu điều khác, các loại tâm thái, [cũng như] các loại dục vọng mạnh mẽ. Kỳ thực, [họ] đang luyện tà pháp [mà] không tự biết; nếu chư vị bảo rằng họ luyện tà pháp, họ có thể không ưng ý: ‘Tôi là có khí công đại sư này nọ dạy tôi kia đấy’. Tuy nhiên khí công đại sư ấy bảo chư vị [coi] trọng đức, chư vị có [coi] trọng không? Khi chư vị luyện công, chư vị cứ thêm vào những ý niệm bất hảo, chư vị thử nói xem chư vị có thể luyện xuất ra được gì tốt không? Chính là vấn đề ấy, nó thuộc về luyện tà pháp không tự biết, vô cùng phổ biến.” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)

Quán chiếu theo Pháp lý này, tôi lập tức tìm ra thiếu sót trong tu luyện của mình. Trong suốt những năm qua, tôi hiếm khi tĩnh tâm xuống được khi luyện công. Nhất là khi luyện bài Pháp Luân Trang Pháp, tâm tôi thường náo loạn với đủ thứ lo lắng, chẳng hạn như những việc đang chờ tôi làm, hay một vấn đề nào đó cần giải quyết ra sao v.v..

Bởi vì ham viết lách, nên tôi thường nghĩ về bản thảo của mình trong lúc đả tọa. Tôi nghĩ bài luận nên được viết thế nào, mở đầu ra sao, nên sử dụng nội dung gì, viết kết luận thế nào v.v.. Thông qua không ngừng nghĩ về bản thảo, cơ bản tôi đã phác họa xong dự thảo ban đầu. Đôi khi mong muốn viết lách khởi lên, tôi không thể kiềm chế được bản thân mà hợp thập, kết thúc thiền định để có thể bật máy tính lên và miệt mài viết.

Thông qua học thuộc Pháp, tôi đã có thể ngộ rõ ràng hơn về Pháp. Tôi nhận ra rằng loại hành vi này thực ra là luyện tà pháp không tự biết. Bảo sao trạng thái cơ thể tôi tốt xấu thất thường. Đó là bởi vì tôi đã không tuân theo các tiêu chuẩn của người luyện công và hành vi của tôi cách xa các tiêu chuẩn của Pháp. Thực ra, tôi đã lệch khỏi con đường tu luyện của mình, mà dẫn đến một số vấn đề, nhưng bản thân vẫn chưa nhận ra. Mặc dù tôi ngày nào cũng luyện công, nhưng công của tôi không hề tăng lên.

Sau khi suy ngẫm sâu sắc, cuối cùng tôi hiểu rằng mong muốn của tôi quá mãnh liệt, đến mức tôi không thể tĩnh xuống được và cứ “viết” bài luận mãi trong lúc đang luyện công. Tôi không thể đợi đến khi luyện công xong mới viết. Chẳng phải mong muốn đó cũng là một loại chấp trước sao? Chẳng phải đó là một chấp trước mà người tu phải vứt bỏ sao?

Sau khi hiểu rõ Pháp lý này, tôi tìm ra những thiếu sót trong tu luyện của mình và tâm tôi đã có chuyển biến. Tôi thầm hạ quyết tâm, sẽ chính lại bản thân theo Pháp một cách nghiêm khắc. Tôi sẽ không để cho các niệm đầu của mình chạy loạn xạ nữa. Tôi phải thoát ra khỏi những ảo tưởng đó và nỗ lực hết sức để đạt đến tiêu chuẩn mà Sư phụ đã đề cập trong các bài giảng của Ngài.

Trong lúc luyện năm bài công pháp, nếu các niệm đầu xuất hiện trong tâm trí tôi, tôi liền cảnh cáo chúng: “Các ngươi không được phép quấy nhiễu ta khi ta đang luyện công. Các ngươi hãy biến đi, bằng không, ta sẽ thanh trừ các ngươi”. Niệm đó vừa xuất ra, nửa đầu bên trái của tôi bắt đầu đau, rồi đến nửa đầu bên phải. Tôi biết rằng Sư phụ đang giúp tôi thanh lý những thứ bất hảo đó. Tuy nhiên, chúng không chịu, nên chúng làm đầu tôi đau.

Sau khi chịu đựng cơn đau một lát, tôi đã có thể tĩnh lại được. Ngoài ra, tôi đã ngồi với tư thế ngay thẳng, trang nghiêm. Tôi có cảm giác Pháp Luân đang xoay trong lòng bàn tay mình và cả người tôi cảm thấy rất thoải mái. Khi một hình ảnh xấu xuất hiện trước mặt, tôi lập tức thanh trừ nó và nói, “Ta không thừa nhận ngươi và không muốn ngươi. Ta muốn hoàn toàn trừ bỏ ngươi”.

Trước khi viết bài chia sẻ này, những ý tưởng như nên viết như thế nào, dùng tiêu đề gì v.v.. cứ năm lần bảy lượt nhảy vào tâm trí tôi. Tôi liền phát chính niệm cường đại: “Ngươi không được can nhiễu ta. Ta là một đệ tử Đại Pháp và ta muốn luyện công”. Mỗi lần phát xong, Pháp Luân sẽ xoay tròn trên đỉnh đầu tôi. Tôi hiểu rõ rằng đó là Pháp Luân mà Sư phụ cấp để giúp cho tôi thanh lý các nhân tâm và tạp niệm. Sau đó, tâm trí tôi sẽ trở nên thanh tỉnh. Các vật chất bất bảo bị trừ sạch và nhờ vậy tâm tôi có thể tĩnh lại được.

Khi luyện bài công pháp thứ hai, nếu một niệm đầu nào đó xuất hiện, tôi sẽ tóm chắc nó và thanh trừ nó ngay lập tức. Xuất hiện cái nào, tôi liền thanh trừ cái đó. Cùng với việc không ngừng trừ bỏ những niệm đầu này, tôi đã cảm nhận được tâm trí mình không chỉ an tĩnh, mà còn trống rỗng, không có bất kỳ can nhiễu nào. Đồng thời, cơ thể tôi còn được bao bọc bởi một dạng năng lượng huyền diệu mà không từ ngữ nào có thể mô tả được. Toàn thân tôi cảm thấy rất ấm áp.

Khi phát chính niệm, tôi ngồi thẳng với tâm thái trang nghiêm. Mỗi khi có niệm đầu xấu xuất hiện, tôi sẽ đối đãi nó bằng chính niệm, “Ngươi không được phép gây ra can nhiễu. Ta sẽ trừ thanh trừ ngươi, giải thể ngươi, và tiêu hủy ngươi”. Như thế, tôi lập tức có thể nhập tĩnh và định lại được. Cả cơ thể tôi được bao bọc bởi một luồng nhiệt ấm áp.

Chỉ có tuân theo các yêu cầu của Đại Pháp mà luyện công mới là con đường chân chính. Tôi đã ngộ được tầng Pháp lý này. Chỉ với tâm thanh tịnh, chúng ta mới có thể tĩnh tâm và thực sự đắc công, cuối cùng dẫn đến sự thay đổi tích cực trong cơ thể. Thân thể chúng ta sẽ có thế đạt đến trạng thái rất nhẹ nhàng. Khi làm việc chúng ta sẽ không mệt mỏi nữa mà luôn tràn đầy năng lượng.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/26/473588.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/17/216611.html

Đăng ngày 16-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share