Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 02-05-2024]
Họ và tên: Tân Tĩnh Phương
Tên tiếng Trung: 辛静芳
Giới tính: Nữ
Tuổi: 73
Thành phố: Cẩm Châu
Tỉnh: Liêu Ninh
Nghề nghiệp: Không
Ngày mất: Ngày 23 tháng 5 năm 2015
Ngày bị bắt gần nhất: Tháng 10 năm 1999
Nơi giam giữ gần nhất: Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia
Gần đây, Minghui.org xác nhận rằng một cư dân ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, đã qua đời vào ngày 23 tháng 5 năm 2015 do bị bức hại vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công. Bà qua đời ở tuổi 73.
Tháng 7 năm 1999, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức phát động cuộc bức hại, bà Tân Tĩnh Phương đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Sau khi trở về, bà bị cảnh sát địa phương sách nhiễu nhiều lần, và bị giam 3 năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia từ tháng 10 năm 1999. Bà là học viên Pháp Luân Công đầu tiên trong khu vực bị giam tại trại lao động cưỡng bức.
Vì bà Tân kiên định với đức tin, lính canh trại lao động liên tục đánh đập bà, và đặc biệt là đánh vào đầu bà. Cơ thể và cổ của bà còn có những vết sẹo sâu do bị sốc điện nhiều lần. Có lần, bà Tân bị một lính canh nam mang ủng cứng kéo vào hành lang và đá vào trán. Trán bà bị sưng lớn, và bà bất tỉnh. Bà bị bỏ lại trên nền bê tông lạnh lẽo hàng giờ trước khi tỉnh lại.
Sau khi được thả, bà thường xuyên rơi vào trạng thái mê sảng và thường nói những điều vô nghĩa. Bà cũng xuất hiện các bệnh về tim và não. Cảnh sát tiếp tục theo dõi và thường xuyên sách nhiễu bà tại nhà.
Không chịu đựng được sự bức hại, bà qua đời vào ngày 23 tháng 5 năm 2015.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/2/475869.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/7/216934.html
Đăng ngày 23-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.