Bài của Nhạc Minh, đệ tử Trung Quốc
[MINH HUỆ 25-11-2007] Tôi bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1995. Từ khi bài viết của Sư Phụ “Khai khải thế gian môn” được phát hành vào ngày Một Tháng Bảy, 2006, tôi bắt đầu nghe thấy một thứ âm nhạc tuyệt vời mỗi ngày. Lúc đầu, tôi không nhận thức được thiên nhĩ của mình đã khai mở, vì tôi luôn để mở cửa sổ nên tôi đã nghĩ rằng hàng xóm của mình chơi thứ nhạc tuyệt mỹ đó. Sau này, khi tôi hỏi gia đình về điều đó, tất cả mọi người đều nói họ chẳng nghe thấy một thứ âm nhạc nào cả. Khi đó, tôi mới nhận ra đây là âm nhạc đến từ các tầng thiên thượng. Thậm chí khi tôi đang làm các việc lặt vặt, đi trên phố, ngồi trong xe hơi, hay nấu ăn, âm thanh ồn ào chẳng thể át được tiếng nhạc. Khi âm nhạc trở nên to hơn, tôi có thể nghe được rất rõ. Tôi có thể nghe thấy được bất kì lúc nào trừ khi tôi đi ngủ.
Âm nhạc thiên đường được tấu lên qua những nhạc cụ truyền thống Trung Quốc. Giống như nhạc của “Phổ độ”, “Cứu thế”, các bản nhạc đều có những giai điệu rất đẹp đẽ và êm dịu. Có giai điệu chính, giai điệu phụ, hoặc rất nhiều các giai điệu đệm. Có một số bản nhạc rất phức tạp, sâu xa, thể hiện nội dung rất uyên thâm và phong phú. Tôi không thể nhớ rõ ràng giai điệu sau khi nghe nhạc. Tôi có thể nhớ được một số giai điệu đơn giản sau khi nghe đi nghe lại một thời gian dài. Tuy vậy, tôi không thể thực sự làm được khi cố gắng ngân nga giai điệu. Con người chỉ có thể cảm thận được âm nhạc của thiên đàng chứ không thể hiện được nó.
Âm nhạc mà tôi nghe thấy rất hài hoà. Không có mở đầu hay kết thúc, và bản nhạc luôn chơi tuần hoàn. Có các âm điệu khác nhau và có những nội hàm khác nhau ở các tầng khác nhau. Một số bẳt nguồn từ thế giới vi quan của thiên thể khổng lồ và trải rộng qua vũ trụ rộng lớn. Một số tràn đầy sức mạnh và hùng vĩ, với sức mạnh đất long núi lở và hiệu ứng của những cơn sóng cồn. Một số âm nhạc lại êm dịu, tinh tế và mỏng manh. Một số tuyệt vời, thanh nhã, từ bi và mỹ diệu. Một số phấn chấn, uyển chuyển, mê say, ngợi ca. Một số sâu lắng, trầm, ngay thẳng và trang nghiêm. Một số lại mang tiếng hót chim thiên đường, tiếng chuông reo, âm thanh của trống, của đàn sáo, nhị, guhzheng, guqi (nhạc cụ dây truyền thống), v.v. Tôi chưa bao giờ học lí thuyết âm nhạc, và tôi cũng chẳng biết chơi nhạc hay đọc các nốt nhạc, do vậy tôi cũng không thể diễn tả được toàn bộ những điều này.
Lắng nghe âm nhạc thiên đường làm tôi cảm nhận như trăm nghìn bông hoa đang nở trên Thiên thượng trong những sắc màu rực rỡ và sáng chói. Ở đó có những toà nhà, sân trời, tháp cao, trùng trùng lớp lớp núi xanh, và những dòng nước sạch lành, trong vắt. Có những tiên nữ múa lượn trong không gian, với những chiếc áo rực rỡ sác cầu vồng, và những chiếc váy đính lông với dải băng lụa vắt ngang vai. Âm nhạc đã đưa đến một cảnh giới tư duy vô cùng đẹp đẽ, và xoá đi trong tôi những tư tưởng nghiệp lực. lắng nghe thứ âm nhạc thiên đường này đã khiến tôi có thể ngày càng tinh tấn đi tiếp trên con đường thành thần của minh, làm tốt ba điều mà các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp cần làm, và cố gắng hết sức mình cứu độ chúng sinh nhiều hơn nữa.
Lần đầu tiên khi nghe thấy được một trường đoạn chính của âm nhạc thiên đường, tôi nghe trong vòng một tháng. Nó rất phong phú, được thể hiện bởi rất nhiều nhạc cụ, các giai điệu đệm biến đổi liên tục. Tôi mất một tháng để có thể ghi nhớ giai điệu chính. Tôi có thể nghe nhạc trên tàu đến Trường Xuân thăm họ hàng, trên ôtô bus, và ở nhà những người bà con. Đặc biệt, đêm đầu tiên ở nhà họ hàng, âm thanh cộng hưởng vang xa và mạnh mẽ, như là được phát ra từ một máy phóng thanh lớn, và nhạc được tấu lên như vậy cả đêm. Tôi tin rằng đó chính là vì Trường Xuân là quê hương Sư Phụ, do đó đây là một nơi thiêng liêng.
Tôi chưa bao giờ học múa. Từ khi nghe bản đầu tiên âm nhạc thiên đường tháng Bảy năm 2006, tôi luôn cảm thấy thôi thúc muốn nhảy múa. Ở nhà, tôi cố để cánh tay mình nhẹ nhàng theo tiếng nhạc, và tôi bắt đầu xoay vòng và múa theo những chuyển động uyển chuyển, nhẹ nhàng. Điều đó khiến tôi ngạc nhiên “Tôi có thể múa vũ điệu thiên đường!” Các động thái vũ đạo khác nhau cứ diễn ra một cách tự nhiên theo các giai điệu âm nhạc khác nhau. Hai bàn tay tôi trong tư thế lòng bàn tay hoa sen. Chồng tôi nhìn vợ và cảm thán, “Pháp Luân Đại Pháp thật màu nhiệm. Em là người phụ nữ tuổi bốn mươi chưa bao giờ học múa, mà bây giờ em có thể múa quá đẹp!” Vũ điệu cũng là một loại ngôn ngữ và là một biểu hiện tuyệt vời sự trang trọng và thiêng liêng của Đại Pháp.
Trong năm qua, nhiều khi có một vài bản nhạc chơi đều đặn trong một tháng. Dường như đó là một trường đoạn chính, phù hợp cho một số tầng nhất định, Tôi có thể nghe thấy một số đoạn được chơi trong khoảng nửa tháng. Năm nay thậm chí đã nhanh hơn, với một số đoạn, hay một số tầng, kéo dài trong một tuần, có một số diễn ra trong vòng khoảng ba ngày, hai ngày, hoặc một ngày. Đôi khi có nhiều giai điệu khác nhau vào buổi sáng và buổi chiều, và tương hợp, tôi đột phá tầng một cách nhanh chóng. Thời gian cũng tiến với tốc độ khác nhau trong các bản nhạc khác nhau trong cùng một ngày. Khi thời gian trôi nhanh, nhịp độ nhạc cũng nhanh hơn, dường như là nhạc được chơi ở tốc độ nhanh. Khi thời gian trôi chậm chạp, âm nhạc dễ chịu, mê say. Tôi thực sự mong muốn chia sẻ vẻ đẹp các âm thanh thiên đường này đến mỗi người.
Mỗi một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đều có kinh nghiệm cá nhân và có thể cảm nhân sự diệu kì của Đại Pháp. Những gì tôi vừa viết chỉ là chút ít một số điều đã vượt ra khỏi ngôn ngữ của con người và nó có ý nghĩa chứng thực Pháp, nhắc nhở bản thân tôi tinh tấn tiến lên phía trước, cứu độ chúng sinh nhiều hơn, và viên mãn hoàn thành thệ nguyện mà mình đã hứa.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/11/25/167179.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/12/2/91797.html
Đăng ngày 29-12-2007; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.