Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hàn Quốc

[MINH HUỆ 01-05-2024] Ngày 22 tháng 4 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức cuộc họp báo trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul, Hàn Quốc để kỷ niệm 25 năm Cuộc Thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4. Trước đó, trong ngày, các học viên đã có các hoạt động luyện công tập thể, giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) và phổ biến cho mọi người chân tướng về Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4.

51a8fed6773f6db8bea3366380774746.jpg

Họp báo trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul ngày 22 tháng 4

7345ef0ecabfd63a74b6e89d8f5b7294.jpg

Luyện công tập thể trước cuộc họp báo

Một đại diện của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hàn Quốc đã đọc tuyên bố về Lễ kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 bằng tiếng Trung và tiếng Hàn, trong đó chỉ ra rằng: “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp thỉnh nguyện ôn hòa ở Bắc Kinh để bảo vệ quyền tín ngưỡng cơ bản, đó là cuộc thỉnh nguyện với phong thái mới và lý tính”.

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã đến Văn phòng Kháng cáo Trung Ương ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa yêu cầu trả tự do cho 45 học viên đã bị cảnh sát Thiên Tân bắt giữ phi pháp. Họ cũng yêu cầu cho phép xuất bản hợp pháp các sách Pháp Luân Công, đồng thời cung cấp cho các học viên môi trường tu luyện hợp pháp và không bị can nhiễu. Tuy có khoảng 10.000 học viên tham gia thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 nhưng không ai hô khẩu hiệu hay gây rối. Cuộc thỉnh nguyện được [cộng đồng quốc tế] xem là “cuộc kháng nghị ôn hòa chưa từng thấy trên thế giới”.

Sau đó, đại diện của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp đã đọc một tuyên bố khác về việc các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc gọi điện và tìm đến các nhà hát cũng như chính quyền địa phương nhằm cố gắng ngăn cản Đoàn Nghệ thuật Shen Yun đến biểu diễn tại Hàn Quốc.

c3412b20576413d99f88d2bb1904d95d.jpg

Tiến sỹ Ngô Thế Liệt, Thư ký của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hàn Quốc, gửi bản tuyên bố tới Đại sứ quán Trung Quốc

Tiến sỹ Ngô lên án Đại sứ quán Trung Quốc đã gây áp lực lên chính quyền địa phương nhằm hủy bỏ các buổi biểu diễn của Shen Yun sau khi vé gần như đã được bán hết. Ông kêu gọi Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa và các cơ quan chính phủ khác có hành động đặc biệt đối với Đại sứ quán Trung Quốc vì đã can thiệp vào chủ quyền của Hàn Quốc.

Sau buổi họp báo, Tiến sỹ Ngô đã gửi bản tuyên bố tới Đại sứ quán Trung Quốc.

Các học viên cũng đồng thời tổ chức các buổi họp báo tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Busan, Gwangju và Jeju, Hàn Quốc.

76e5f9d71934e1fca7f7ac9317f79724.jpg

Họp báo trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Busan ngày 22 tháng 4

e686254dceede7628984d4528491d686.jpg

Họp báo trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Gwangju ngày 22 tháng 4

b40e3e7ac55dd3254ba86c0d2a356e35.jpg

Các học viên gửi bản tuyên bố tới hòm thư của Lãnh sự quán Trung Quốc ở Jeju

Bối cảnh: Khái quát về cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, và đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1999, cảnh sát ở Thiên Tân, một thành phố gần Bắc Kinh, đã hành hung và bắt giữ hàng chục học viên tụ họp bên ngoài trụ sở của một tòa soạn để trao đổi về những sai lệch trong một bài báo mới đăng nhằm công kích Pháp Luân Đại Pháp. Khi tin tức về cuộc bắt giữ lan rộng, nhiều học viên hơn nữa đã tới hỏi thăm các cán bộ ở đây và được chỉ dẫn phải đến Bắc Kinh khiếu nại.

Hôm sau, ngày 25 tháng 4, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tự phát tập trung tại Văn phòng Kháng cáo Trung ương tại Bắc Kinh theo chỉ dẫn của các quan chức Thiên Tân. Cuộc tụ họp này diễn ra hết sức ôn hòa và trật tự. Một số đại diện của các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã được mời vào gặp Thủ tướng Chu Dung Cơ và các cán bộ của ông. Chiều tối cùng ngày, các quan ngại của các học viên đã được giải đáp, những học viên bị bắt giữ ở Thiên Tân đã được thả, các học viên liền trở về nhà.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minghui.org đã xác nhận hàng nghìn học viên bị bức hại đến chết trong những năm qua. Con số tử vong thực tế được cho là cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ còn cao hơn nữa.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ đã hậu thuẫn cho tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên bằng cách sát hại các học viên bị giam giữ để cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/1/475822.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/3/216868.html

Đăng ngày 06-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share