Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Philadelphia, Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 24-04-2024] Chiều ngày 20 tháng 4 năm 2024, các học viên Pháp Luân Công ở khu vực Greater Philadelphia đã tổ chức một sự kiện gần cổng vòm ở Khu phố Tàu ở Philadelphia để kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 và kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngừng bức hại Pháp Luân Công.

Các học viên đã giảng chân tướng về cuộc bức hại cho người qua đường thông qua các bài phát biểu, phát tặng tài liệu và thu thập chữ ký, đồng thời kêu gọi công chúng trợ giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công suốt 25 năm qua của ĐCSTQ. Nhiều người Trung Quốc đã trò chuyện với các học viên và 32 người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ.

2e493078cb688840c59307a1efc26eaa.jpg

8d7413e65709ab06d9010ed9537b22ed.jpg

17e0cf11c29adbc9f918517ed00ddbe7.jpg

97319931a562cd26477202cd6ceccc7e.jpg

f4b69c3a67f76715b63a511fe71a1d19.jpg

Nhiều người đã ký đơn kiến nghị lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công tại sự kiện diễn ra ở Khu phố Tàu vào ngày 20 tháng 4 năm 2024

Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 năm 1999 được cộng đồng quốc tế ca ngợi là cuộc thỉnh nguyện lớn nhất, ôn hòa, và lý trí nhất của Trung Quốc. 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tới Văn phòng Khiếu nại Nhà nước của Quốc vụ viện ở Bắc Kinh để yêu cầu chính quyền trả tự do 45 học viên Pháp Luân Công bị cảnh sát ở Thiên Tân bắt giữ bằng bạo lực, yêu cầu chính quyền cung cấp một môi trường không sách nhiễu để tự do tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi biết những học viên bị bắt đã được thả ra, các học viên đã lặng lẽ ra về. Toàn bộ sự kiện đã diễn ra hết sức ôn hòa và trật tự.

Sau đây là câu chuyện của ba học viên Pháp Luân Công về trải nghiệm bản thân họ khi tham gia Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4.

Cựu sinh viên Đại học Thanh Hoa: Pháp Luân Công mang đến hy vọng cho người dân Trung Quốc và Thế giới

ad3a1eee9b15ea1bb6884a8777989769.jpg

Bà Vương Lan Lan, một cựu sinh viên Đại học Thanh Hoa, chia sẻ về trải nghiệm của bản thân khi tham gia Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4

Bà Vương Lan Lan bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 3 năm 1998, khi còn là sinh viên đại học tại Đại học Thanh Hoa. Bà cho biết: “Năm 1999, tại điểm luyện công, tôi nghe nói một số học viên ở Thiên Tân đã bị bắt. Trước đó, tôi cũng thường nghe nói rằng một số học viên đã bị sách nhiễu tại điểm luyện công. Chúng tôi quyết định tới Văn phòng Khiếu nại Trung ương thỉnh nguyện để nói rõ về những lợi ích của việc tu luyện Pháp Luân Công. Tôi và các bạn cùng lớp đã bắt xe buýt đến nhà ga gần Văn phòng Khiếu nại Trung ương vào sáng sớm ngày 25 tháng 4.

“Khi xuống xe buýt, tôi thấy rất nhiều người đang xếp hàng trên vỉa hè, đều là học viên Pháp Luân Công. Bởi người tu luyện yêu cầu bản thân hành xử chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn nên mọi người đều trông rất tường hòa, thiện lương. Mọi người lặng lẽ đứng chờ cho đến khi được Văn phòng Khiếu nại Trung ương tiếp đón. Sau một ngày chờ đợi, tôi nghe nói các học viên ở Thiên Tân đã được thả ra, sau đó tất cả chúng tôi đều rời đi.”

Vậy điều gì đã khiến các sinh viên Đại học Thanh Hoa kiên định tu luyện Pháp Luân Công khi đối mặt với cuộc bức hại?

“Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, các bạn cùng lớp tôi ở Đại học Thanh Hoa đã phải chịu áp lực từ nhiều phía, trong đó có lãnh đạo và giáo viên ở trường khi họ thường xuyên đến gặp và đe dọa, bắt chúng tôi phải từ bỏ tu luyện. Chúng tôi đều bị buộc phải nghỉ học vài tháng. Một số bạn cùng lớp không biết chuyện nên cho rằng chúng tôi đang từ bỏ triển vọng tương lai của mình. Nhiều học viên còn chưa được nhận bằng tốt nghiệp. Một số bị bức hại và phải thôi học.”

Bà Vương Lan Lan nói: “Một số bạn học hỏi tại sao tôi vẫn kiên định tu luyện. Sau khi bước vào tu luyện, tâm tôi luôn bình yên. Ngay cả khi bị bức hại, bị cô lập, hay bị coi thường, tôi vẫn luôn tĩnh tại bởi tôi có Chân-Thiện-Nhẫn trong tâm. Tôi nghĩ đây là bản nguyên của sinh mệnh con người, do vậy mà tôi không bao giờ từ bỏ nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Khi đối mặt với thế giới bằng những nguyên tắc này, tôi cảm thấy có sức mạnh to lớn và thấy thế giới vẫn còn hy vọng, vì vậy tôi mới có thể bước qua 25 năm một cách bình yên.”

Bà Vương Lan Lan nói: “Tôi hy vọng mọi người sẽ trân quý và hiểu chân tướng. Pháp Luân Công sẽ mang tới hy vọng cho người dân Trung Quốc và toàn thế giới này.”

Pháp Luân Công mang lại luồng gió mới cho xã hội

Bà Cung Thấm Hoa, một bác sỹ Trung Y đến từ Bắc Kinh, hồi tưởng lại trải nghiệm của mình. Khi nghe tin các học viên ở Thiên Tân đã bị bắt, mẹ bà hỏi bà có đến Văn phòng Khiếu nại Trung ương để thỉnh nguyện không. Sau đó, cả gia đình bà cùng đi.

Bà Cung Thấm Hoa cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi tham gia thỉnh nguyện. Đó là một trải nghiệm không thể nào quên đối với tôi, cuộc thỉnh nguyện này rất ôn hòa. Mọi người đều yên lặng, trật tự và không ai thấy sợ hãi. Chúng tôi chỉ cố gắng nêu lên những yêu cầu chính đáng của mình.

“Chúng tôi đã hy vọng Pháp Luân Công sẽ có được một môi trường công bằng. Nhưng sau ngày 25 tháng 4, không khí còn căng thẳng hơn, ai cũng cảm nhận được. Chính quyền không thực hiện những gì đã tuyên bố trên đài phát thanh: Trao cho Pháp Luân Công một môi trường hợp pháp để tu luyện. Mọi người vẫn còn bị can nhiễu khi ra ngoài luyện công.

“Nhưng mọi người đều chỉ nghĩ đến tu luyện. Nhưng tôi không ngờ ĐCSTQ lại phát động một cuộc bức hại tàn bạo đến vậy.”

Bà Cung Thấm Hoa tin rằng Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 đã có tác động rất tích cực. Bà nói: “Hiệu ứng tích cực đó là niềm hy vọng rằng nền văn minh nhân loại có thể tiếp tục tồn tại.” Nhiều người Trung Quốc đã mất niềm tin vào xã hội Trung Quốc, kể cả chế độ, nhưng Pháp Luân Công đã mang đến một dòng nước trong cho xã hội vào thời điểm đó.”

Cựu nghiên cứu sinh tại Đại học Thanh Hoa: Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 là cơ hội cuối cùng để chấm dứt cuộc bức hại này

Ông Hoàng Khuê, bấy giờ là nghiên cứu sinh tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, nhớ lại cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ông đã chứng kiến vào ngày 25 tháng 4. Mặc dù 25 năm đã trôi qua nhưng ký ức vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí ông.

Ngày 24 tháng 4 năm 1999, tôi gặp một người bạn cùng lớp trong một quán ăn, nói với tôi rằng ngày hôm sau một học viên Pháp Luân Công sẽ đến Văn phòng Khiếu nại Trung ương ở Trung Nam Hải để thỉnh nguyện.“

“Tôi đã tham gia cùng họ. Chúng tôi đến muộn, có lẽ là tầm 9 giờ sáng. Tôi thấy phía Tây và phía Bắc của Văn phòng Khiếu nại Trung ương đã chật kín các học viên Pháp Luân Công. Mọi người chỉ lặng lẽ đứng trên vỉa hè. Xe cơ giới và xe đạp không bị cản trở. Một số công an cũng có mặt ở đó.

“Các học viên Pháp Luân Công ở đâu cũng đều là người tốt, cảnh sát cũng không cần phải làm nhiệm vụ duy trì trật tự. Tôi nghĩ chỉ có một từ để mô tả, đó là: ‘hòa bình’. Khung cảnh rất bình hòa, không khẩu hiệu, không ai lớn tiếng hay la hét, rất bình hòa. Điều này rất khác với những cuộc biểu tình khác vốn có khẩu hiệu và hành vi quá khích. Nhưng ở đây chẳng có gì giống như vậy cả, hoàn toàn tĩnh lặng và trật tự. Điều này thực sự đã thể hiện sự thiện lương và nhẫn nại vô cùng của các học viên Pháp Luân Công, rất cảm động.”

92c2690f774444d670b697fc311feb72.jpg

Ông Hoàng Khuê, cựu nghiên cứu sinh tại Đại học Thanh Hoa, kể lại những trải nghiệm khi tham gia cuộc thỉnh nguyện ôn hòa tại Bắc Kinh 25 năm về trước.

Ông Hoàng Khuê nói: “Thực ra, sự kiện ngày 25 tháng 4 có thể nói là cơ hội cuối cùng của chúng ta để chấm dứt cuộc bức hại này. Tu luyện Pháp Luân Công có lợi cho đất nước và nhân dân, không có hại gì cả. Trên thực tế, điều này chỉ tốt cho xã hội và cả đảng phái chính trị, chứ không có hại gì. Nếu sự kiện ngày 25 tháng 4 được giải quyết một cách hòa bình mà không có cuộc bức hại diễn ra sau đó thì đó có thể coi đây là kỳ tích trong lịch sử dân tộc Trung Hoa.”

Ông Hoàng Khuê tin rằng Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng là điểm khởi đầu đưa Pháp Luân Công lên vũ đài quốc tế và được nhiều người biết tới. Ông tin rằng sức mạnh nội tâm trong tu luyện đã giúp ông và hàng triệu học viên Pháp Luân Công kiên định vượt qua 25 năm khó khăn này.

Công chúng lên án ĐCSTQ và ký đơn kiến nghị chấm dứt cuộc bức hại

Khu phố Tàu tấp nập khách du lịch, nhiều người bị sốc trước cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Họ đã ký đơn kiến nghị lên án nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng do chính quyền ĐCSTQ hậu thuẫn.

Cô Michelle Johnson, làm trong lĩnh vực tài chính, và anh Louis Geanopoulos, làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đã ký đơn kiến nghị kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt bức hại Pháp Luân Công. “Ai cũng có quyền của mình”, Cô Johnson nói. Cô đã biết Pháp Luân Công dạy con người hướng thiện theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Cô nói: “Công pháp này thật tốt và hữu ích cho cả tinh thần lẫn thể chất.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/24/475553.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/27/216769.html

Đăng ngày 05-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share