Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Đài Trung

[MINH HUỆ 29-04-2024] Hôm 27 tháng 4 vừa qua, khoảng 1.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tập trung tại Công viên Huệ Lai để tham gia buổi mít-tinh kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 năm 1999 ở Bắc Kinh. Với các biểu ngữ, áp phích và diễu hành, các học viên đã giải thích Pháp Luân Đại Pháp là gì và tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại bức hại các học viên vì đức tin của họ. Một số quan chức dân cử đã có bài phát biểu kêu gọi chấm dứt sự tàn bạo của ĐCSTQ.

26ac42a5c136486d7a6d33a7a06df53c.jpg

20240430-475748-tw-425_02-v2.jpg

Khoảng 1.000 học viên và nhiều diễn giả tham gia mít-tinh và diễu hành ở Đài Trung, ngày 27 tháng 4 năm 2024

Một tấm gương về đạo đức

f0109dde41a0d07ade69affb3b5c37ec.jpg

Giáo sư Tiêu Tùng Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan

Sau khi 45 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp ở Thiên Tân, vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên đã đến Văn phòng Khiếu nại Trung ương để yêu cầu trả tự do cho họ. Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên đã được giải quyết ổn thỏa vào thời điểm đó và được coi là cuộc thỉnh nguyện lớn nhất, ôn hòa nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nhưng ba tháng sau, vào tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã phát động một cuộc bức hại trên toàn quốc đối với các học viên Pháp Luân Công.

Giáo sư Tiêu cho biết: “Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa đã làm gương cho những công dân bình thường trong việc bày tỏ ý kiến ​​với chính quyền ĐCSTQ”. “Điều này là do các học viên Pháp Luân Công hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Bởi vậy, họ đã thiết lập tiêu chuẩn đạo đức về cách phản đối cuộc bức hại trong hòa bình dựa trên đức tin của họ”, ông cho biết.

Trong 25 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã nỗ lực không mệt mỏi để phổ biến cho mọi người biết sự thật về Pháp Luân Công và phơi bày sự tàn bạo của ĐCSTQ. Ông nói: “Chúng tôi chân thành kêu gọi mọi người từ mọi tầng lớp xã hội, ở cả Đài Loan và các quốc gia khác, ủng hộ những người chính trực và lên án sự tàn bạo của ĐCSTQ”.

Nhà lập pháp: Phát huy các giá trị phổ quát

2bd03bd89a18a19ce303c60262c75dbc.jpg

Bà Hà Hân Thuần, ủy viên của Viện Lập pháp

Ủy viên Lập pháp Hà Hân Thuần đã tham dự buổi mít-tinh để ủng hộ các học viên. Bà cho biết, trong suốt 25 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện lên chính phủ Trung Quốc một cách ôn hòa và hợp lý để đòi lại quyền hợp pháp của họ, nhưng họ đã bị bức hại tàn bạo, điều đó khiến bà cảm thấy rất đau lòng. Bà phát biểu: “Chúng tôi hy vọng chính phủ Trung Quốc đáp ứng yêu cầu của người dân”. “Nhân quyền và tự do là những giá trị phổ quát; tự do tín ngưỡng và việc luyện các bài công pháp là những quyền cơ bản. Chúng tôi hy vọng mọi người có thể tu luyện trong một môi trường tự do và an toàn.”

Pháp Luân Công mang lại lợi ích cho cả tinh thần và thể chất, giúp mọi người có một cuộc sống tốt đẹp hơn, bà Hà nói. Ở Đài Loan, có rất nhiều học viên được tự do thực hành tín ngưỡng. “Hãy phối hợp cùng nhau và kêu gọi chính phủ Trung Quốc chấm dứt mọi hình thức đàn áp Pháp Luân Công. Cuộc bức hại nghiêm trọng như vậy không thể được dung thứ bởi bất kỳ quốc gia dân chủ và tự do nào”, bà giải thích. Bà hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa tham gia vào nỗ lực nhằm chấm dứt các mối đe dọa và sự bành trướng của ĐCSTQ.

Ủy viên Hội đồng cảm ơn các học viên Pháp Luân Công

e819b27997379ef5982954d89d2e74aa.jpg

Ủy viên hội đồng Tân Trúc Tăng Tư Thành

Ông Tăng Tư Thành, ủy viên hội đồng từ Tân Trúc, đã đến Đài Trung để tham gia sự kiện. Ông phát biểu: “Tôi muốn cảm ơn các học viên Pháp Luân Công vì những nỗ lực bền bỉ của họ trong những năm qua, các hoạt động như thế này và các cuộc thảo luận cho phép chúng ta nhận ra bản chất tàn bạo của ĐCSTQ”. Ông nói rằng đối với những người lớn lên trong các xã hội dân chủ, thật khó có thể hiểu được tại sao một cuộc bức hại tàn bạo lại có thể xảy ra sau cuộc thỉnh nguyện của các học viên vào tháng 4 năm 1999.

Ông Tăng cho biết khi Trần Vân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan của Trung Quốc đại lục, đến thăm Đài Loan vào năm 2012, ông Tăng đã tham dự cuộc kháng nghị và rất ấn tượng trước sự ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công bên kia đường. “Tôi tò mò và tự hỏi Pháp Luân Công là tổ chức gì. Có rất nhiều học viên nhưng họ vẫn giữ được trật tự và kỷ luật trong suốt hoạt động đó”, ông nhớ lại.

Qua một người bạn là học viên, ông Tăng đã biết thêm về Pháp Luân Công và cách ĐCSTQ ngược đãi các học viên trong nhiều năm qua. Đó là lý do tại sao ông biết ơn các học viên vì những nỗ lực kiên định của họ trong nhiều năm qua và các hoạt động mà họ tổ chức giúp mọi người nhìn thấu sự lừa dối của ĐCSTQ. Ông nói: “Tôi hy vọng có thêm nhiều người sẽ biết được thông tin và tránh trở thành con tốt trong liên minh Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, hoặc tiếp tay cho cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ”.

Nhà lập pháp: Bảo vệ các quyền cơ bản

b3d054021ec9ab4db957e06339439b9f.jpg

Ông Chung Giai Tân, Ủy viên Lập pháp (Ảnh: Đài Truyền hình NTD)

Trong cuộc phỏng vấn trước các hoạt động tại sự kiện, ủy viên Viện Lập pháp Chung Giai Tân cho biết các nhà lập pháp ủng hộ các học viên Pháp Luân Công. Ông kêu gọi nhiều người hơn nữa phản đối một chế độ toàn trị như ĐCSTQ. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần bảo vệ các quyền cơ bản của tất cả mọi người, trong đó có các học viên Pháp Luân Công.

Trong một xã hội toàn trị, công dân không có quyền tự do tín ngưỡng và các hoạt động của họ thường bị hạn chế hoặc đàn áp. Ông cho hay thật đáng tiếc khi ĐCSTQ đã bức hại những người bất đồng chính kiến ​​và các học viên Pháp Luân Công trong những năm qua bằng cách tước đoạt các quyền cơ bản của họ.

Nhiều người đã và đang thức tỉnh

b79a1343da67a466cfb228e2e674b707.jpg

Ông Lưu Quốc Long, Chủ tịch Hiệp hội Kiến trúc sư Đài Loan

Ông Lưu Quốc Long, Chủ tịch Hiệp hội Kiến trúc sư Đài Loan, cho biết các học viên Pháp Luân Công là những người hiền lành và tốt bụng. “Tôi ngưỡng mộ họ vì họ quảng bá nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trên khắp thế giới và mang đến cho chúng ta một xã hội tốt đẹp hơn”, ông nói.

Ông Lưu cho biết thêm rằng việc kiến nghị và kháng cáo ôn hòa là điều bình thường và được hoan nghênh ở các quốc gia dân chủ. Nhưng ở Trung Quốc đại lục, chỉ vài tháng sau cuộc thỉnh nguyện ôn hòa vào tháng 4 năm 1999, các học viên Pháp Luân Công đã bị đàn áp nghiêm trọng. Ông cho hay điều này là do chế độ toàn trị chống lại loài người. Ông giải thích: “Họ sợ rằng mọi người sẽ có suy nghĩ độc lập”. May mắn thay, nhờ nỗ lực không ngừng của các học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm qua, nhiều người đã và đang thức tỉnh.

Ông Lý, sống ở Đài Trung, chụp nhiều bức ảnh về cuộc diễu hành. Ông cho biết: “Các học viên Pháp Luân Công thật tuyệt vời, có tinh thần cao và tỏa ra năng lượng tích cực”. “Ngoài ra còn có Đoàn nhạc Tian Guo và biểu diễn trống lưng. Mọi thứ đều tuyệt vời và tôi có thể cảm nhận được sự nỗ lực đằng sau họ.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/29/475748.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/30/216806.html

Đăng ngày 05-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share