[MINH HUỆ 24-04-2024] Ngày 21 tháng 4 năm 2024, nhân dịp kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4, các học viên đã tổ chức thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Manhattan để tưởng nhớ hàng nghìn học viên đã qua đời do cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Đại Pháp trong 25 năm qua.

727608b02596615436f252d5bb54d116.jpg

3caa61625521c787b5c469fa7d6af54a.jpg

87edfd32c744503fd5539b8e777af89b.jpg

26c8bd94401fce60adb41109461bc527.jpg

39a05bf85943b2ebe2353c318938592d.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tổ chức thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Manhattan, ngày 21 tháng 4 năm 2024.

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho một môi trường tu luyện an định. Mặc dù cuộc thỉnh nguyện diễn ra một cách trật tự và ôn hòa nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lấy đó làm cái cớ để phát động cuộc bức hại vô nhân đạo vào ngày 20 tháng 7 năm 1999 và cuộc bức hại vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.

Dưới bầu trời quang đãng, một chiếc máy bay lượn qua sông Hudson gần Lãnh sự quán Trung Quốc mang theo biểu ngữ màu vàng lớn có dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” màu đỏ bằng tiếng Trung và tiếng Anh. Ở độ cao khoảng 100 mét, tấm biểu ngữ được kéo bởi chiếc máy báy tung bay trong gió. Tấm biểu ngữ rất bắt mắt và người đi đường có thể nhìn rõ dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”.

Một học viên kêu gọi thả chị gái của bà bị giam giữ ở Trung Quốc

Học viên Trần Kính Vũ, 53 tuổi, đến từ thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Bà từng là nhân viên của Công ty Kiểm toán số 5 Trường Xuân. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào mùa hè năm 1997.

“Tôi vốn ốm yếu từ khi còn nhỏ, tôi mắc chứng viêm dạ dày và suy nhược thần kinh. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, sức khỏe của tôi đã được cải thiện rất nhiều. Tôi đắc Pháp và khỏi mọi bệnh tật trước khi cuộc bức hại xảy ra. Tôi đã có thể sống và làm việc bình thường và tôi cảm thấy rất hạnh phúc.” Bà Trần cho biết sau khi bước vào tu luyện, bà đã tuân theo các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp và không còn nhận quà hay lợi dụng người khác nữa.

Tuy nhiên, chỉ vì kiên định với đức tin của mình, vợ chồng bà đã lần lượt bị buộc phải nghỉ việc. Họ đành trốn khỏi Trung Quốc và đến Hoa Kỳ.

Trong buổi thắp nến tưởng niệm, bà Trần cùng chồng bà đã cầm bảng thông tin yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho chị gái bà là bà Trần Kính Huy cùng các học viên Pháp Luân Công khác, những người đã bị bắt giữ phi pháp vì kiên định đức tin vào Chân-Thiện-Nhẫn.

Chị gái của bà Trần là một nhân viên kế toán hơn bà hai tuổi. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công được sáu tháng, vào năm 2011, u xơ tử cung của bà ấy đã biến mất và tính tình của bà ấy cũng được cải thiện. Vào giữa tháng 3 năm nay, chị gái của bà đã bị Đồn công an đường Trường Cửu ở quận Triều Dương, thành phố Trường Xuân bắt giữ. Cha mẹ bà, hiện đã ngoài 80 tuổi, phải ở nhà một mình không có ai chăm sóc. Trước khi bị bắt, chị gái bà từng bị công an sách nhiễu trong nhiều năm.

“Cha mẹ tôi năm nay đã ngoài 80 cả rồi. Chị gái tôi đang chăm sóc cho bố mẹ tôi thì bị bảy cảnh sát bắt đi. Hiện giờ cha mẹ già của tôi không có người chăm sóc, tôi cũng rất lo lắng cho sự an toàn của chị gái tôi”, bà Trần nghẹn ngào nói. “Tôi từng bị ĐCSTQ giam giữ phi pháp, vậy nên tôi biết rõ rằng những tổn hại về tinh thần và thể chất mà việc này gây ra là không thể diễn tả bằng lời.”

Cuộc bức hại của ĐCSTQ đã diễn ra suốt 25 năm qua. Theo thống kê chưa đầy đủ, có 5.057 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết. Chỉ riêng năm 2023, 1.188 học viên đã bị kết án tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Trong số họ, người cao tuổi nhất đã 89 tuổi.

Học viên Thạch Khôn cho biết: “Chúng tôi tham gia buổi thắp nến tưởng niệm này để tưởng nhớ những đồng tu đã chết trong cuộc bức hại. Sự kiên cường và nỗi thống khổ của họ trong 25 năm qua thật cảm động.”

Một thanh niên Trung Quốc hiểu rõ về cuộc bức hại

Anh Cung Khải, một chàng trai trẻ ở tỉnh An Huy, đến Hoa Kỳ qua ngả Mỹ Latinh vào tháng 6 năm ngoái. Anh đã tham gia cuộc diễu hành và lễ mít-tinh của các học viên để kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4. Anh cho hay anh cảm nhận được lòng tốt của các học viên Pháp Luân Công và đã tham gia buổi thắp nến tưởng niệm vào buổi tối.

Anh nói: “Nếu một người quả thực không có bất kỳ niềm tin nào, anh ta rất dễ không có ngưỡng giới hạn khi làm việc. Vậy nên, tôi nghĩ tôi sẽ lấy lại được niềm tin của mình. Đại Pháp đã tẩy tịnh tâm hồn tôi. Tôi sẽ ước thúc hành động và lời nói của mình chiểu theo Đại Pháp. Tôi cảm nhận được những biến đổi trong cơ thể mình, đó là cảm giác được thanh lọc tâm hồn.”

Trước khi tham gia một sự kiện do các học viên Pháp Luân Công tổ chức tại thành phố New York, anh Cung cũng nhận được cuộc gọi từ Cục Công an quê hương anh ở Trung Quốc, liên tục ám chỉ rằng anh không được tham gia bất kỳ hoạt động nào liên quan đến Pháp Luân Công.

Anh Cung cho biết bà của anh đã tu luyện Pháp Luân Công khi anh còn nhỏ. Hơn 20 năm sau, anh đã hiểu rõ sự thật về cuộc bức hại của ĐCSTQ và tham gia cùng các học viên bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc. Anh kêu gọi giải thể ĐCSTQ và kêu gọi người dân Trung Quốc làm tam thoái.

Khi màn đêm buông xuống, các học viên Pháp Luân Công thắp lên những ngọn nến và sắp xếp chúng thành các chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” bằng tiếng Trung. Họ nâng những chiếc đèn hoa sen trên tay để tưởng nhớ vẻ ôn hòa và lòng tốt mà các học viên đã thể hiện trong buổi thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4, và cũng để tưởng niệm những đồng tu đã bị bức hại đến chết vì đức tin của họ trong 25 năm qua.

Một người dân địa phương cho biết: “Tôi cảm thấy tiếc cho những gì những người Trung Quốc này đã phải chịu đựng và tôi hy vọng mọi việc sẽ tiến triển theo hướng tốt hơn”.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/24/475575.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/26/216756.html

Đăng ngày 28-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share