Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại New York, Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 24-04-2024] Ngày 21 tháng 4 năm 2024, hơn 2.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức một đại lễ diễu hành ở Flushing, New York, Hoa Kỳ để kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ở Bắc Kinh 25 năm trước. Các học viên cũng chúc mừng gần 430 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi các tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Flushing là một trong những Khu phố Tàu lớn nhất thế giới, có cộng đồng người Hoa đa dạng cũng như cư dân thuộc các sắc tộc khác. Cuộc diễu hành bắt đầu từ con phố Main Street và Đại lộ 41, hướng về phía Nam con phố, tiếp theo rẽ trái vào đại lộ Sanford và tiếp tục di chuyển đến đại lộ Kissena. Sau đó, một cuộc mít-tinh được tổ chức bên cạnh Thư viện Flushing, toàn bộ sự kiện kéo dài trong bà giờ. Sở Cảnh sát Thành phố New York và Phân khu 109 đã đảm bảo an ninh đầy đủ cho cuộc diễu hành và mít-tinh.

 

ea2856297a18cb67c3cce13a27b264d0.jpg

bb065cd659d709280f31cfe70d16ef3a.jpga9acf59cd842ca8cb2a0fefb1c30ea13.jpg

3f644725e3b1f3c1b8ac229287ccf3aa.jpg

62ba07ad2614520b71c62e248ea43703.jpg

f372db96ebe3542fa70ce574576c12c4.jpg

4546d76b26e9ade435e67d5c9061e9af.jpg

cb5ee34c6668afd1f4edb767941a9e28.jpg

cb35524ab5d918db202f1eb3b5567396.jpg

75eb557045974545e573999f86a829e1.jpg

58f4befff7c035b6e3c7ae96cece592c.jpg

5b3cb65fb26a14576ab21fffb7dc242b.jpg

60b5e4a5c890c2dd4183a9ace8b09ecc.jpg

543ee0812a903e30451da116f5423df7.jpg

c941f361d36b79b2399b3ee4ae3ee1ea.jpg

a4942ef487275b2c6411a4b24768eedc.jpg

Đại lễ diễu hành tại Flushing, New York ngày 21 tháng 4 nhân kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ở Bắc Kinh ngày 25 tháng 4 năm 1999.

Nhiều người mới nhập cư từ Trung Quốc cho biết họ rất ấn tượng trước các biểu ngữ có dòng chữ như “Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn” và “Thoái ĐCSTQ sẽ mang lại một tương lai tốt đẹp hơn cho Trung Quốc”. Hơn 10 thành viên của Liên đoàn Dân chủ và Nhân quyền Trung Quốc đã tham gia cuộc diễu hành và mang theo biểu ngữ: “Ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp”.

Bà Dịch Trung Nguyên, đại diện Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở New York, cho biết trước đây dưới sự cai trị toàn trị của ĐCSTQ, tổ chức một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa là điều không thể tưởng tượng. Bà nói: “Cuộc thỉnh nguyện năm 1999 đã nêu tấm gương về việc chống lại sự tàn ác một cách hòa bình bằng lý trí, và nó đóng vai trò như một ngọn hải đăng cho các giá trị đạo đức trong xã hội chúng ta.”

Lời kể của nhân chứng: Tiếng nói từ chân tâm

Ông Trương Tùng Lâm, nguyên giảng viên Đại học Y Thủ đô, đã tham gia cuộc thỉnh nguyện cách đây 25 năm. Vì 45 học viên đã bị bắt ở thành phố Thiên Tân gần đó, hơn 10.000 học viên đã đến Văn phòng Kháng cáo Trung ương ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa yêu cầu thả họ. Ông giải thích: “Bằng cách tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, các học viên không còn sợ hãi và không theo đuổi chính trị. Chúng tôi chỉ có mong muốn chân thành là trở thành người tốt hơn. Bất cứ ai từng trải qua các cuộc vận động chính trị của ĐCSTQ, đặc biệt là Vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 đều biết sự khủng bố của ĐCSTQ. Nhưng những gì chúng tôi, những học viên đã làm, đều dựa trên sự tin tưởng vào chính phủ và thiện tâm, không có chút lợi ích cá nhân nào.”

Kể từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền vào năm 1949, cuộc thỉnh nguyện ôn hòa như vậy chưa bao giờ xảy ra ở Trung Quốc; và cũng là điều hiếm thấy trên thế giới. Nhiều học viên là cảnh sát hoặc sỹ quan quân đội, giáo sư, quan chức của hệ thống tư pháp, hoặc thương nhân. Ông Trương giải thích thêm: “Có khoảng 100 triệu học viên và họ đại diện cho xã hội chủ lưu của Trung Quốc. Khi nhắm vào Pháp Luân Đại Pháp và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, ĐCSTQ đã làm suy yếu nền tảng đạo đức ở Trung Quốc; nếu ĐCSTQ chấp nhận Pháp Luân Đại Pháp vào thời điểm đó thì xã hội của chúng ta ngày nay đã khác.”

Hiểu được chân tướng từ những câu chuyện thực tế

Ông Lý đến từ Trung Quốc đại lục, ông vô cùng xúc động trước cuộc diễu hành. Ông tán đồng với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và cho biết Chân-Thiện-Nhẫn sẽ làm cho thế giới của chúng ta thành một nơi tốt đẹp hơn. Ông nói thêm: “Tôi hy vọng có nhiều người hơn nữa có thể tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Đôi khi tôi thấy các học viên trên đường giới thiệu cho mọi người về pháp môn tu luyện, dù thời tiết nắng hay mưa. Tôi ngưỡng mộ sự kiên trì của họ.”

Khi còn ở Trung Quốc, ông Lý thường nhận được tài liệu từ các học viên ở hành lang hay trong cộng đồng của mình. Ông chia sẻ: “Sau khi đọc tài liệu và xem các đĩa DVD, tôi biết được ĐCSTQ đã vu khống Pháp Luân Đại Pháp bằng những lời dối trá như dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn. Từ họ, tôi biết được Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt vời và các học viên là những người tốt.”

Nội hàm văn hóa phong phú

Anh Đới cùng mẹ đến thăm New York, họ chứng kiến cuộc diễu hành khi đang ăn tối ở Flushing. Anh Đới bộc bạch: “Đây là lần đầu tiên tôi thấy một sự kiện như thế này. Thật rực rỡ sắc màu và phong phú về yếu tố văn hóa.”

“Trông tuyệt quá! Tôi có thể nói rằng những người này (các học viên) có tố chất rất cao. Tôi vô cùng cảm động và hy vọng một ngày nào đó có thể nhìn thấy điều này ở Trung Quốc”, mẹ anh Đới bày tỏ.

Ông Dư, một khán giả, cho biết các học viên tràn đầy năng lượng tích cực. Ông nhận xét: “Chân-Thiện-Nhẫn là tốt. Đó là điều chúng ta nên thực hành.”

Sức mạnh của đức tin và nhân tính

Anh Triệu đến từ Trung Quốc, anh ở Hoa Kỳ được sáu tháng và đang làm việc ở các bang khác. Ngày đầu tiên trở lại New York, anh đã chứng kiến cuộc diễu hành và rất ngạc nhiên trước sự kiện này. Khi thấy số lượng lớn các học viên thuộc mọi lứa tuổi, ngành nghề và sắc tộc, anh Triệu chia sẻ: “Thành thật mà nói, ngày nay người dân Trung Quốc khó có đức tin. Bởi vậy, tôi mới thắc mắc tại sao lại có rất nhiều người tin vào Pháp Luân Đại Pháp đến vậy. Đây chính là sức mạnh của đức tin.”

Cô Susan Liu cho biết cuộc thỉnh nguyện ôn hòa năm 1999 là cuộc thỉnh nguyện ôn hòa lớn nhất sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Cô nói: “Tại sao chỉ có các học viên Pháp Luân Đại Pháp đi thỉnh nguyện? Tôi nhận thấy nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn ưu việt hơn, các học viên giúp đỡ lẫn nhau và ngày càng mạnh mẽ.”

Cô cho rằng các học viên khác với người Trung Quốc bình thường. Cô tiếp tục: “Đó là do nhân tính của họ đã được khôi phục và mặt tích cực của nhân tính đã hiển lộ. Tôi mong được chứng kiến nhiều người Trung Quốc hành động như vậy. Tôi cũng hy vọng một cuộc diễu hành như thế này có thể sớm được tổ chức ở Trung Quốc.”

“Hãy tưởng tượng nếu cuộc diễu hành này được tổ chức ở Trung Quốc”

Tại sự kiện, một số người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ và cùng tham gia diễu hành trong nhóm “Thoái ĐCSTQ”. Anh Cung là một trong số đó, anh rất vui khi được tham gia sự kiện này vì đây là nền văn hóa mà anh cảm thấy gắn bó.

Anh Cung bộc bạch: “Pháp Luân Đại Pháp đã mang đến cho chúng tôi đức tin Chân-Thiện-Nhẫn, giúp chúng tôi nhận ra bản chất tà ác của ĐCSTQ. Ở Flushing đã có rất nhiều khán giả rồi, nhưng hãy tưởng tượng nếu cuộc diễu hành này được tổ chức ở Trung Quốc, tôi chắc chắn số người xem sẽ còn nhiều hơn nữa. Điều đó sẽ đưa Trung Quốc lên một tầm cao mới và tôi hy vọng điều này sẽ sớm diễn ra.”

Cư dân mạng: Sức mạnh của sự bình yên nội tâm

Anh Mo có blog cá nhân trên Internet và cho biết anh rất vui khi được chứng kiến cuộc diễu hành của các học viên Pháp Luân Đại Pháp một lần nữa. Anh chia sẻ: “Từ khuôn mặt điềm tĩnh của các học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi có thể thấy được sức mạnh nội tâm bình an đến từ đức tin của họ. Tôi ủng hộ các học viên Pháp Luân Đại Pháp và những nỗ lực của họ chống lại ĐCSTQ.”

Anh Mo chia sẻ thêm rằng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn rất quan trọng và có ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt là trong xã hội hỗn loạn này. Anh nói: “Tôi là người theo đạo Cơ đốc. Nhưng tôi nghĩ những người sống có kỷ luật, những người có lương tâm nên ủng hộ các học viên Pháp Luân Đại Pháp, bởi vì những gì đang xảy ra với họ có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta.”

Cảm ơn các học viên vì những nỗ lực của họ

Anh Lý, khoảng 40 tuổi, đến từ thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Trong khi xem cuộc diễu hành cùng con trai, anh cảm nhận được và đồng cảm với những khổ nạn mà các học viên đã trải qua. Anh nói: “ĐCSTQ không thể dung nạp các giá trị truyền thống, ông tôi cũng bị chính quyền này bức hại. Qua trải nghiệm của gia đình tôi, tôi nghi ngờ tuyên truyền của ĐCSTQ. Sau khi đọc Cửu Bình (Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản), tôi đã hiểu được tất cả và tôi thực sự trân trọng nỗ lực của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong việc giảng chân tướng và khôi phục các giá trị truyền thống.”

Anh Ordonez đến từ Ecuador, anh đã xem cuộc diễu hành cùng con gái, cả hai cha con đều rất thích. Khi được giới thiệu những lợi ích của Pháp Luân Đại Pháp và được biết các học viên bị ngược đãi ở Trung Quốc như thế nào, anh Ordonez nói rằng thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn. Anh cho biết: “Tôi cảm thấy rất yên bình, tôi sẽ tìm hiểu các bài giảng cũng như các bài công pháp.”

Cô Dư đến từ tỉnh Phúc Kiến cho biết cô vô cùng cảm động trước cuộc diễu hành. Cô bày tỏ: “Sự kiện này khiến tôi nhớ đến các học viên Pháp Luân Đại Pháp mà tôi đã gặp ở Trung Quốc. Trước khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, đâu đâu cũng có các học viên. Tôi hy vọng được nhìn thấy cảnh tượng ấy ở Trung Quốc một lần nữa.”

Ông Thi, người nhập cư đến New York cách đây vài năm, cho biết ông thực sự thích xem cuộc diễu hành hàng năm. Ông giải thích: “Tôi đã 75 tuổi rồi và đã trải qua nhiều phong trào chính trị, trong đó có cuộc tịch thu đất đai của địa chủ, tịch thu tài sản của các chủ doanh nghiệp và các vụ giết chóc. Tôi đã chứng kiến rất nhiều sự việc.”

Anh Trịnh, người mới từ Trung Quốc đến New York vài tháng trước. Anh rất vui khi chứng kiến sự kiện ôn hòa này và nói rằng anh sẽ kể cho bạn bè của anh nghe về điều này.

Ông Trương cho biết ông nhận thấy số học viên nhiều lên. Ông nói: “Hơn nữa, chúng tôi không còn thấy những người [thân ĐCSTQ] trên đường phố vẫy cờ đỏ nữa. Rõ ràng, bất kể đảng chính trị nào lên nắm quyền, chính phủ Hoa Kỳ đều đạt được sự đồng thuận đối đầu với ĐCSTQ.”

Anh Lý cho biết anh tôn trọng Pháp Luân Đại Pháp vì sự kiên trì của họ (các học viên) trong suốt những năm qua. Anh ca ngợi cuộc diễu hành thật tuyệt vời và nhận định: “Cho dù cuộc đàn áp đang diễn ra ở Trung Quốc, vẫn có rất nhiều người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở nước ngoài. Thật đáng kinh ngạc.”

Cô Chu cho biết cô rất hạnh phúc khi được sinh sống ở Mỹ, đất nước của tự do. Cô chia sẻ: “Tôi rất vui khi thấy các hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp, đôi khi tôi cũng tham gia cùng họ. Tôi đã nhìn thấu ĐCSTQ và cắt đứt quan hệ với các tổ chức này.”

Sau cuộc diễu hành, các học viên đã tổ chức mít-tinh bên cạnh Thư viện Flushing. Vào buổi tối, các học viên tổ chức thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/24/475542.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/25/216732.html

Đăng ngày 28-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share