Bài viết của Hà Bình, phóng viên Minh Huệ tại Stockholm

[MINH HUỆ 21-04-2024] Ngày 20 tháng 4 năm 2024, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc mít-tinh bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại Stockholm, Thụy Điển để kỷ niệm 25 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 tại Bắc Kinh.

fe9ec7002914e8cee97e6e236ef7337e.jpg316f14f80272033b4c48569edd3aca6b.jpgc334d3dd620400afc6cafe962f6cc052.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tổ chức mít-tinh và luyện công bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ngày 20 tháng 4 năm 2024 để kỷ niệm 25 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4.

Cùng ngày, cuộc đua bán marathon mùa xuân hàng năm cũng được tổ chức tại Stockholm. Mặc dù trời lạnh và có gió mạnh, nhưng đường phố vẫn tấp nập người và xe. Các học viên đã trình diễn các bài công pháp trên bãi cỏ đối diện Đại sứ quán Trung Quốc, và trưng bày các biểu ngữ bắt mắt với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công”. Họ cũng phân phát tài liệu thông tin và nói với mọi người về cuộc bức hại ở Trung Quốc, đã diễn ra 25 năm qua.

Mọi người bày tỏ sự ngưỡng mộ và ủng hộ

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, 10.000 học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) đã đến Văn phòng Kháng cáo Quốc gia ở Bắc Kinh để kêu gọi chính phủ trả lại môi trường hợp pháp cho các học viên tự do tu luyện Pháp Luân Công. Sự kiện này đã trở thành cuộc kháng nghị hòa bình quy mô lớn chưa từng có tiền lệ dưới chế độ cộng sản và làm kinh ngạc cả thế giới.

25 năm đã trôi qua, hàng năm, các học viên đều đến Đại sứ quán Trung Quốc ở Thụy Điển để nói cho mọi người biết về Pháp Luân Đại Pháp bằng các hoạt động ôn hòa nhằm nâng cao nhận thức về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc và kêu gọi chấm dứt sự tàn bạo này.

Ngay sau khi các hoạt động bắt đầu, các nhân viên Đại sứ quán đã phát nhạc bằng loa phóng thanh nhằm gây nhiễu cho cuộc kháng nghị ôn hòa của các học viên. Các học viên không dao động, mà tiếp tục yên lặng ngồi thiền định trong gió lạnh. Một học viên đã đọc lá thư bằng tiếng Trung và tiếng Anh nhằm kêu gọi các viên chức của Đại sứ quán không nghe theo chính quyền Trung Quốc mà bức hại Pháp Luân Công nữa.

153876fb3dc3bcc2129ead4e018883cd.jpg

Một học viên cầm loa đọc thư gửi các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc.

3c5398f24c97d9ef59d8437fd7b74efc.jpg

Một học viên giải thích về Pháp Luân Công cho người qua đường.

Người dân địa phương bày tỏ sự ngưỡng mộ khi biết đến sự kiên trì và lời kêu gọi ôn hòa của các học viên hơn hai thập kỷ qua, đồng thời lên án những hành động tàn bạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Nhiều người đã tới gặp các học viên để tìm hiểu thêm. Nhiều xe ô tô chạy chậm lại để đọc băng-rôn. Một số tài xế mở cửa sổ xe để đọc thông tin, hoặc bấm còi xe để bày tỏ sự ủng hộ, và một số người đã chụp ảnh và quay video.

Những người tham gia cuộc đua marathon chạy ngang qua cuộc kháng nghị và giơ ngón tay cái khi thấy họ luyện công.

Lời khai của nhân chứng cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 tại Bắc Kinh

Ông Lý Chí Hà, từng làm việc tại trụ sở chính của Công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc ở Bắc Kinh cách đây 25 năm, cho biết: “Tôi từng bị rách dây chằng ở vị trí thắt lưng nghiêm trọng, nó gây nhiều phiền toái cho cuộc sống và công việc của tôi. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 10 năm 1997 sau khi được một người bạn giới thiệu. Trong vòng chưa đầy hai tuần, tình trạng đeo bám tôi nhiều năm này đã biến mất! Công pháp thần kỳ này không chỉ giúp tôi khỏe mạnh, mà còn khiến gia đình tôi hòa thuận hơn. Cá nhân tôi đã chứng kiến nhiều điều kỳ diệu ở những người xung quanh tôi sau khi tu luyện Pháp Luân Công, nên thực sự tin rằng đây là công pháp tu luyện tuyệt vời!”

194ac141d767b42ea7b339285aef5c85.jpg

Ông Lý Chí Hà cho biết : “Pháp Luân Công đã cho tôi một sinh mệnh mới. Tôi muốn nói với mọi người trên thế giới rằng môn tu luyện này tuyệt vời và phi thường như thế nào.”

Ông Lý tiếp tục: “Ngày 25 tháng 4 năm 1999, tôi đến Văn phòng Kháng cáo Quốc gia trước 6 giờ sáng. Tôi đi theo các học viên khác và được cảnh sát dẫn đến một địa điểm. Mặc dù có rất đông người nhưng ai cũng có trật tự và chúng tôi lặng lẽ chờ đợi kết quả đàm phán. Tôi đã đứng cả ngày. Mọi người ra vào một cách có trật tự. Chúng tôi không có bất kỳ động cơ chính trị nào; Chúng tôi chỉ đơn giản là muốn nói với chính phủ về lợi ích của môn tu luyện.”

“Đến tối, chúng tôi được thông báo rằng yêu cầu của chúng tôi đã được chấp thuận, rồi mọi người giải tán trong yên lặng. Trước khi rời đi, các học viên nhặt rác trên mặt đất, kể cả đầu mẩu thuốc lá mà cảnh sát vứt xuống. Mặt đất sạch sẽ không một dấu vết.”

Kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

Ông Lý Chí Hà không ngờ ĐCSTQ lại phát động cuộc bức hại điên cuồng đối với Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Ông bị bắt vì đến Quảng trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và trở thành đối tượng bị theo dõi.

Ông nói ĐCSTQ đã biên tạo những lời dối trá để kích động sự thù hận của công chúng đối với Pháp Luân Công, đầu độc tâm trí của người dân ở Trung Quốc và trên toàn thế giới. Là người đã được hưởng lợi từ môn tu luyện này, ông cảm thấy mình có trách nhiệm nói lên sự thật và kêu gọi mọi người giúp chấm dứt sự tàn bạo này. “Chừng nào cuộc bức hại còn diễn ra, mọi học viên Pháp Luân Công và tôi sẽ không ngừng kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại bằng các biện pháp lý tính, ôn hòa để duy trì tinh thần của cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 tại Bắc Kinh.”

Bản quyền 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/21/475429.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/22/216676.html

Đăng ngày 27-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share