Bài viết của Hương Âm

[MINH HUỆ 28-03-2012] Một trong những mục tiêu chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là thiết lập một chi nhánh của đảng ở mỗi thôn và bổ nhiệm một người trong thôn làm bí thư đảng địa phương. Đó là cách mà họ có thể giám sát và điều khiển người dân hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những viên chức thôn này, ngoại trừ chức vụ mà đảng giao cho, thì họ cũng như những người khác. Đối với các chính sách hữu lậu của ĐCSTQ, nhiều viên chức đã cố hết sức để trì hoãn hoặc đơn giản là bỏ qua các chỉ thị liên quan. Tôi đã gặp một số những người này.

Một viên chức thôn tránh làm theo các chính sách tàn ác của ĐCSTQ

Có một bí thư đảng là người có uy tín lớn trong khu vực địa phương cũng như trong thôn của ông. Khi tôi nói chuyện với ông về sự đồi bại của ĐCSTQ hiện nay và thế tiến thoái lưỡng nan mà nhiều viên chức thôn phải đối mặt, ông cũng cảm thấy rất phiền não. Về cách làm thế nào để xử lý các vấn đề từ lãnh đạo cấp trên, ông nói: “Để là một viên chức thôn tốt, anh phải suy xét cẩn thận và không thể theo ĐCSTQ trên con đường tối tăm xuống địa ngục.”

Ông ấy đề cập đến “chính sách một con” như là ví dụ. Ông nói: “Hàng ngàn năm qua, có ai nghe về điều gì đó như việc cấm người ta sinh con chưa? Theo truyền thống của thôn chúng tôi, nếu một gia đình chỉ có một con gái, cha mẹ cô ấy có thể theo cô đi về gia đình chồng luôn hay không? Thậm chí nếu anh có một người con trai, chẳng phải đó vẫn là một gánh nặng trong tương lai sao? Tôi không quan tâm người khác nghĩ gì. Mặc dù chính sách bên trên là cho kế hoạch sinh sản và người ta sẽ bị phạt nếu có hơn một con, tôi chắc chắn không can thiệp nếu người dân thật sự muốn sinh thêm con cái. Cấp trên yêu cầu chúng tôi báo cáo về con số, nhưng tôi sẽ cố gắng giấu càng nhiều càng tốt. Dĩ nhiên, chúng tôi phải thảo luận việc này với ủy ban thôn, và được mọi người đồng ý. Nếu có gì đó xảy ra, chúng tôi chỉ làm như là không hay biết gì. Vài thôn đã quá đà khi theo chính sách này. Chẳng phải như vậy là chia cắt gia đình người ta hay sao? Ai sẽ ủng hộ họ sau này? Họ báo cáo mỗi trẻ em vượt chỉ tiêu và khi bị yêu cầu nộp tiền phạt, họ sẽ buộc gia đình đó trả 500 nhân dân tệ, khiến cho gia đình này thực sự gặp khó khăn. Cuối cùng, khi không thể đóng phạt được, các viên chức bị phê bình. Hiện tại, các viên chức ĐCSTQ thật sự không quan tâm bạn có bao nhiêu con, họ chỉ thực sự muốn có tiền. Khi bạn đưa tiền, họ không quan tâm bạn có nhiều con. Không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tránh báo cáo những trường hợp này, và đây là cách tốt nhất để tôi xử lý.”

Tôi hỏi ông ấy rằng ông nghĩ gì về những người trong thôn tập Pháp Luân Công. Ông nói: “Sống trong cùng một thôn, mọi người đều rất thân mật với nhau. Tại sao lại làm phiền họ? Khi lãnh đạo cấp trên điều tra, thật dễ dàng để bảo vệ những người tập Pháp Luân Công và không tố giác họ. Một bí thư đảng ở thôn bên cạnh đã kết án một học viên Pháp Luân Công bảy năm tù. Anh có thể tưởng tượng người trong thôn nghĩ gì về ông ta không? Ngoài ra, tất cả những người tập Pháp Luân Công trong thôn chúng tôi đều rất tốt. Làm hại họ chẳng phải cũng là làm điều xấu hay sao?”

Viên chức thôn bảo vệ một học viên Pháp Luân Công

Trong một thôn nọ, mọi người đều rất gần gũi nhau. Mọi người đều biết những gì xảy ra trong mỗi gia đình, người nào như thế nào, và ai làm điều xấu, v.v… Khi nói đến việc bảo vệ các học viên Pháp Luân Công, vài viên chức thôn thật sự cho thấy ý thức bảo vệ công lý của họ.

Sau đây là một câu chuyện của một bí thư đảng:

Một ngày nọ, một công an ở đồn công an địa phương đã yêu cầu một viên chức thôn đưa ông ta đến nhà một học viên Pháp Luân Công. Ban đầu, viên chức này không suy nghĩ nhiều và đi cùng với công an. Khi đến gần nhà của học viên, người viên chức hỏi: “Ông muốn gặp anh ấy để làm gì?” Người công an trả lời: “Chỉ gặp nhau thôi.” Người viên chức nói: “Chỉ gặp thôi sao? Có gì tốt đến mức gặp nhau chứ? Nó chẳng phải quá đơn giản sao?” Người công an ngập ngừng: “Tôi muốn anh ấy làm một bản tuyên bố và cung cấp một chữ ký.” Người viên chức dừng lại và đứng đó nói: “Bản tuyên bố gì? Ký gì? Tôi nói với ông rằng anh ấy là người tốt nhất trong thôn chúng tôi, và là người rất tốt. Tôi sẽ thay mặt anh ấy làm bản tuyên bố. Ông thậm chí không được phép bước vào cửa nhà của anh ấy. Ông có thể tùy ý quyết định làm điều gì với chữ ký đó. Nếu ông dám đến thôn của tôi lần nữa để làm điều này, thì đừng trách tôi bất lịch sự nhé.” Sau khi nói xong, người viên chức thôn quay mặt bỏ đi. Người công an lúng đứng đó trong thời gian lâu và cuối cùng phải bỏ đi. Từ đó trở đi, không ai còn đến làm phiền người học viên Pháp Luân Công này nữa.

“Hãy để cô ấy về nhà, hoặc tôi sẽ cùng đến nhà tù với ông”

Có một viên chức thôn trong thành phố chúng tôi tuy không học hành nhiều, nhưng ý thức về công lý rất cao. Đồn công an địa phương một lần đưa người đến thôn của ông để lục soát nhà của một học viên Pháp Luân Công. Khi nghe tin này, ông ấy ngay lập tức lái xe máy đến đó. Khi đến nơi, công an đã lục soát nhà và bắt giữ người học viên. Ông ấy nói với công an: “Các người không thể đưa cô ấy đi. Tại sao không nói với tôi khi các người đến thôn của tôi để lục soát nhà người dân?” Trong khi nói chuyện, ông ấy gọi cho trưởng thôn và nhờ mang theo nhiều người hơn đến. Trưởng công an biết người viên chức này và nói: “Chúng tôi đã tìm thấy nhiều thứ, chúng tôi có thể lấy chúng không?” Ông ấy nói: “Ông tìm được gì? Một quả bom, hay một khẩu súng máy. Chẳng phải đó chỉ là sách sao? Cô ấy có thể làm gì sai với những cuốn sách?” Công an nói: “Đây là sách Pháp Luân Công.” Ông ấy trả lời: “Sách Pháp Luân Công thì có gì sai chứ? Cô ấy thường hay tập. Tôi đã hứa với lãnh đạo thành phố về điều này. Chúng tôi không có người tập Pháp Luân Công trong thôn. Nếu ông nói cô ấy tập Pháp Luân Công, tôi sẽ cho ông biết rằng mỗi người trong thôn này đều tập Pháp Luân Công, vậy giờ ông muốn làm gì?”

Càng lúc càng có nhiều người trong thôn tập trung. Khi nghe người viên chức nói, họ đều la lên: “Chúng tôi đều tập Pháp Luân Công. Ông muốn làm gì?” Công an trưởng kéo người viên chức sang một bên và nói: “Tôi không phải người chịu trách nhiệm. Cấp trên ra lệnh bắt cô ấy, sao tôi có thể không làm chứ?” Người viên chức nói: “Ông đến để bắt cô ấy. Tại sao không nói với tôi? Ai nói với ông là gia đình cô ấy sống ở đây? Nếu ông không phải người chịu trách nhiệm, sao ông có thể quyết định đưa người đi được.” Người trưởng công an nói: “Vậy thế này nhé. Tôi đưa cô ấy đi và sẽ trả về sau khi hỏi một vài câu.” Ông bí thư nói: “Tôi sẽ đi cùng cô ấy. Nếu ông không thả cô ấy, tôi sẽ làm lớn chuyện này.”

Sau khi đến đồn công an địa phương, người bí thư nói với người học viên khi không có ai xung quanh: “Một người phải chịu trách nhiệm cho hành động của họ. Cô không thể nói ra người nào trong thôn chúng ta tập Pháp Luân Công.”

Khi công an bắt đầu thẩm vấn người học viên, vị bí thư gọi tập trung mọi người lại. Sau một lúc, trưởng công an bước ra và nói: “Cô ấy rất cứng đầu và nói với tôi về Pháp Luân Công. Làm sao tôi có thể giải thích mọi chuyện với lãnh đạo cấp trên chứ?” Người bí thư nói: “Tôi không quan tâm điều đó. Dù chuyện gì xảy ra thì tôi cũng đưa cô ấy về.” Vào lúc đó, Phòng 610 gọi đến để điều tra tình hình. Trưởng công an nói: “Chúng tôi thẩm vấn cô ấy ngay bây giờ.” Người bí thư hỏi: “Phòng 610 muốn gì? Tôi sẽ đi với ông.” Trưởng công an trả lời: “Những gì tôi nói sẽ không tính, và tôi chỉ có thể giao cô ấy cho họ.” Người bí thư nói: “Ông có xấu hổ khi cố vi phạm lời hứa của mình không? Chẳng phải ông nói rằng sẽ thả cô ấy sau khi hỏi một vài câu sao? Chuyện ngày hôm nay tôi sẽ không nói với ai cả ngoại trừ ông!” Trưởng công an nói: “Hãy để tôi giam cô ấy vài ngày để tôi có thể báo cáo với cấp trên.” Người bí thư đáp lại: “Vô nghĩa. Ông có thể giam tôi nếu ông muốn và để cô ấy về nhà. Tôi sẽ theo ông đến nhà tù.”

Vào lúc này càng có nhiều người trong thôn tập trung tại đồn công an. Trưởng đồn công an yêu cầu: “Ông có thể bảo họ về trước không, nhỡ trường hợp này vượt khỏi tầm kiểm soát?” Người bí thư nói: “Tôi có thể yêu cầu họ về trước, nhưng hôm nay nếu ông không thả cô ấy, tôi chắc chắn sẽ khiến ông gặp phiền phức.” Phòng 610 gọi lại để hỏi tình hình, và trưởng công an trả lời: “Chúng tôi không tìm thấy gì cả. Làm sao có thể đưa cô ấy đến trại giam được chứ?” Phòng 610 hỏi: “Ông không tìm thấy sách sao?” Người bí thư dành lấy điện thoại và nói: “Ông là ai? Tôi là bí thư đảng của thôn này và có vài điều muốn nói. Tôi sẽ đưa người học viên về nhà. Nếu ông muốn đưa cô ấy đến trại giam, hãy đến thôn và tìm cô ấy. Tôi nói cho ông biết rằng nếu ông muốn đưa người trong thôn của tôi đi, tôi sẽ không cho ông làm điều đó dù cho tôi có bỏ cái chức bí thư đảng này.” Nói xong ông ấy cúp máy.

Người trưởng công an trông có vẻ sững sờ. Sau khi lấy lại điện thoại ông nói: “Tôi thật sự khâm phục ông. Có một bí thư thôn như ông, thực sự là điều may mắn cho ngôi làng này.” Trưởng công an gọi lại cho Phòng 610 và sau khi nói chuyện một lúc, ông ấy nói với người bí thư: “Ông có thể đưa cô ấy trở về.”

Thật ra, để trở thành một viên chức thôn tốt thì không phải là điều khó khăn. Dù sống trong bất kỳ xã hội nào, nếu một người muốn trở thành một viên chức tốt, ông ấy sẽ phải chăm sóc người dân. Ngày nay, nếu một người theo đảng cộng sản thì không thể là một viên chức tốt được. Đảng yêu cầu các viên chức củng cố chính sách “kế hoạch hóa gia đình” và liên kết với đảng để bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, những người vốn chỉ phấn đấu để trở thành người tốt hơn. Làm sao chúng ta có thể làm những điều này. Trong hơn 10 năm của cuộc đàn áp cực đoan chống lại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, có rất nhiều trường hợp người tốt bảo vệ các học viên Pháp Luân Công. Dù cho ĐCSTQ bịa đặt lời dối trá đến đâu, những người tốt này luôn có thể nói lên điều lẽ phải từ những cái sai trái, và bảo vệ các học viên một cách công khai hay bí mật. Đối với những viên chức thôn tuân theo mệnh lệnh tà ác của ĐCSTQ, khi lịch sử mở lại trang sách này, họ có thể đổ lỗi cho đảng về tất cả những tội ác mà họ đã phạm phải không? Chỉ những viên chức thôn bảo vệ người dân của họ khỏi sự bất công mới là những viên chức thực sự tốt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/3/28/有这样的好村官-254851.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/4/18/132770.html#.T5PdvHnlY5d

Đăng ngày: 29– 4– 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share