Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-01-2024] Tôi có bốn em gái và một em trai. Sau khi mẹ tôi bị thương ở lưng và không thể ra khỏi giường, tôi và em gái thứ hai đã chuyển đến ở với mẹ để tiện chăm sóc cho mẹ, còn các anh chị em khác của chúng tôi sẽ đến thăm bà khi có thời gian.

Từ khi còn nhỏ, tôi đã mắc hội chứng sợ bẩn, vì vậy tôi đã xin Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, giúp tôi loại bỏ chứng sợ bẩn này. Vì mẹ tôi không tự chủ được đại tiểu tiện, nên tôi phải dọn phân và nước tiểu cho bà. Trước đây, tôi chưa bao giờ dọn phân và nước tiểu cho ai, thậm chí là các con tôi, nên mỗi khi nhìn thấy phân và nước tiểu, tôi liền thấy buồn nôn. Tôi tự nhủ, là đệ tử Đại Pháp, tôi cần phải buông bỏ quan niệm sạch bẩn nơi người thường này.

Tôi dùng giấy vệ sinh lau phân rồi rửa sạch sẽ cho bà. Tôi không ngửi thấy mùi gì cả, cũng không cảm thấy bẩn thỉu. Trước kia, khi chưa tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi hoàn toàn không thể làm được điều này. Cảm tạ Sư phụ đã loại bỏ tâm sợ bẩn cho con.

Không bị dẫn động

Tôi chăm sóc chu đáo cho mẹ và cố gắng hết sức để vệ sinh sạch sẽ cho mẹ mỗi ngày. Vì không đi lại được nên mẹ tôi thường xuyên tỏ ra bực bội, nhưng dù mẹ có nói gì, tôi cũng không tranh cãi với mẹ. Thay vào đó, tôi kể cho mẹ nghe những câu chuyện truyền thống và bầu bạn cùng mẹ để giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ và em gái thứ hai của tôi rất cảm động và nói rằng tôi thật tốt và kiên nhẫn.

Một hôm, em gái thứ ba của tôi gọi điện tới, trong cuộc trò chuyện, mẹ tôi không ngừng khen ngợi em gái thứ hai của tôi đã vệ sinh và chăm sóc cho bà rất tốt, mặc dù tôi mới là người dọn phân và nước tiểu hàng ngày cho bà. Nghe cuộc trò chuyện của họ, ban đầu, tôi cảm thấy không thoải mái, nhưng tôi chợt nhớ rằng là đệ tử Đại Pháp, tôi không nên có tâm muốn được đánh giá cao. Chắc hẳn Sư phụ đã an bài cơ hội này để tôi loại bỏ chấp trước muốn được khen ngợi.

Ngay sau khảo nghiệm đó lại là một khảo nghiệm khác. Một hôm, em gái thứ hai của tôi nói: “Em gái út mang sáu con gà từ quê lên, em đã chia cho hai nhà rồi, nhưng không có nhà chị”. Dù không nói gì nhưng tôi cảm thấy hơi khó chịu. Tôi vừa mời gia đình hai em gái thứ tư và thứ hai cơm tối, vậy mà hai em gái thậm chí còn không bảo nhau để lại cho tôi lấy một con gà. Tuy nhiên, tôi lập tức nhận ra rằng đó là cơ hội tốt để loại bỏ tâm tư lợi của mình, và tôi nên vui vẻ mới đúng.

Hai ngày sau, em gái thứ hai nói với tôi rằng em gái thứ ba gửi cho tôi hai chiếc chăn bông lớn, nhưng bây giờ lại muốn đổi hai chiếc chăn lớn thành ba chiếc chăn nhỏ hơn để em gái thứ hai, em trai và mẹ chúng tôi mỗi người một chiếc nên không còn cái nào cho tôi. Lần này, tôi không hề động tâm. Khi tôi có thể loại bỏ chấp trước vào được mất, em gái thứ hai đã làm riêng một chiếc chăn đáng yêu cho tôi.

Giảng chân tướng cho người nhà

Hơn 20 năm nay, mẹ theo một tôn giáo, nhưng bà phản đối tôi tu luyện Đại Pháp. Trước đây, em gái thứ hai của tôi cũng có những nhận định tiêu cực về Đại Pháp và không muốn nghe chân tướng về Đại Pháp. Và tôi đã cầu xin Sư phụ giúp tôi cứu họ.

Cả mẹ và em gái thứ hai đều nóng tính. Ngày nào mẹ và em cũng cãi nhau. Một hôm, trong khi hai mẹ con lại cãi nhau, em gái thứ hai hét lên: “Con không muốn theo tôn giáo của mẹ nữa. Mẹ là theo tôn giáo đó hơn 20 năm mà mẹ không thay đổi chút nào. Con sẽ học Pháp Luân Công từ chị cả. Mẹ nhìn xem chị ấy đã thay đổi nhiều thế nào, chị ấy không giống như mẹ, chị ấy không bao giờ tranh cãi với mọi người.” Nghe vậy, mẹ tôi vô cùng tức giận.

Tôi nói với mẹ: “Em con đã trưởng thành và có thể phân biệt được tốt xấu. Mẹ hãy để em tự quyết định theo tín ngưỡng nào. Mẹ đừng ép em phải theo tôn giáo của mẹ. Con thừa nhận rằng vị thần mà mẹ tín là vị thần tốt. Nhưng mẹ tín thế nào vậy? Hôm nay nói người này không tốt liền tranh cãi với người đó, ngày mai lại nói người kia không tốt lại tranh cãi với họ.” Mẹ tôi trả lời: “Là vì họ không tốt, vì họ không đúng nên mẹ mới tranh cãi với họ”. Tôi nói với mẹ: “Cứ cho là họ không tốt, họ không đúng, thì dù sao họ không tín gì cả, còn mẹ là người có tín ngưỡng; sao mẹ không tìm ở bản thân mình chứ? Sư phụ Lý dạy chúng con rằng là người tu luyện, khi gặp vấn đề thì trước tiên cần hướng nội vô điều kiện để tìm ở chính mình.”

Tôi đã đọc một bài thơ Hồng Ngâm của Sư phụ cho mẹ nghe:

“Tu luyện nhân
Tự trảo quá
Các chủng nhân tâm khử đích đa
Đại quan tiểu quan biệt tưởng lạc
Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã
Tranh thậm ma”

(Thùy Thị Thùy Phi, Hồng Ngâm III)

Tạm dịch

“Người tu luyện
Tự tìm lỗi
Các loại nhân tâm phải bỏ nhiều
Quan ải lớn nhỏ chớ rớt lại
Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa”

(Ai đúng ai sai, Hồng Ngâm III)

Tôi nói tiếp: “Đệ tử Đại Pháp luôn tu luyện tâm tính của mình, luôn hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cho dù người khác có nhìn thấy hay không.”

Tôi kể với mẹ rằng, có lần tôi và chồng đi trên một đoạn đường rất lầy lội, cả hai đều phải dùng giấy để lau giày. Vì đường quá bẩn, sau khi lau giày, con vứt tờ giấy bẩn xuống đất nhưng chồng con đã đem tờ giấy bẩn đó vứt vào thùng rác ở xa. Con lập tức nhận ra rằng chồng con chưa tu luyện mà khi đó đã hành xử tốt hơn con. Chúng ta tu luyện tâm của mình. Mọi việc chúng ta làm, ngay cả khi không có ai nhìn thấy thì Thần đều thấy.

Trước đây, mẹ tôi ít khi lắng nghe tôi nhưng lần này, mẹ đã bảo tôi kể nhiều hơn. Cuối cùng, bà nói: “Mẹ là theo đạo hơn 20 năm rồi, nhưng ngoài con ra, chưa ai nói với mẹ những điều này.” Tôi biết một khi tâm bà động, bà sẽ cải biến và trở nên tốt hơn.

Trước đây, em tôi thường xuyên cãi vã với chồng, thậm chí còn rầy la em rể vì những chuyện nhỏ nhặt. Tôi nói với em gái rằng mắng chửi người khác sẽ mất đức. Nếu muốn hai vợ chồng không cãi nhau nữa thì trước tiên em cần phải cải biến bản thân, trở thành người tốt. Em gái tôi sau đó hỏi tôi rằng đến khi nào thì em ấy được xem là trở nên tốt hơn. Tôi trả lời: “Khi em có thể coi mẹ chồng như mẹ đẻ của mình thì khi đó em sẽ được xem là người tốt hơn.”

Cả mẹ và em gái thứ hai của tôi hiện giờ đều đã thay đổi, rất ít khi cãi nhau. Hàng ngày, em gái tôi thường niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/12/470838.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/24/215992.html

Đăng ngày 13-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share