Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-12-2023] Gần đây, tôi đã tham gia một hạng mục cùng với hai đồng tu khác. Chúng tôi lắp đặt máy tính cho các học viên trong vùng của chúng tôi. Một hôm, cả ba chúng tôi hẹn gặp nhau tại nhà của đồng tu A và làm việc từ 8 giờ 30 sáng cho tới tối.

Sau khi phát chính niệm vào lúc 6 giờ chiều, tôi đề xuất cả nhóm cùng nhau học Pháp, vì các học viên không thể chỉ làm việc mà không học Pháp. Tuy nhiên, tôi thấy hai đồng tu đã không chú tâm vào việc học Pháp. Đồng tu A chỉ học được một vài trang sau đó quay ra làm việc trên máy tính, còn đồng tu B vừa làm việc vừa đọc Pháp khi đến lượt cô ấy. Nhìn thấy họ hành xử như vậy, tôi đã động tâm và nhắc họ cần chú trọng đến việc học Pháp. Tôi nói rằng họ sẽ hối hận không kịp nếu không rút ra bài học từ việc đã xảy ra với một đồng tu kỹ thuật đã qua đời do bị bức hại.

Sau khi về tới nhà, tôi cảm thấy rất căng thẳng, nghĩ đến việc họ chỉ làm việc mà không thực tu sẽ rất nguy hiểm. Tôi lo rằng họ có thể bị bức hại và điều đó có thể liên lụy tới mình. Trong đầu tôi còn nghĩ đến việc rời khỏi hạng mục, thậm chí là đi khỏi vùng đó. Chúng tôi có một căn nhà ở một thành phố khác nên tôi đã bàn với chồng về ý định rời xa quê nhà và chuyển đến sống ở ngôi nhà kia. Càng nghĩ về điều đó, tâm sợ hãi của tôi càng nổi lên. Tôi cảm thấy chán nản, mệt mỏi, và muốn rời đi ngay.

Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, nhớ lại tâm trạng chán nản và sợ hãi đêm qua, tôi biết có điều gì đó không ổn nên đã hướng nội và nhận ra tâm sợ hãi. Tôi đã liên hệ việc lơ là khi học Pháp với việc bị bức hại. Tuy nhiên, tôi không thể đắc Pháp nếu học Pháp để tránh bị bức hại, thay vì đề cao bản thân thông qua tu luyện. Đêm qua tôi đã rất lo vì chứng kiến các đồng tu không đặt tâm vào việc học Pháp. Kỳ thực, hành vi của họ chính là phản ánh bản thân mình.

Tôi nhận ra rằng mình cần hướng nội để tu luyện bản thân và không nên có tâm sợ hãi. Sư phụ đang bảo hộ cho tất cả các học viên. Tôi không nên bị động tâm bởi sự sợ hãi hay oán giận, vốn làm tôi trở nên mệt mỏi và thậm chí không có năng lượng để làm ba việc. Thực ra, yêu cầu đối với chúng ta là cần học Pháp, phát chính niệm và giảng chân tướng cho người thường. Mặc dù tâm sợ hãi của tôi góp phần tạo ra ảo giác về một mối đe dọa, nhưng vấn đề của các đồng tu sẽ không thể ảnh hưởng đến tôi.

Khi nhìn thấy vấn đề ở các đồng tu, tôi chỉ nên nhắc nhở họ mà không lo lắng quá mức, bởi vì tất cả các học viên đều được Sư phụ quản. Nếu tôi quá bận tâm tới vấn đề của người khác, tôi sẽ trở nên chấp trước vào những chấp trước của họ. Tôi không nên bị mắc lừa trong tình huống này. Khi đã suy nghĩ thấu đáo những vấn đề đó, tôi cảm thấy tràn đầy sinh lực và không còn chán nản, sợ hãi nữa. Ý nghĩ rời đi cũng không còn nữa.

Tôi tin rằng đi theo con đường do Sư phụ an bài thì mới là Chân. Người tu luyện chân chính cần phải vâng theo lời giảng của Sư phụ. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể phản bổn quy chân. Chúng ta cần phải thực tu, chứ không chỉ đơn thuần là nói suông. Uy lực của Đại Pháp rất là lớn. Sư phụ đã giảng Pháp cho chúng ta và cấp cho chúng ta hết thảy những gì cần có trên con đường tu luyện. Khi chúng ta dùng chính niệm và thần niệm để suy xét vấn đề và đo lường mọi việc, trường không gian, thế giới của chúng ta, và chúng sinh của chúng ta sẽ tỏa ánh sáng rực rỡ và mừng vui. Biểu hiện ở nhân gian chính là tâm thái bình hòa của chúng sinh.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/29/469905.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/7/214619.html

Đăng ngày 18-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share