Bài viết của Lan Chân, đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-12-2023] Từ khi bắt đầu tu luyện đến nay, tôi thực sự mong muốn trở thành một đệ tử Đại Pháp chân tu đạt tiêu chuẩn, nhưng tôi luôn cảm thấy mình không thể dung nhập vào Pháp, và điều đó khiến tôi rất khổ não. Khi nghe các bài chia sẻ trên trang web Minh Huệ, các đồng tu nói rằng học thuộc và chép Pháp là những cách tuyệt vời để đề cao trong tu luyện. Vì vậy, tôi cũng bắt đầu chép ChuyểnPháp Luân. Trong quá trình này, tôi thực sự cảm thấy việc chép Pháp thực sự đã giúp tôi đề cao rất nhiều trong tu luyện. Tôi muốn chia sẻ một số trải nghiệm của tôi về việc chép Pháp.

Chép Pháp giúp tôi kiên định tín tâm vào Sư phụ và Đại Pháp

Trước khi bắt đầu chép Pháp, tôi không có tín tâm đối với tu luyện của mình, luôn cảm thấy mình việc gì cũng không ổn, làm gì cũng không xong. Khi chép Chuyển Pháp Luân, đến đoạn:

“Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ; chư vị chỉ cần nguyện vọng [tu luyện] là đủ rồi.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi mới ngộ ra: thì ra cái suy nghĩ của tôi về “việc gì cũng không ổn, làm gì cũng không xong” thực ra là một biểu hiện của việc không tín Sư tín Pháp. Sau đó, tôi nghĩ: mình là đệ tử Đại Pháp, mình chưa làm được thì chỉ cần nỗ lực thì Sư phụ đều có thể giúp tôi làm được, tôi liền tin tưởng Sư phụ và Đại Pháp. Ý nghĩ “làm gì cũng không xong” không phải là chân ngã, mà là quan niệm hậu thiên, tôi không muốn những thứ đó. Dù không nhìn thấy, nhưng tôi có thể cảm nhận được rằng Sư phụ luôn ở bên cạnh tôi.

Mùa xuân năm nay, một đồng tu đã giúp tôi mua một chiếc máy in, thế là nhà tôi cũng nở một bông hoa nhỏ, trở thành một điểm sản xuất tài liệu. Một lần, khi đang in tài liệu giảng chân tướng, vì tôi thao tác nhầm nên máy in không hoạt động được, giấy bị kẹt bên trong không ra được, nhưng tôi không tìm được đồng tu kỹ thuật nào để giúp. Trong lúc vội, tôi đã cầu xin Sư phụ giúp tôi, thế là tờ giấy tự động chạy ra, nhưng máy in vẫn không hoạt động được. Tôi nói với máy in: “Tôi xin lỗi. Tại tôi sốt ruột quá nên mới thao tác sai. Tôi sai rồi. Sau này, tôi sẽ không phạm sai lầm như vậy nữa. Bạn hãy tự khôi phục bình thường trở lại đi.” Sau đó, tôi nghe các bài giảng của Sư phụ cùng chiếc máy in. Sau khi nghe xong một bài giảng, tôi bật lại máy in, và mọi thứ đã trở lại bình thường. Lúc đó, tôi xúc động đến nỗi nước mắt chảy dài trên má. Điều Sư phụ muốn thấy là cái tâm tín Sư tín Pháp của chúng ta thôi.

Chép Pháp giúp tôi tìm ra chấp trước vào tâm tật đố ẩn sâu

Trước khi bắt đầu chép Pháp, tôi hễ gặp vấn đề là luôn thích tranh bạn sai tôi đúng; nói chuyện với người khác thì hay cắt ngang; giao lưu với đồng tu thì muốn bày tỏ nhận thức này kia của mình. Tôi cũng biết như vậy là không đúng, cũng đã hướng nội nhiều lần, và tìm thấy cả đống chấp trước, nào là tâm hiển thị, tâm tranh đấu, v.v., nhưng vẫn luôn không thể trừ bỏ triệt để.

Tuy nhiên, khi chép Chuyển Pháp Luân, đến đoạn:

“[Khi] khí công sư mở lớp [giảng bài], có vị kia ngồi đó không phục: ‘A, khí công sư nào vậy, tôi chẳng buồn nghe mấy thứ đồ của ông ta’.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ ra rằng, thì ra thứ mà tôi lâu nay bỏ không nổi chính là cái tật xấu này, gốc rễ là tâm tật đố. Vì cảm thấy người khác không nói hay, nói đúng bằng tôi, nên tôi luôn cắt ngang. Đây là biểu hiện của việc không tôn trọng và coi thường người khác. Khi tôi nhận thức được điều này, trong tâm tôi dường như đã mở ra một cánh cửa sổ, tâm tôi chợt bừng sáng, thật không có từ ngữ nào có thể thể diễn tả được cảm giác đó. Tôi biết đó là Sư phụ đã giúp tôi vứt bỏ cái tâm tật đố khiến tôi cuồng vọng, tự cao tự đại, tự cho mình là đúng, và cảm thấy mình tốt hơn người khác. Kể từ đó, hễ gặp vấn đề, tôi đều xem tâm mình động thế nào, có phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp hay không, cũng làm được không cắt ngang lời người khác để bày tỏ quan điểm của mình nữa.

Chép Pháp khiến tôi hòa tan vào Pháp

Trước khi bắt đầu chép Pháp, có nhờ người khác giúp đỡ, tôi cũng không cảm ơn họ, lúc nào cũng nhìn vào khuyết điểm của người khác, lại còn lập tức chỉ ra khuyết điểm của họ, cho rằng thế là tốt cho họ. Tính tôi cũng rất nóng vội, thiếu trầm ổn, khiến mọi người có ấn tượng tôi là người nông cạn, bốc đồng, hồ đồ. Tôi cứ tưởng những hành vi này là do tôi không được giáo dục đầy đủ về văn hóa, phép tắc, lễ nghĩa, còn thiếu tu dưỡng.

Khi chép Pháp, tôi ngồi song bàn, yêu cầu nghiêm khắc với bản thân, làm được kính Sư kính Pháp, không nóng vội, học thuộc một câu rồi mới chép xuống. Dần dần, tôi học được cách dùng Pháp để đối chiếu với từng lời nói, hành vi của mình, minh bạch thế nào là tu dựa trên Pháp, dùng Đại Pháp để quy chính từng tư từng niệm của mình.

Khi làm việc nhà, tôi nghe băng ghi âm “Giải thể văn hóa Đảng”, và đối chiếu với ngôn hành của mình, phân rõ ra đâu là ảnh hưởng của văn hóa Đảng. Tôi nhận thức được rằng sở dĩ tôi không biết nói lời cảm ơn và hay nhìn vào khuyết điểm của người khác là vì tôi chưa có thiện tâm, chưa có lòng biết ơn, bị ảnh hưởng bởi văn hóa đảng rằng ta là vĩ đại, quang minh, chính trực, thích chỉnh người trị người. Dần dần, tôi phát hiện ra những người xung quanh tôi đều rất tốt, mỗi người đều có điểm sáng của họ, không còn cái suy nghĩ ai tốt ai xấu, ai đúng ai sai nữa, cảm thụ được cảnh giới tâm tính mà một đồng tu đã đề cập trong bài chia sẻ: “Trong thế giới tín ngưỡng, tất cả những người xung quanh bạn đều là những người mà bạn nên cảm ân. Trong thế giới tu luyện, tất cả những người xung quanh bạn đều là những người thành tựu bạn.” Tôi trở nên bình tĩnh, tường hòa, làm việc cũng trầm ổn. Các đồng tu xung quanh tôi đều nói những thay đổi ở tôi trong hai năm qua là rất lớn. Tôi biết, những thay đổi của tôi là nhờ Đại Pháp, là Đại Pháp của vũ trụ đang dung luyện tôi.

Lời kết

Chép Pháp đã cho tôi tín tâm vững chắc như bàn thạch. Những gì tôi đã làm còn cách rất xa so với yêu cầu của Pháp. Tuy nhiên, tôi tin tưởng sâu sắc rằng chỉ cần tôi có thể tu luyện một cách kiên định và thiết thực, thì tôi nhất định có thể thoát khỏi lớp da người này và theo Sư phụ về nhà.

Đây là thể ngộ ở tầng thứ tu luyện sở tại của tôi, mong được giao lưu cùng các đồng tu. Có điều gì không phù hợp với Pháp, mong các đồng tu chỉ chính.

Cảm tạ Sư tôn! Cảm ơn các đồng tu!

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/30/469205.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/5/214589.html

Đăng ngày 18-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share